Đề bài

Sử dụng định nghĩa căn bậc ba, chứng minh rằng \(\sqrt[3]{{7 + 5\sqrt 2 }} = \sqrt 2  + 1\).

Phương pháp giải

Căn bậc ba của số thực a là số thực x thỏa mãn \({x^3} = a\) (kí hiệu là \(\sqrt[3]{a}\)).

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Theo định nghĩa, \(\sqrt[3]{{7 + 5\sqrt 2 }}\) là một số thực x thỏa mãn \({x^3} = 7 + 5\sqrt 2 \).

Vì vậy, để chứng minh \(\sqrt[3]{{7 + 5\sqrt 2 }} = \sqrt 2  + 1\) chỉ cần chứng tỏ \({\left( {\sqrt 2  + 1} \right)^3} = 7 + 5\sqrt 2 \)

Thật vậy áp dụng hằng đẳng thức \({\left( {a + b} \right)^3} = {a^3} + 3{a^2}b + 3a{b^2} + {b^3}\) ta có:

\({\left( {\sqrt 2  + 1} \right)^3} = {\left( {\sqrt 2 } \right)^3} + 3{\left( {\sqrt 2 } \right)^2} + 3\sqrt 2  + 1 \\= 2\sqrt 2  + 6 + 3\sqrt 2  + 1 = 7 + 5\sqrt 2 \)

Vậy \(\sqrt[3]{{7 + 5\sqrt 2 }} = \sqrt 2  + 1\).

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Thể tích V của một khối lập phương được tính bởi công thức: \(V = {a^3}\) với a là độ dài cạnh của khối lập phương. Viết công thức tính độ dài cạnh của khối lập phương theo thể tích V của nó.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Mỗi biểu thức sau có phải là một căn thức bậc ba hay không?

a. \(\sqrt[3]{{2{x^2} - 7}}\);

b. \(\sqrt[3]{{\frac{1}{{5x - 4}}}}\);

c. \(\frac{1}{{7x + 1}}\).

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Tính giá trị của \(\sqrt[3]{{{x^3}}}\) tại \(x = 3;x =  - 2;x =  - 10\). 

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Cho căn thức bậc ba \(\sqrt[3]{{\frac{2}{{x - 1}}}}\). Biểu thức đó có xác định hay không tại mỗi giá trị sau?

a. \(x = 17\).

b. \(x = 1\).

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Tìm điều kiện xác định cho mỗi căn thức bậc ba sau:

a. \(\sqrt[3]{{{x^2} + x}}\)

b. \(\sqrt[3]{{\frac{1}{{x - 9}}}}\)

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Tìm điều kiện xác định cho mỗi căn thức bậc ba sau:

a. \(\sqrt[3]{{3x + 2}}\)

b. \(\sqrt[3]{{{x^3} - 1}}\)

c. \(\sqrt[3]{{\frac{1}{{2 - x}}}}\)

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Tìm công thức tính thể tích V của hình lập phương có cạnh bằng a. Từ đó giải thích vì sao \(a = \sqrt[3]{V}\).

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Bán kính r(m) của quỹ đạo của một vệ tinh (giả sử quỹ đạo của vệ tinh là đường tròn) được ước tính bởi công thức \(r = \sqrt[3]{{\frac{{GM{t^2}}}{{4{\pi ^2}}}}}\), trong đó \(G\left( {N{m^2}/k{g^2}} \right)\) là hằng số hấp dẫn vũ trụ, M(kg) là khối lượng của Trái Đất và t(s) là thời gian để vệ tinh hoàn thành một quỹ đạo (nguồn: http://courses.lumenlearning.com/suny-osuniversityphysics/chapter/13-4-satellite-orbits-and-energy/). Hãy ước tính bán kính của quỹ đạo của vệ tinh có thời gian hoàn thành một quỹ đạo là \(2,{6.10^6}\) giây, biết rằng \(G = \frac{{6,67}}{{{{10}^{11}}}}\left( {N{m^2}/k{g^2}} \right)\) và \(M = 5,{98.10^{24}}\left( {kg} \right)\) (làm tròn kết quả đến hàng nghìn).

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Biểu thức \(\sqrt[3]{{{x^3}}}\) bằng biểu thức nào dưới đây?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Biến đổi nào sau đây là đúng?

A. \(\sqrt[3]{{{{\left( {2x - 1} \right)}^3}}} =  - \left( {2x - 1} \right)\).

B. \(\sqrt[3]{{{{\left( {2x - 1} \right)}^3}}} = 2x - 1\).

C. \(\sqrt[3]{{{{\left( {2x - 1} \right)}^3}}} = \left| {2x - 1} \right|\).

D. \(\sqrt[3]{{{{\left( {2x - 1} \right)}^3}}} =  - \left| {2x - 1} \right|\).

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Rút gọn các biểu thức sau:

a) \(\sqrt[3]{{{{\left( {1 - \sqrt 2 } \right)}^3}}}\);

b) \(\sqrt[3]{{{{\left( {2\sqrt 2  + 1} \right)}^3}}}\);

c) \({\left( {\sqrt[3]{{\sqrt 2  + 1}}} \right)^3}\).

Xem lời giải >>