Đề bài

Các thiết bị điện, điện tử mà chúng ta sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất hiện nay như: bóng đèn, ti vi, máy giặt, tủ lạnh, điều hoà, quạt điện, động cơ điện,.. chủ yếu dùng dòng điện xoay chiều. Vậy, dòng điện xoay chiều là gì? Nó có những đại lượng đặc trưng gì và các đo các đại lượng đó như thế nào?

Phương pháp giải

Vận dụng lí thuyết về đặc trưng của dòng điện xoay chiều

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Dòng điện xoay chiều là dòng điện có cường độ biến thiên điều hoà theo thời gian.

Dòng điện xoay chiều có các đại lượng đặc trưng là:

- Giá trị hiệu dụng (U): dùng đồng hồ đo vạn năng ở thang đo dòng điện xoay chiều.

- Giá trị cực đại (Imax): Sử dụng máy hiện sóng để quan sát dạng sóng của dòng điện xoay chiều và xác định giá trị cực đại.

- Tần số (f): Sử dụng đồng hồ đo tần số hoặc máy hiện sóng.

- Chu kỳ (T): tính toán bằng công thức \(T = \frac{1}{f}\)

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Điện lưới cung cấp trong các hộ gia đình là dòng điện xoay chiều. Vậy dòng điện xoay chiều có đặc điểm gì?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Hãy thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Mô tả các phương pháp đo điện áp và tần số của dòng điện xoay chiều.

2. Thiết kế phương án đo điện áp hiệu dụng và tần số của dòng điện xoay chiều bằng đồng hồ đo điện đa năng.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Mục đích thí nghiệm: Đo được tần số và điện áp xoay chiều giữa hai đầu điện trở R trong đoạn mạch điện xoay chiều chỉ chứa điện trở R.

Dụng cụ (Hình 1.1): Điện trở \(R = 10\Omega \) (1), đồng hồ đo điện đa năng (2), băng lắp mạch điện (3), dây nối (4), máy phát âm tần (máy phát tần số) (5).

 

A. Đo tần số dòng điện xoay chiều

Thiết kế phương án:

- Tìm hiểu các dụng cụ thực hành (chức năng đo tần số của đồng hồ đo điện đa năng).

- Vẽ sơ đồ mạch điện đo tần số dòng điện xoay chiều.

Tiến hành:

- Lắp ráp dụng cụ theo sơ đồ mạch điện đề xuất.

- Đặt tần số đầu ra máy phát âm tần ở 50 Hz.

- Điều chỉnh máy phát âm tần để điện áp đầu ra lần lượt là 1,0 V; 1,5 V; 2,0 V.

- Đọc giá trị tần số dòng điện xoay chiều trên đồng hồ đo điện đa năng và ghi giá trị này vào vở theo mẫu Bảng 1.1.

 

Giá trị tần số lấy gần đúng đến 0,01 Hz.

Thực hiện các yêu cầu sau:

1. So sánh tần số dòng điện đo được ở các giá trị điện áp đầu ra khác nhau. Rút ra nhận xét.

2. Tính giá trị trung bình của tần số đo được.

B. Đo điện áp xoay chiều giữa hai đầu điện trở R

Thiết kế phương án:

- Tìm hiểu các dụng cụ thực hành (chức năng đo điện áp xoay chiều của đồng hồ đo điện đa năng).

- Vẽ sơ đồ mạch điện đo điện áp xoay chiều.

Tiến hành:

- Lắp ráp dụng cụ theo sơ đồ mạch điện đề xuất.

- Điều chỉnh máy phát âm tần để điện áp đầu ra luôn là 2,0 V.

- Thay đổi tần số đầu ra máy phát âm tần lần lượt theo các giá trị: 50 Hz, 75 Hz, 100 Hz.

- Đọc giá trị điện áp xoay chiều trên đồng hồ đo điện đa năng và ghi giá trị này vào vở theo mẫu Bảng 1.2.

 

Giá trị điện áp lấy gần đúng đến 0,1 mV.

Thực hiện các yêu cầu sau:

1. Giá trị điện áp đo được giữa hai đầu điện trở trong Bảng 1.2 có giá trị cực đại hay giá trị hiệu dụng của điện áp xoay chiều? Giải thích.

