Lập dàn ý cho đề bài sau: Trình bày ý kiến của em về tình bạn khác giới ở tuổi học trò
- Đọc kĩ văn bản
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
a. Mở bài
- Dẫn dắt, nêu vấn đề: nghị luận về tình bạn khác giới ở lứa tuổi học trò
b. Thân bài
- Giải thích: Thế nào là tình bạn khác giới tuổi học trò?
+ Bạn là người có cùng sở thích, cùng lí tưởng, quan niệm sống với chúng ta.
+ Tình bạn là tình cảm khăng khít giữa hai con người và nó vô cùng quan trọng trong cuộc sống
→ Tình bạn khác giới là tình bạn khi có cùng sở thích, cùng lí tưởng, quan niệm sống giữa bạn nam và bạn nữ.
- Bàn luận
+ Biểu hiện của tình bạn khác giới đẹp:
Bạn cho ta một bờ vai mỗi khi ta khóc, một điểm tựa khi ta rơi vào tuyệt vọng.
Bạn cho ta một bầu trời ánh sáng khi ta lạc bước vào thế giới tối tăm
Luôn bên ta dù cuộc đời có đổi thay, khi ta gặp hoạn nạn cũng như tìm thấy hạnh phúc.
Động viên, giúp đỡ, sẻ chia với nhau trong học tập lẫn cuộc sống.
Thẳng thắn góp ý, khuyên bảo để giúp nhau cùng tiến bộ.
Đối xử với nhau chân thành, tin tưởng, không màng vật chất
Không lừa dối, lợi dụng tình cảm, địa vị của nhau.
+ Ý nghĩa của tình bạn khác giới:
Tình bạn giúp ta hoàn thiện nhân cách.
Nhờ tình bạn, ta trưởng thành hơn, giàu nghị lực hơn trong cuộc sống
Tình bạn giúp ta cảm thấy cuộc sống trở nên vô cùng ý nghĩa.
- Phản đề:
+ Tình bạn cần được xây dựng trên những tình cảm, cảm xúc chân thành nhất. Đây là cơ sở để tình bạn được bền vững.
+ Phê phán những tình bạn giả dối, lợi dụng lẫn nhau. Tình bạn ấy sẽ không bao giờ lâu dài và vĩnh cửu.
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Tình bạn khác giới cũng như tất cả các tình bạn khác, là tình cảm thiêng liêng không thể thiếu trong cuộc đời mỗi con người.
+ Để duy trì được tình bạn khác giới tốt đẹp lâu dài cần biết chọn bạn để chơi. Học cách yêu thương, quan tâm, bao dung những lỗi lầm, sai sót của nhau. Sống chân thành, bảo vệ và tin tưởng lẫn nhau.
c. Kết bài
- Khái quát vấn đề nghị luận và rút ra kết luận chung.
Các bài tập cùng chuyên đề
Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Thơ tám chữ là thể thơ mỗi dòng có tám chữ, khổ thơ………….hoặc không chia khổ và cách nhịp…………..Về cách gieo vần, thơ tám chữ thường gieo vần…………….và vần………..thành từng cặp luân phiên bằng, trắc.
Nêu một vài điểm cần lưu ý khi làm một bài thơ tám chữ.
Vẽ sơ đồ bố cục đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ tám chữ.
Chọn một bài thơ tám chữ và viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nghĩ của em về bài thơ đó.
Thế nào là bài văn phân tích một tác phẩm thơ? Để viết được bài văn theo yêu cầu này, cần chú ý những gì?
Phát triển các ý đã nêu trong mục b) Tìm ý và lập dàn ý (SGK, trang 24) của đề văn “Phân tích bài thơ Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến” bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
- Hoàn cảnh ra đời, để tài và chủ đề của bài thơ Khóc Dương Khuê là gì?
- Nghệ thuật của bải thơ Khóc Dương Khuê có gì đặc sắc?
- Các yếu tố hình thức nghệ thuật đã làm nổi bật chủ đề bài thơ như thể nào?
- Qua bài thơ Khóc Dương Khuê, em có nhận xét gì về tình cảm và thái độ của tác giả đổi với người bạn của mình?
- Có thể học được gì về tình bạn tử bài thơ Khóc Dương Khuê?
Viết mở bài cho đề văn: Phân tích bài thơ Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến
Hãy viết đoạn văn so sánh, nêu lên một điểm giống nhau và một điểm khácnhau giữa hai văn bản Sông núi nước Nam và Nước Đại Việt ta (trích Đại cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi).
Yêu cầu của bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với tự nhiên):
Đề tài em chọn để viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với tự nhiên):
Mở bài |
||
Thân bài |
Luận điểm 1 |
|
Luận điểm 2 |
||
Luận điểm 3 |
||
Kết bài |
Những nội dung cần chỉnh sửa để hoàn thiện bài viết:
Em hãy nêu 1 số đề tài phù hợp với yêu cầu viết bài văn nghị luận về 1 vấn đề cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)
Chọn 1 trong số các đề tài ở bài tập 1, tìm ý, lập dàn ý và viết phần mở bài
Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống:
Đạo văn là hành vi………….lời nói, ý tưởng, quan điểm,…của người khác và coi nó như là của riêng mình. Đây là hành vi…………… trong học tập, nghiên cứu.
