Đề bài

Dung dịch nào sau đây có pH > 7?

  • A.

    HClO4

  • B.

    NaCl

  • C.

    NaOH

  • D.

    HF

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức về pH.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

NaOH là dung dịch base có pH > 7.

Đáp án C

Đáp án : C

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Làm chất chỉ thị màu từ hoa đậu biếc/bắp cải tím

 Chuẩn bị:

- Hoa đậu biếc (khoảng 50 g) hoặc bắp cải tím thái nhỏ (khoảng 100 g).

- Cốc thuỷ tinh 250 mL, nước sôi, đũa thuỷ tinh, lưới/ vải lọc.

- Các cốc (đã được dán nhãn) đựng giấm ăn, nước C sủi, nước rửa bát, nước soda, nước muối.

- Giấy pH hoặc máy đo pH.

Tiến hành:

– Ngâm khoảng 50 g hoa đậu biếc/100 g bắp cải tím đã được chuẩn bị vào 100 mL nước sôi trong khoảng 10 phút. Lọc bằng lưới lọc hoặc vải lọc, thu được dung dịch. Dung dịch này được sử dụng làm chất chỉ thị.

– Dùng máy đo pH (hoặc giấy pH) xác định pH của các dung dịch.

- Cho vài giọt chất chỉ thị lần lượt vào các dung dịch: giấm ăn, nước C sủi, nước rửa bát, nước soda, nước muối và khuấy đều. Quan sát sự đổi màu của các dung dịch.

Hoàn thành thông tin theo mẫu bảng sau vào vở:

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Đo pH của một cốc nước chanh được giá trị pH bằng 2,4. Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Nước chanh có môi trường acid.

B. Nồng độ ion [H+] của nước chanh là 10-2,4 mol/L.

C. Nồng độ ion [H+] của nước chanh là 0,24 mol/L.

D. Nồng độ của ion [OH-] của nước chanh nhỏ hơn 10-7 mol/L.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Một loại dầu gội đầu có nồng độ ion  là 10-5,17  mol/L.

a) Tính nồng độ ion H+ , pH của loại dầu gội nói trên.

b) Môi trường của loại dầu gội đầu trên là acid, base hay trung tính?

 

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Tính pH của dung dịch có nồng độ H+ là 10-2 M.

 
Xem lời giải >>
Bài 5 :

Quan sát Hình 2.7, cho biết khoảng pH thấp nhất và cao nhất ở các cơ quan trong hệ tiêu hóa của con người.

 

 

 
Xem lời giải >>
Bài 6 :

Các acid như acetic acid trong giấm ăn, citric acid trong quả chanh, oxalic acid trong quả khế đều tan và phân li trong nước. Chẳng hạn, acetic acid (CH3COOH) phân li theo phương trình sau:

a) Em hãy dự đoán vị chua của các acid trên được gây ra bởi ion nào.

b) Trong chế biến nước chấm, càng cho nhiều giấm ăn thì nước chấm càng chua. Khi đó, nồng độ của ion nào tăng lên?

c) Làm thế nào để xác định được nồng độ ion H+ trong dung dịch acid?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Giải thích vì sao nước nguyên chất có môi trường trung tính.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Giải thích vì sao khi thêm HCl vào nước nguyên chất thì dung dịch thu được có [H+] >10-7 M.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

 Sử dụng máy tính cầm tay để tính:

a) pH của các dung dịch có nồng độ H+ lần lượt là: 0,01 M; 0,5 M và 1 M.

