Đề bài

Hãy đọc và ghi chép vắn tắt kết quả đọc hiểu một bài trong tập thơ mà em đã lựa chọn.

Phương pháp giải

- Chọn và đọc một tập thơ ,và ghi chép vắn tắt kết quả đọc hiểu

- Chú ý vận dụng cách đọc hiểu và ghi chép một số thông tin cơ bản như:

+ Đề tài, chủ đề và nội dung cảm xúc bao trùm bài thơ.

+ Đặc điểm thể loại và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu.

+ Câu, chữ hình ảnh,..... cụ thể gây ấn tượng trong bài thơ.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Bài Trao duyên (trích Truyện Kiều - 12 câu đầu):

Trao duyên

Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim ,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kỳ,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
Chiếc thoa với bức tờ mây
Duyên này thì giữ, vật này của chung.
Dù em nên vợ nên chồng,
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên!
Mất người còn chút của tin,
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.
Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ gió cây,
Thấy hiu hiu gió, thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.
Dạ đài cách mặt, khuất lời,
Rảy xin chén nước cho người thác oan.
Bây giờ trâm gãy bình tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.
Phân sao phận bạc như vôi?
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim Lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!

- Nhan đề: Trao duyên

- Thể thơ: lục bát

- Đề tài:  thể hiện bi kịch trong tình yêu của Thúy Kiều .Qua đó thể hiện tiếng kêu đau đớn của tác giả về số phận con người trong xã hội phong kiến.

- Chủ đề: Nói với người em về nỗi đau khổ về chuyện tình tình yêu bi kịch, đứng giữa chữ hiếu và chữ tình Thúy Kiều báo hiếu cha mẹ nên đành nhờ cậy em giữ trọn lấy mối lương duyên còn dang dở.

- Nghệ thuật:  Bằng hình thức độc thoại và kết hợp sử dụng giữa ngôn ngữ trang trọng với lối nói dân giản dị, tác giả đã thể hiện đặc sắc diễn biến tâm trạng phức tạp và bế tắc của Thúy Kiều trong đêm trao duyên.

- Những câu thơ, hình ảnh ấn tượng: 

“Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Em hãy thực hiện hoạt động trước khi đọc một tập thơ tự chọn theo sở thích và giới thiệu kết quả thực hiện hoạt động.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Em hãy hoàn thành các hoạt động đọc một tập thơ đã lựa chọn (theo cá nhân hoặc theo nhóm) và ghi lại kết quả các hoạt động đó để chuẩn bị cho việc viết bài giới thiệu một tập thơ.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Em hãy thực hiện hoạt động trước khi đọc một tập truyện ngắn hoặc tiểu thuyết theo sở thích và giới thiệu kết quả thực hiện hoạt động.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Hãy đọc và ghi chép vắn tắt kết quả đọc hiểu một truyện ngắn hoặc một chương tiểu thuyết trong tập truyện hoặc cuốn tiểu thuyết mà em đã lựa chọn.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

 Em hãy hoàn thành các hoạt động đọc một tập truyện ngắn hoặc tiểu thuyết đã lựa chọn (theo cá nhân hoặc theo nhóm) và ghi lại kết quả các hoạt động đó để chuẩn bị cho việc viết bài giới thiệu một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

 Hãy chỉ ra đoạn văn giới thiệu thông tin chung về tập thơ. Đó là các thông tin nào?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Người viết đã lựa chọn giới thiệu những điều gì về nội dung và nghệ thuật của tập thơ?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Theo em, nếu không bị giới hạn về dung lượng, bài viết có nên sử dụng các dẫn chứng để phân tích, làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật của tập thơ Quốc âm thi tập không? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Xác định các nội dung thông tin chính của bài giới thiệu tập truyện ngắn Gió đầu mùa, từ đó, trình bày lại bằng một sơ đồ.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Dựa vào nội dung bài viết trên, nếu viết bài giới thiệu tập truyện ngắn Gió đầu mùa của Thạch Lam cho thầy, cô, các bạn và những người quan tâm, em thấy có thể thay đổi cách trình bày không (ví dụ: đặt các tiêu mục, sử dụng ngôi thứ nhất – xưng “tôi” khi viết giới thiệu và bổ sung hình ảnh cho bài giới thiệu)? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Theo em, bài giới thiệu một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc tiểu thuyết cần đảm bảo những yêu cầu gì về nội dung thông tin, về bố cục, cách trình bày?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Hãy viết bài giới thiệu một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc tiểu thuyết.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Hãy trình bày, giới thiệu một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết mà em đã lựa chọn để đọc và viết bài giới thiệu ở trên (có thể lựa chọn hình thực giới thiệu theo cá nhân hoặc theo nhóm).

 
Xem lời giải >>
Bài 14 :

Mối quan hệ giữa thói quen, quy tắc và kĩ năng là gì?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Vì sao cần hình thành thói quen và kĩ năng đọc sách?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Qua văn bản trên, bạn rút ra được bài học gì về việc đọc sách?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Văn bản trên gồm mấy phần?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Trong đoạn đầu, người giới thiệu tập thơ đã trình bày những gì?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Tác giả đã giới thiệu với người đọc những thông tin gì về tập thơ trong đoạn 2 và 3 của văn bản?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Xác định nội dung của đoạn cuối trong văn bản.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Qua bài viết này, bạn học được điều gì từ cách viết Lời giới thiệu sách của tác giả?

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Xác định bố cục của bài viết.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Nhan đề của bài viết có hấp dẫn, tạo sự thu hút đối với người đọc hay không?

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Trong đoạn thứ nhất, người viết đã nêu những thông tin chung nào về tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng?

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Nội dung của đoạn thứ hai đến đoạn thứ năm là gì?

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Tác giả đã thuyết phục người đọc nên đọc Lá cờ thêu sáu chữ vàng bản song ngữ bằng những dẫn chứng nào?

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Trong đoạn cuối, tác giả đã khuyến khích người đọc nên đọc tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng bằng cách nào?

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Hãy chỉ ra những điểm giống và khác nhau về nội dung, cấu trúc của văn bản 1 và 2.

Xem lời giải >>