Để tránh lỗi đạo văn, chúng ta cần ................................... chính xác và đúng quy định khi sừ dụng lời nói, ý tưởng, quam điểm,......của người khác
Ở mục 3, phần Đọc, nhóm biên soạn đã dẫn nguồn văn bản Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi) như thế nào? Chỉ ra những yếu tố trong phần dẫn nguồn đó.
Tìm một ví dụ về việc dẫn nguồn lời nói, ý tưởng, quan điểm,…của người khác trong khi viết và chỉ ra các yếu tố trong phần dẫn nguồn đó.
Xác định phần trích dẫn được trích dẫn trong các trường hợp sau. Chỉ ra sự khác biệt giữa những phần trích dẫn đó.
a. Tài nguyên rừng đang bị thu hẹp từng ngày, diện tích rừng tự nhiên che phủ giảm dần do khai thác trái phép, đất rừng bị chuyển qua đất nông, công nghiệp, các loài sinh vật quý hiếm đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Theo báo cáo số liệu năm 2005 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Việt Nam là nước phá rừng nguyên sinh đứng thứ hai thế giới.
(Theo Hồ Quang Trung, Hãy yêu mến, bảo vệ thiên nhiên, ngày 6/6/2010, Ngữ văn 8, tập một, bộ sách Chân trời sáng tạo, NXB Giáo dục Việt Nam, 2024)
b. Năm 2000, khi sang thăm Việt Nam, trong buổi nói chuyện với sinh viên ở Hà Nội, Tổng thống Mỹ Biu Clin-ton (Bill Clinton) đã đọc thơ Hồ Xuân Hương dịch sang tiếng Anh. Ông Hen-ri Lốp-po (Henri Lopes), Phó Tổng Giám đốc UNESCO, trong bài tựa tập thơ Hồ Xuân Hương xuất bản ở Pa-ri (Paris) năm 1987, cũng đánh giá cao tài năng của nhà thơ bằng những lời nồng nhiệt: “Là nữ thi sĩ hay nữ nhạc sĩ, tôi không biết nữa, có điều nàng đã vĩnh viễn đổi thay vẻ đẹp những tiếng kêu thương của tâm hồn thoát ra trong bí mật những đêm tối hoặc những nơi cô tịch”.
(Theo Lưu Khánh Thơ, Kì nữ Hồ Xuân Hương - Đời và thơ, https://ct.qdnd.vn/, ngày 24/12/2021)
Chỉ ra phần dẫn nguồn các ảnh dưới đây:
Trình bày khái niệm kiểu bài văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật.
Với kiểu bài văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học, cần lưu ý điều gì khi phân tích nội dung chủ đề và những nét đặc sắc nghệ thuật?
Dùng Bảng kiểm kỹ năng viết văn bản nghị luận phân tích tác phẩm văn học chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật để tự đánh giá, rút kinh nghiệm từ văn bản Bài văn phân tích, đánh giá truyện ngắn “Bồng chanh đỏ.”
Thực hiện đề bài sau:
Đề bài:
Tình huống Câu lạc bộ đọc sách phát động viết bài tập san với chủ đề “Tình cảm gia đình qua một số tác phẩm văn học”
Nhiệm vụ:
Hãy chọn một tác phẩm em yêu thích biết về đề tài gia đình (thơ hoặc truyện), viết bài văn phân tích tác phẩm để gửi cho câu lạc bộ đọc sách.
Yêu cầu:
- Chọn được tác phẩm viết về đề tài gia đình (thơ hoặc truyện).
- Có luận điểm về chủ đề, những nét đặc sắc nghệ thuật.
- Phân tích được lý lẽ và bằng chứng phù hợp để làm sáng tỏ luận điểm.
Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) phân tích cảm xúc của Nguyễn Khuyến khi nghe tin người bạn (Dương Khuê) qua đời thể hiện trong đoạn thơ sau
Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta,
Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,
Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau,
(Nguyễn Khuyến, Khóc Dương Khuê)
Lập dàn ý cho bài văn phân tích bài thơ “Đau lòng lũ lụt miền Trung” của Phạm Ngọc San.
Yêu cầu kĩ năng phân tích tác phẩm văn học ở Bài 2 có gì khác so với yêu cầu viết phân tích ở Bài 1? Để viết được bài văn theo yêu cầu này, cần chú ý những gì?
Phát triển các ý đã nêu trong mục b) Tìm ý và lập dàn ý (SGK, trang 46) của bài tập “Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)” bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
- Nội dung chính của đoạn trích là gì?
- Nghệ thuật của đoạn trích có gì đặc sắc?
- Các yếu tố hình thức nghệ thuật ấy đã làm nổi bật nội dung của đoạn trích như thế nào?
- Qua đoạn trích, Nguyễn Du đã thể hiện được tấm lòng (chữ tâm) và tài năng (chữ tài) như thế nào?
Viết kết bài cho đề văn: Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du).
Hãy viết đoạn văn phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du).
Mục đích viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (thơ song thất lục bát):