Đề bài

a. “Rơi hoa kết mưa còn rả rích

Càng mưa rơi cánh tịch bóng dương

Bóng dương với khách tha hương

Mưa trong ý khách muôn hàng lệ rơi”

Dấu hiệu nhận biết biện pháp tu từ điệp vần:

Tác dụng:

b. “Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa

Một buổi trưa, nắng dài bãi cát

Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa

Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát”

Dấu hiệu nhận biết biện pháp tu từ điệp vần:

Tác dụng:

Phương pháp giải

Gợi nhớ kiến thức về biện pháp tu từ điệp thanh để chỉ ra và phân tích tác dụng.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Biện pháp tu từ điệp vần trong các trường hợp và tác dụng:

a. “Rơi hoa kết mưa còn rả rích

Càng mưa rơi cánh tịch bóng dương

Bóng dương với khách tha hương

Mưa trong ý khách muôn hàng lệ rơi”

- Biện pháp điệp vần: dương…hương

- Tác dụng: Nhấn mạnh sự cô đơn dưới “bóng dương” đã làm tâm trạng sầu càng thêm sầu, buồn càng thêm buồn. Sự cô đơn như bao trùm, cùng nỗi nhớ về vùng đất xưa mà “muôn hàng lệ rơi”

b. “Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa

Một trưa, nắng dài bãi cát

Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa

Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát”

- Biện pháp điệp vần: Xưa – trưa – đưa

- Tác dụng: Tạo nhịp điệu cho câu, nhấn mạnh những cảm xúc khi được trở lại quê mẹ.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Xác định biện pháp tu từ chơi chữ trong các trường hợp sau và nêu tác dụng của biện pháp này:

a. Có tài mà cậy chi tài

Chữ tài liền với chữ tai một vần.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

b. Tôi nghĩ bây giờ vấn đề đầu tiên là tiền đâu.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Sưu tầm một số câu nói của người thân, bạn bè và chính em (trong đó có sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ). Nêu đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ này trong mỗi trường hợp.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Nêu tác dụng của biện pháp điệp thanh trong hai dòng thơ sau:

Mây nhung pha màu thu trên đời

Sương lam phơi màu thu muôn nơi

(Bích Khê, Tỳ bà)

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Cho ngữ liệu sau:
Màu thời gian không xanh
Màu thời gian tím ngát
Hương thời gian không nồng
Hương thời gian thanh thanh

(Đoàn Phú Tứ, Màu thời gian)

a. Em có nhận xét gì về thanh điệu của các âm tiết trong các dòng thơ trên?

b. Việc sử dụng thanh điệu như vậy có tác dụng gì?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Theo em, sự hài hòa về âm thanh trong đoạn thơ dưới đây được tạo ra nhờ những yếu tố nào?

Đường trong làng: hoa dại với mùi rơm...

Người cùng tôi đi dạo giữa đường thơm.

(Huy Cận, Đi giữa đường thơm)

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Trong các tác phẩm dưới đây, tác phẩm nào viết bằng chữ Hán, tác phẩm nào viết bằng chữ Nôm, tác phẩm nào viết bằng chữ Quốc ngữ?

Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Mời trầu (Hồ Xuân Hương), Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái), Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi), Cảnh khuya (Hồ Chí Minh), Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi), Dọc đường xứ Nghệ (Sơn Tùng).

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Tìm cách diễn đạt phù hợp ở bên B và giải thích vì sao cách diễn đạt đó phù hợp với mỗi loại tác phẩm nêu bên A.

A. Tác phẩm

B. Được dịch hay phiên âm

a. Tác phẩm viết bằng chữ Hán

1) Được phiên âm ra chữ quốc ngữ

b. Tác phẩm viết bằng chữ Nôm

2) Được dịch sang tiếng Việt

3) Được dịch ra chữ Quốc ngữ

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Hãy tìm thêm một số ví dụ về các trường hợp sau trong chữ Quốc ngữ:

a) Trường hợp dùng nhiều chữ cái khác nhau để ghi cùng một âm. Ví dụ, ghi âm /k/ bằng các chữ c, k, q.....

b) Trường hợp dùng một chữ cái để ghi nhiều âm khác nhau. Ví dụ, dùng chữ a vừa để ghi âm /a/, vừa để ghi âm /ă/....

c) Trường hợp ghép nhiều chữ cái để ghi một âm. Ví dụ: ch, ng, kh…

Xem lời giải >>
Bài 9 :

phỏng âm) trong tiếng Hán để ghi một yếu tố trong tiếng Việt. Ví dụ, ghép thảo (yếu tố ghi nghĩa) với cổ (yếu tố mô phỏng âm) trong tiếng Hán để ghi yếu tố cỏ trong tiếng Việt (thảo + cổ = cỏ).

