Đề bài

Đọc văn bản Tác gia Nguyễn Trãi và lập niên biểu Nguyễn Trãi và nhận xét về cuộc đời, con người ông.

Phương pháp giải

- Đọc lại phần tiểu sử Nguyễn Trãi trong SGK Ngữ văn 10, tập 1, tr.6.

- Tham khảo một số tài liệu khác về Nguyễn Trãi.

- Nêu nhận xét về cuộc đời và con người ông
Lời giải của GV Loigiaihay.com

* Niên biểu về cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Trãi:

- Nguyễn Trãi (1380 - 1442 ) là con của Nguyễn Ứng Long (sau đổi thành Nguyễn Phi Khanh) và bà Trần Thị Thái (con của Trần Nguyên Đán).

- Sớm mồ côi mẹ, hai cha con đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) cùng năm (1400) và làm quan dưới Triều Hồ.

- Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị chúng đưa sang Trung Quốc. “Nợ nước thù nhà”, Nguyễn Trãi tìm vào Lam Sơn theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa. Ông đã góp phần to lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc.

- Ông giúp Lê Lợi tiến hành cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, hăm hở tham gia công cuộc xây dựng đất nước nhưng bị bọn gian thần dèm pha, bị nghi oan và không được tin dùng.

- Năm 1439, ông xin về ở ẩn tại Côn Sơn. Năm 1440, Lê Thái Tông mời ông ra giúp nước trở lại. Năm 1442 vụ án Lệ Chi Viên xảy ra, mãi đến năm 1464 vua Lê Thánh Tông mới minh oan cho ông.

* Nhận xét về con người, cuộc đời Nguyễn Trãi:

- Nguyễn Trãi là một vị anh hùng dân tộc, nhân vật toàn tài số một trong lịch sử phong kiến Việt Nam, đồng thời cũng là người chịu nỗi án oan thảm khốc hiếm có trong lịch sử. 

- Qua cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, chúng ta thấy được ông là một nhân cách lớn, một nhà văn hoá lớn, nhà tư tưởng lớn. 

- Nguyễn Trãi là người đã có nhiều đóng góp trên các lĩnh vực: văn học, lịch sử, địa lí. Đặc biệt, ông có những đóng góp lớn về văn học với ba mảng sáng tác chính: văn chính luận, thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 : Nội dung chính văn bản Tác gia Nguyễn Trãi là gì?
Xem lời giải >>
Bài 2 :

Bạn hãy kể tên một số tác gia văn học trung đại Việt Nam có đóng góp quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữa nước của dân tộc.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Hãy chia sẻ một vài thông tin về tác giả mà bạn ngưỡng mộ.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Chú ý vai trò của Nguyễn Trãi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Chú ý nội dung cơ bản của tư tưởng nhân nghĩa trong thơ văn Nguyễn Trãi.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Biểu hiện của tình yêu thiên nhiên và nỗi niềm thế sự trong văn bản Tác gia Nguyễn Trãi

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Đóng góp quan trọng của Nguyễn Trãi ở từng thể loại: văn chính luận, thơ chữ Hán, thơ chữ Nôm.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Vị trí của Nguyễn Trãi trong nền văn học trung đại Việt Nam.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Dựa vào những thông tin trong văn bản Tác gia Nguyễn Trãi, hãy nêu ấn tượng sâu sắc nhất của bạn về cuộc đời và con người Nguyễn Trãi.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Điều gì đã tạo nên giá trị đặc sắc trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Nêu cảm nhận của bạn về tâm hồn Nguyễn Trãi qua những bài thơ viết về thiên nhiên.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Đọc những vần thơ Nguyễn Trãi viết về nỗi niềm thế sự, bạn hình dung như thế nào về con người tác giả?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Văn chính luận của Nguyễn Trãi đã từng thể hiện sức tác động mạnh mẽ như thế nào? Những yếu tố nào đã làm nên sức mạnh đó?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Hãy kể tên những tác phẩm văn học, nghệ thuật mà bạn biết nói về cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân Nguyễn Trãi.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Sưu tầm một bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi và viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) giới thiệu bài thơ đó.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Đọc văn bản Tác gia Nguyễn Trãi và phân tích nội dung cơ bản của tư tưởng nhân nghĩa trong thơ văn Nguyễn Trãi.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Đọc văn bản Tác gia Nguyễn Trãi và phân tích một đặc điểm của hình tượng thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Đọc văn bản Tác gia Nguyễn Trãi và cho biết Nguyễn Trãi đã gửi gắm trong thơ viết về thế sự những nỗi niềm tâm sự gì?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Đọc văn bản Tác gia Nguyễn Trãi và nêu những yếu tố cơ bản làm nên sức thuyết phục trong văn chính luận của Nguyễn Trãi.

Xem lời giải >>