Những dấu hiệu nào giúp bạn phân biệt lời người kể chuyện Như những ngọn gió và lời nhân vật?
- Xem lại tri thức ngữ văn về lời kể chuyện trong văn bản tự sự.
- Nêu dấu hiệu để phân biệt lời người kể chuyện với lời nhân vật.
Trong đoạn trích, lời nhân vật và lời kể liền mạch với nhau. Tuy nhiên, lời nhân vật chỉ xuất hiện sau từng lời dẫn thoại và được để trong ngoặc kép. Như vậy, các câu được đặt trong ngoặc kép là lời nhân vật, còn lại là lời người kể chuyện.
Các bài tập cùng chuyên đề
Phân tích điểm nhìn được thể hiện trong đoạn trích Như những ngọn gió.
Lời của người kể chuyện trong đoạn trích Như những ngọn gió đã cung cấp cho người đọc những thông tin gì?
Đoạn trích Như những ngọn gió là một phần trong truyện ngắn Thương nhớ đồng quê của Nguyễn Huy Thiệp. Theo bạn, những chi tiết nào ở đoạn trích có mối liên hệ với nhan đề của truyện?
“Mẹ tôi bảo: “Ở đâu chẳng thế, chỗ nào cũng toàn là người”. Chú Phụng thì khác, chú Phụng đã đi nhiều nơi, chú Phụng bảo tôi khi chỉ có hai chú cháu với nhau: “Trong thiên hạ không phải chỉ có người đâu, có các thánh nhân, có yêu quái”.
So sánh quan niệm của “mẹ tôi” và “chú Phụng” qua lời nói của từng nhân vật trong Như những ngọn gió. Người kể chuyện thể hiện sự tán thành quan điểm của nhân vật nào?
Theo bạn, đoạn trích Như những ngọn gió nằm ở phần nào của tác phẩm? Dựa vào đâu mà bạn có suy đoán như vậy