Dựa vào cách cấu tạo chữ Nôm được giới thiệu ở trên, hãy cho biết trong những chữ Nôm (được thể hiện dưới dạng chữ Quốc ngữ in đậm) dưới đây, yếu tố nào dùng để ghi nghĩa, yếu tố nào dùng để ghi âm.

a) chồng = trùng + phu

b) gái = nữ + cái

c) già = lão + trà

d) năm = nam + niên

e) trâu = ngưu + lâu

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Trong Chuyện người con gái Nam Xương, những trường hợp sau đây là điển tích, điển cố:...

Nếu SGK không chú thích, em có thể hiểu ý nghĩa của các câu văn có sử dụng điển tích, điển cố không?

Lí do:...

Xem lời giải >>
Bài 11 :

a. Các cụm từ in đậm ở 4 câu có đặc điểm chung sau đây:...

b. Nghĩa của các cụm từ in đậm và tác dụng của việc sử dụng cụm từ đó trong ngữ cảnh:

Cụm từ in đậm

Nghĩa của cụm từ in đậm

Tác dụng của việc sử dụng điển tích, điển cố trong câu

đâu còn có thể lên núi Vọng Phu kia nữa

vào nước xin làm ngọc Mỵ Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ

nghĩa khác Tào Nga, hờn không Tinh Vệ

ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam: 

Xem lời giải >>
Bài 12 :

a. sinh trong từ sinh thành có nghĩa:

sinh trong từ sinh viên có nghĩa

b. trong từ bá chủ có nghĩa:

trong cụm từ nhất hó bở ứng có nghĩa:

c. bào trong từ đồng bào có nghĩa:

bào trong từ chiến bào có nghĩa:

d. bằng trong từ công bằng có nghĩa:

bằng trong từ bằng hữu có nghĩa:

Xem lời giải >>
Bài 13 :

a. Từ Hán Việt có yếu tố kinh đồng âm với kinh trong từ kinh ngạc:

b. Từ Hán Việt có yếu tố đồng âm với trong từ kì lạ:

c. Từ Hán Việt có yếu tố nghi đồng âm với nghi trong từ đa nghi:

d. Từ Hán Việt có yếu tố ngộ đồng âm với ngộ trong từ tỉnh ngộ:

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Đặt câu với mỗi từ tìm được ở bài tập 2:

Xem lời giải >>
Bài 15 :

a. chính trong từ chính thể có nghĩa:

b. chỉnh trong từ chỉnh thể có nghĩa:

Lỗi dùng từ ở hai câu và cách sửa:...

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Nghĩa của hai từ cải biên và cải biến khác nhau ở chỗ:...

Điều tạo nên sự khác nhau về nghĩa giữa cải biên và cải biến:...

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Tìm các điển cố, điển tích (in đậm) được dùng trong Truyện Kiều (Nguyễn Du) nêu ở bên A ứng với nguồn gốc và nghĩa ở bên B.

A. Điển cố, điển tích

B. Nguồn gốc, nghĩa

a) Sông Tương một dải nông sờ, / Bên trông đầu nọ, bên chờ cuối kia.

1) Điển cố, bắt nguồn từ một câu trong sách cổ bên Trung Quốc: Tương cùng chi điệu kiển khúc mộc nhi cao phi... (Chim đã bi thương cố cung bán, thấy cây cong cũng sợ phải bay cao). Câu thơ của Nguyễn Du có điển cố này biểu thị sự cảm giác, nỗi lo lắng của nàng Kiều sau những hoạn nạn đã trải qua

b) Đang thu đã thẹn nàng Oanh, / Lại thua ả Lý bán mình hay sao?

2) Điển tích, lấy ý từ một chuyện xưa bên Trung Quốc: Đời nhà Chu có ông Lão Lai đã 70 tuổi, hãy còn cha mẹ. Một hôm, ông mặc áo ngũ sắc ra sân múa, rồi giả ngã, khóc như trẻ con để làm vui cho cha mẹ. Câu thơ có điển tích này nói về nỗi nhớ thương của Thuý Kiều đối với cha mẹ.

c) Sân Lai cách mấy nắng mưa, / Có khi gốc tử đã vừa người ôm?