2. So sánh các giá trị điện áp đo được giữa hai đầu điện trở R khi thay đổi tần số của dòng điện. Rút ra nhận xét.

3. Tính giá trị trung bình của điện áp đo được giữa hai đầu của điện trở.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Nếu thay điện trở R bằng tụ điện (hoặc cuộn dây) thì các giá trị điện áp xoay chiều giữa hai đầu tụ điện (hoặc cuộn dây) có thay đổi theo tần số dòng điện xoay chiều không? Tiến hành thí nghiệm kiểm chứng.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Sử dụng cảm biến dòng điện và cảm biến điện thế để đo cường độ và điện áp xoay chiều giữa hai đầu điện trở \(R = 12\Omega \) thu được kết quả như đồ thị Hình 1.2a và Hình 1.2b dưới đây:

 

Từ đồ thị biểu diễn trong Hình 1.2a và Hình 1.2b, hãy thực hiện các yêu cầu sau:

1. So sánh tần số, pha ban đầu của cường độ dòng điện và điện áp xoay chiều.

2. Viết biểu thức cường độ dòng điện và điện áp xoay chiều.

3. Tìm mối liên hệ giữa cường độ dòng điện cực đại và điện áp cực đại với điện trở R. Rút ra mối liên hệ giữa cường độ dòng điện hiệu dụng và điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở. Mối liên hệ này có tuân theo định luật Ohm hay không?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

So sánh công suất tỏa nhiệt trung bình với công suất cực đại của dòng điện xoay chiều hình sin chạy qua điện trở R.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Hiện nay, dòng điện xoay chiều được dùng rộng rãi trong sản xuất và đời sống. Chúng ta đã biết mô tả cường độ dòng điện và điện áp xoay chiều bằng các công thức đại số. Ngoài cách này, còn có cách mô tả trực quan hơn không?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Cường độ dòng điện và điện áp xoay chiều được biểu diễn bằng đồ thị như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Một dòng điện xoay chiều có cường độ được mô tả bằng

\(i = 5\cos (100\pi t - \frac{\pi }{4})\) A với t được đo bằng s.

a) Tìm cường độ dòng điện cực đại Io, tần số góc ω và chu kỳ T của dòng điện này.

b) Vẽ phác đồ thị mô tả cường độ dòng điện i theo thời gian t.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Dựa vào đồ thị Hình 1.2, hãy xác định:

a) chu kì T và tần số f của dòng điện i.

b) công thức mô tả cường độ dòng điện i theo thời gian t.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Ở Hình 1.3, điện áp giữa hai đầu đoạn mạch đổi dấu tại các thời điểm nào?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Công suất tỏa nhiệt trên điện trở R liên hệ như thế nào với công suất cực đại của dòng điện xoay chiều hình sin chạy qua R.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Dùng công thức lượng giác \({\cos ^2}\alpha  = \frac{{1 + \cos 2\alpha }}{2}\), chứng minh rằng: \(\overline {{{\cos }^2}\omega t}  = \frac{1}{2}\).

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Phát biểu định nghĩa cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Mạng điện xoay chiều ở Việt Nam có điện áp hiệu dụng là 220 V. Hãy tìm giá trị điện áp cực đại.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Hãy viết công thức điện áp uAN và uMB được biểu diễn ở Hình 1.4.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Cường độ dòng điện cực đại chạy qua điện trở R là 2 A. Biết R = 20 Ω, hãy tính công suất tiêu thụ ở điện trở.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Làm thế nào để đo được tần số, cường độ dòng điện hiệu dụng và điện áp hiệu dụng của đoạn mạch điện xoay chiều bằng đồng hồ đo điện đa năng?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Dựa trên các dụng cụ ở trường của mình, hãy thiết kế phương án thí nghiệm đo tần số, cường độ dòng điện hiệu dụng và điện áp hiệu dụng trong một đoạn mạch điện xoay chiều mắc nối tiếp như Hình 1.6.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Mục đích

Khảo sát được đoạn mạch xoay chiều RLC mắc nối tiếp bằng dụng cụ thực hành và rút ra mối liên hệ giữa U và I.

Hình 1.6. Mạch điện RLC mắc nối tiếp

Dụng cụ

• Đồng hồ đo điện đa năng (1) và (2).

• Điện trở (3).

• Cuộn dây đồng có lõi thép (4).

• Tụ điện (5).

• Bảng lắp mạch điện và dây dẫn điện.

• Biến áp nguồn (không thể hiện ở hình 1.7)

Phương án thí nghiệm

• Tìm hiểu công dụng của từng dụng RLC mắc nối tiếp cụ đã cho.

• Thiết kế phương án thí nghiệm với các dụng cụ này.

Tiến hành

a) Đo tần số, cường độ và điện áp dòng điện xoay chiều

Hình 1.7. Bố trí dụng cụ thí nghiệm

• Mắc mạch điện theo sơ đồ Hình 1.6 (đồng hồ đo điện đa năng 1 mắc nối tiếp với R là ampe kế, đồng hồ đo điện đa năng 2 mắc song song với R là vôn kế). Dùng dây dẫn điện nối hai điểm A và B với biến áp nguồn (Hình 1.7).