b) Nồng độ H+ của các dung dịch có pH lần lượt là: 2,0; 7,4 và 14.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Giải thích vì sao việc thiếu acid trong dạ dày là một nguyên nhân gây nên bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hoá.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Vì sao có thể dùng thuốc muối NaHCO3, khi điều trị bệnh thừa acid trong dạ dày?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Đất nhiễm phèn có pH trong khoảng 4,5 - 5,0. Hãy giải thích vì sao người ta thường bón vôi bột (CaO) để cải tạo loại đất này.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Em hãy tìm hiểu giá trị và ý nghĩa của chỉ số pH ở một số bộ phận trong cơ thể con người.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Nước ép bắp cải tím có màu sắc phụ thuộc vào pH. Em hãy thiết lập bảng màu của nước ép bắp cải tím theo pH bằng cách sử dụng giấy chỉ thị pH và acid, base thích hợp.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Sưu tầm thông tin về ý nghĩa thực tiễn của pH trong đời sống và trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Bình thường, chỉ số pH của nước tiểu ở người dao động trong khoảng 4,5 – 8,0. Nếu pH của nước tiểu giảm xuống dưới 4,5 thì có nghĩa là bị dư acid, còn cao hơn 8,0 thì có nghĩa là bị dư kiềm. Sỏi thận là khối chất rắn hình thành trong thận, gây đau khi ngăn cản dòng nước tiểu từ thận xuống niệu quản. Một trong các dấu hiệu của bệnh sỏi thận là nước tiểu bị dư acid hoặc dư kiềm. Đề xuất cách làm đơn giản để có thể tiên lượng bệnh sỏi thận.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Khi mưa nhiều ngày liên tục có thể làm cho pH của nước ở ao, hồ giảm xuống dưới 6,5 và người ta thường rắc vôi bột để điều chỉnh pH. Giải thích.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Một dung dịch có\({\rm{(O}}{{\rm{H}}^{\rm{ - }}}{\rm{)  =  2}}{\rm{,5 x 1}}{{\rm{0}}^{{\rm{ - 10}}}}{\rm{ M}}\). Tính pH và xác định môi trường của dung dịch này.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Tính pH của dung dịch thu được sau khi trộn 40 mL dung dịch HCl 0,5 M với 60 mL dung dịch NaOH 0,5 M.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Một mẫu dịch vị có pH = 2,5. Xác định nồng độ mol của ion H+ trong mẫu dịch vị đó.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Đất chua là đất có độ pH dưới 6,5. Để cải thiện đất trồng bị chua, người nông dân có thể bổ sung chất nào trong các chất sau vào đất: CaO, P2O5? Giải thích.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Quan sát Hình 2.8, trình bày sự chuyển đổi màu sắc của các chất chỉ thị acid – base trong các dung dịch có độ pH khác nhau.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Tính pH của dung dịch có nồng độ OH- là 10-4 M.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Một học sinh làm thí nghiệm xác định độ pH của đất như sau: Lấy một lượng đất cho vào nước rồi lọc lấy phần dung dịch. Dùng máy pH đo được giá trị pH là 4,52.

 a) Hãy cho biết môi trường của dung dịch là acid, base hay trung tính.

b) Loại đất trên được gọi là đất chua. Hãy đề xuất biện pháp đề giảm độ chua, tăng độ pH của đất.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

pH của dung dịch nào sau đây có giá trị nhỏ nhất?

A. Dung dịch HCI 0,1 M.

B. Dung dịch CH3COOH 0,1 M.

C. Dung dịch NaCl 0,1 M.

D. Dung dịch NaOH 0,01 M.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Nước Javel (chứa NaClO và NaCl) được dùng làm chất tầy rửa, khử trùng. Trong dung dịch, ion ClO- nhận proton của nước để tạo thành HClO.

 a) Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra và xác định chất nào là acid, chất nào là base trong phản ứng trên.

b) Dựa vào phản ứng, hãy cho biết môi trường của nước Javel là acid hay base.

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Hoà tan hoàn toàn a gam CaO vào nước thu được 500 mL dung dịch nước vôi trong (dung dịch A). Chuẩn độ 5 mL dung dịch A bằng HCl 0,1 M thấy hết 12,1 mL.

a) Tính nồng độ Ca(OH)2 trong dung dịch nước vôi trong.

b) Tính lượng CaO đã bị hoà tan.

c) Tính pH của dung dịch nước vôi trong.

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Aspirin là một loại thuốc có thành phần chính là acetylsalicylic acid. Nếu hoà tan thuốc này vào nước, người ta xác định được pH của dung dịch tạo thành là 2,8. Tính nồng độ H+ và nồng \[{\rm{O}}{{\rm{H}}^ - }\]của dung dịch tạo thành.

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Một dung dịch baking soda có pH = 8,3.

a) Môi trường của dung dịch trên là acid, base hay trung tính?

b) Tính nồng độ ion H+ của dung dịch trên.

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Cho dung dịch HCl 1 M (dung dịch A) và dung dịch NaOH 1 M (dung dịch B).

a) Lấy 10 mL dung dịch A, thêm nước để được 100 mL. Tính pH của dung dịch sau khi pha loãng.

b) Lấy 10 mL dung dịch B, thêm nước để được 100 mL. Tính pH của dung dịch sau khi pha loãng.

Xem lời giải >>