3) Điển cố, dẫn theo sách Tình sử (Trung Quốc): Quán tại Tương giang đầu / Thiếp tại Tương giang vi / Tương tư bất tương kiến / Đồng ẩm Tương giang thuỷ. (Chàng ở đầu sông Tương / Thiếp ở cuối sông Tương / Nhớ nhau không thấy mặt / Cùng uống nước sông Tương). Câu thơ của Nguyễn Du có điển cố này miêu tả nỗi niềm tương tư của Kim Trọng sau khi gặp nàng Kiều

d) Thiếp như con én lạc đàn, /

Phải cung, rày đã sợ làn cây

cong!

4) Điển tích, dẫn theo một chuyện trong Hán thư: Cha nàng Đề Oanh phạm tội nặng, nàng dâng thư lên vua xin chuộc tội cho cha. Vua cảm lòng hiều thảo của nàng mà tha tội cho người cha. Câu thơ có điển tích này thể hiện sự hiếu nghĩa của Thuý Kiều khi quyết bán mình chuộc cha.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Dựa vào chú thích trong Truyện Kiều của Nguyên Du, giải thích nguồn gốc và ý nghĩa của các điển cố, điển tích (in đậm) trong những cầu dưới đây:

a. Trải qua một cuộc bể dâu,

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

b. Bấy lâu nghe tiếng má đào,

Mắt xanh chẳng để ai vào có không?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Tìm trong sách, báo (hoặc trên Internet) câu chuyện về điên tích gót chân A-sin. Viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) kể lại chuyện đó và nêu ý nghĩa của điển tích trên.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

a. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.

Cách chơi chữ:

Tác dụng:

b. Nấu đậu phụ cho cha ăn

Sắc ích mẫu cho mẹ uống.

Cách chơi chữ:

Tác dụng:

c. Giậu rào mắt cáo, mèo chui lọt

Rổ rức lòng tôm, tép nhảy qua.

Cách chơi chữ:

Tác dụng:

d. Bánh cả thùng sao gọi là bánh ít?

Trầu cả khay sao gọi là trầu không?

Cách chơi chữ:

Tác dụng:

e. Thấy nếp thì lại thèm xôi

Ngồi bên thùng gạo nhớ nồi cơm thơm.

Cách chơi chữ:

Tác dụng:

g. Con ngựa đá (1) con người đá (2), con ngựa đá (3) không đá con ngựa (4).

Cách chơi chữ:

Tác dụng:

h. Anh Hươu đi chợ Đồng Nai

Bước qua Bến Nghé, ngồi nhai thịt bò.

Cách chơi chữ:

Tác dụng:

i. Con cá đối bỏ vào trong cối đá;

Con mèo cái nằm trên mái kèo.

Cách chơi chữ:

Tác dụng:

k. Một trăm thứ dầu, dầu xoa không ai thắp;

Một trăm thứ bắp, bắp chuối chẳng ai rang;

Một trăm thứ than, than thân không ai quạt;

Một trăm thứ bạc, bạc tình chẳng ai mua.

Cách chơi chữ:

Tác dụng:

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Một trường hợp có sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ:

Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ trong trường hợp này:

Xem lời giải >>
Bài 22 :

a. Khóc anh không nước mắt

Mà lòng đau như thắt

Gọi anh chửa thành lời

Mà hàm răng dính chặt.

Dấu hiệu nhận biết biện pháp tu từ điệp thanh:

Tác dụng:

b. Ô hay buồn vương cây ngô đồng

Vàng rơi, vàng rơi thu mênh mông…

Dấu hiệu nhận biết biện pháp tu từ điệp thanh:

Tác dụng:

c. Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

Dấu hiệu nhận biết biện pháp tu từ điệp thanh:

Tác dụng:

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Các trường hợp điệp thanh theo từng nhóm âm tiết trong cùng một câu thơ:

Câu thơ

Nhóm thanh điệu được lặp

- Ví dụ: Mưa hoa rụng, mưa hoa xuân rụng

(bằng - bằng - trắc)

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Theo sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập một, bộ sách Chân trời sáng tạo, lực chọn nào sau đây không phải là tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin?