• Bật biến áp nguồn, vặn núm xoay của đồng hồ đo điện đa năng 2 sang thang đo điện áp xoay chiều. Đọc giá trị UR và ghi kết quả vào vở theo Bảng 1.1.

• Lần lượt mắc đồng hồ đo điện đa năng 2 vào hai đầu cuộn dây, hai đầu tụ điện và hai đầu đoạn mạch để đo điện áp hiệu dụng UL, UC. Đọc các giá trị UL, UC và ghi kết quả vào vở theo Bảng 1.1.

• Vặn núm xoay của đồng hồ đo điện đa năng 2 sang thang đo tần số, đặt hai que đo của đồng hồ này vào hai đầu đoạn mạch. Đọc giá trị tần số và ghi kết quả vào vở theo Bảng 1.1.

Kết quả

b) Mối liên hệ giữa I và U

• Tiếp tục mắc đồng đồ đo điện đa năng 2 vào hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp. Đọc giá trị UAB và ghi kết quả vào vở theo Bảng 1.2.

• Đọc giá trị IAB trên đồng hồ đo điện đa năng 1 và ghi kết quả vào vở theo bảng 1.2.

Kết quả

Bảng 1.2 là kết quả đo UAB và IAB trong một lần làm thí nghiệm.

UAB (V)

2

4

6

8

10

IAB (mA)

2,32

4,64

6,96

9,28

11,60

\(\frac{{{U_{AB}}}}{{{I_{AB}}}}\)

?

?

?

?

?

Từ kết quả thí nghiệm ở Bảng 1.2, hãy rút ra mối liên hệ giữa UAB và IAB.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Tìm hiểu các thang đo điện áp hiệu dụng, cường độ dòng điện hiệu dụng và tần số dòng điện xoay chiều của đồng hồ đo điện đa năng.

Khi dùng đồng hồ đo điện đa năng để đo cường độ dòng điện, điện áp và tần số của dòng điện xoay chiều, cần lưu ý gì về vị trí của núm xoay thay đổi thang đo và chốt cắm của hai que đo ở Hình 1.8.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Thảo luận, đề xuất phương án và thực hiện phương án đã đề xuất để đo cường độ dòng điện hiệu dụng, điện áp hiệu dụng và tần số của đoạn mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp bằng các dụng cụ ở trường của bạn.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Hãy viết biểu thức cường độ dòng điện và điện áp xoay chiều. Giải thích các đại lượng. So sánh giá trị hiệu dụng và giá trị cực đại của cường độ dòng điện, điện áp.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Từ đồ thị cường độ của dòng điện xoay chiều theo thời gian ở Hình 1.2, hãy xác định:

a) Biên độ, tần số, chu kì, tần số góc, pha ban đầu, cường độ dòng điện hiệu dụng.

b) Biểu thức cường độ dòng điện tức thời.

c) Khoảng thời gian cường độ dòng điện tăng trong chu kì đầu tiên.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Từ các dụng cụ thí nghiệm như Hình 1,4, đề xuất phương án thí nghiệm đo tần số và điện áp của dòng điện xoay chiều từ đầu ra của biến áp nguồn.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Báo cáo kết quả thí nghiệm (số liệu minh hoạ)

- Xác định độ chia nhỏ nhất của phép đo tần số, điện áp trên đồng hồ.

- Tính giá trị trung bình, sai số và viết kết quả. Nhận xét giá trị tần số đo được với tần số đã biết của mạng lưới điện.

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Thay biến áp nguồn bằng máy phát âm tần, thực hiện lại phép đo biên độ và tần số của tín hiệu xoay chiều do máy phát âm tần tạo ra.

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Đặt vào hai đầu điện trở R một điện áp u biến thiên điều hoà theo thời gian. Từ thời điểm t1 đến thời điểm t2 điện áp u giảm từ giá trị 12V đến 3V thì cường độ dòng điện qua mạch tương ứng giảm từ giá trị i1 = 1,6 A đến i2. Tìm i2

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Dựa vào biểu thức dung kháng \({Z_C} = \frac{1}{{\omega C}}\) , giải thích tại sao tụ điện lại không cho dòng điện một chiều đi qua.

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Dựa vào biểu thức cảm kháng \({Z_L} = \omega L\), tìm mối quan hệ giữa u và i khi đặt điện áp không đổi vào hai đầu cuộn cảm thuần.

Xem lời giải >>