a. Cung cấp thông tin chi tiết một cách trực quan.

b. Cung cấp thêm thông tin về đối tượng mà chưa được thể hiện bằng ngôn ngữ.

c. Tăng cường tính hấp dẫn của thông tin được trình bày trong văn bản.

d. Làm nổi bật những thông tin quan trọng.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

UN là tên viết tắt của tổ chức quốc tế nào?

a. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc.

b. Tổ chức Y tế Thế giới.

c. Tổ chức Thương mại Thế giới.

d. Liên hợp quốc (Liên hiệp quốc)

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Đọc lại văn bản Vườn Quốc gia Cúc Phương (Bài 3, Ngữ văn 9, tập một, bộ sách Chân trời sáng tạo) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

a. Chọn loại phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp nhất và tóm tắt thông tin được trình bày trong phần văn bản Quần thể động, thực vật bằng loại phương tiện này.

b. Liệt kê (những) loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong phần văn bản Cảnh quan thiên nhiên và giá trị văn hoá và cho biết tác dụng của chúng trong việc biểu đạt thông tin.

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

a. Phân tích tác dụng của việc sử dụng phối hợp giữa phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong văn bản trên.

b. TTXVN là tên viết tắt của tổ chức nào?

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Giải thích tên viết tắt được in đậm trong các đoạn trích sau và cho biết đâu là tên viết tắt của tổ chức quốc tế:

a. “Các bạn hãy xem cát như tiền và dòng sông là ngân hàng. Con người là khách vay, và hiện tại chúng ta đang mắc nợ đầm đìa, tức đã khai thác quá nhiều so với khả năng cung cấp tự nhiên của dòng sông”, ông Mác-Gâu-chơi (Marc Goichot), Quản lí Chương trình Nước ngọt của WWF khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nói.

                                (Ngọc Tài - Hoàng Nam - Thu Hằng, Trả nợ dòng Mekong,     https://vnexpress.net/tra-no-dong-mekong-4641735.html, ngày 17.8.2023)

b. Vào tháng 10/2022, WHO đã bày tỏ lo ngại về tình trạng gia tăng các ca mắc lao mới trên toàn thế giới vào năm 2021. Theo dữ liệu của WHO, khoảng 10,6 triệu người đã mắc căn bệnh này trong năm 2021.

                       (TTXVN, WHO cảnh báo số ca tử vong do bệnh lao tại Châu Âu đang tăng trở lại, https://nhandan.vn/who-canh-bao-so-ca-tu-vong-do-benh-lao- tai-chau-au-dang-tang-tro-lai-post744595.html, ngày 24.3.2023)

c. Với niềm đam mê, sự hết lòng với nghề và tâm nguyện được phụng sự cho sự nghiệp điện ảnh của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung, mảng phím Kí sự Truyền hình của TFS đã gây được tiếng vang và có đóng góp rất đáng kể. Chúng ta có thể dễ dàng kể ra hàng loạt tác phẩm kí sự như: Mekong kí sự, Kí sự hoả xa, Kí sự sông Hằng, Ki sự "Hành trình theo chân Bác".

              (Thanh Nhàn, Huyền thoại “Mekong kí sự", https://www.htv.com.vn/huyen-thoai-mekong-ky-su, ngày 1.5.2020)

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Tìm tên viết tắt của các tổ chức quốc tế ở bên A ứng với tên tiếng Việt ở bên B:

A. Tên viết tắt

B. Tên tiếng Việt

a) AFF (Asean Football Federation)

1) Liên minh Châu Phi

b) APEC (Asia-Pacific Economic Cooperation)

2) Hội nghị Á - Âu

c) ASEM (Asia-Europe Meeting)

3) Liên đoàn Bóng đá Quốc tế

d) AU (African Union)

4) Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương

e) FIFA (Fédération Internationale de Football Association)

5) Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Tìm tên viết tắt của các tổ chức quốc tế phù hợp với chỗ có kí hiệu ★ trong những câu dưới đây:

a) Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (★) và Ngân hàng Thế giới (★), kinh tế thế giới năm 2003 đạt mức tăng trưởng 3,2%. (Theo Phí Như Chanh)

b) Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (★) là một sự kiện quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của nước ta. (Theo Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế quốc tế)

Xem lời giải >>