Đề bài

Viết bài văn phân tích đoạn trích Những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê Minh Khuê trong SGK (tr. 42 – 47).

 

Phương pháp giải

Áp dụng kiến thức viết bài văn phân tích

 
Lời giải của GV Loigiaihay.com

Lê Minh Khuê đã xây dựng thành công hình ảnh những người con gái Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ trong Những ngôi sao xa xôi. Truyện ngắn giống như một bài ca về tinh thần của những nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.

Đây là câu chuyện của ba người con gái tên Phương Định, Nho và chị Thao; được kể dưới góc nhìn thứ nhất của nhân vật Phương Định. Họ không những đẹp về ý chí kiên cường mà còn đẹp trong đời sống tâm hồn. Phương Định thích hát, hay hát, thích bịa bài hát và thích đi mơ mộng về những chuyện xa cũ. Cô có ước mơ trở thành một cô kiến trúc sư hay đi hát cho một đồng đội đồng ca nào đó. Nho có một cá tính rất đặc biệt, rất thuần hậu vui vẻ nhưng cũng rất bướng lì. Chị Thao là một người con gái đã có chồng chị ước mai này chị là y sĩ còn chồng chị là đại úy, chị hát không hay nhưng lại thích chép bài hát, chị có ba cuốn sổ chép đầy bài hát.

Ba cô gái sống trong một cái hang dưới chân cao điểm. Nơi này đạn bom luôn làm rung chuyển mặt đất. Công việc của họ là trinh sát mặt đường, đo khối lượng đất đá cần để lấp hố bom, phát hiện, đếm những quả bom nổ chậm, và tìm cách phá bom để bảo vệ con đường. Nơi ở là nơi nguy hiểm, công việc thì luôn phải đối đầu với cái chết. Bên cạnh đó, họ phải chịu đựng nhiều khó khăn, thiếu thốn. Nhưng ở họ, ta lại cảm nhận được một tinh thần đoàn kết sâu sắc. Họ như kết thành một khối, có sức mạnh để vượt qua tất cả.

Trong truyện ngắn, nhà văn Lê Minh Khuê đã khám phá ra đằng sau vẻ đẹp dịu dàng của Phương Định là một tâm hồn đầy sức mạnh và lòng dũng cảm của một người chiến sĩ. Điều này thể hiện trong những lần Phương Định phá bom. Đó là lúc Phương Định để lộ mình trên cao điểm, và cảm nhận sự hiểm nguy sát ngay bên cạnh. Nhưng cũng chính giây phút đó, cô gái thanh niên xung phong không thấy mình đơn độc. "Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi lom khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới". Những cử chỉ của cô khi phá bom rất chuẩn xác: cẩn thận bỏ gói thuốc nổ cạnh quả bom, khoan đất, chạy lại chỗ núp, nép người vào bức tường, nhìn đồng hồ... Những lúc như thế, Phương Định cũng có nghĩ đến cái chết, nhưng tinh thần trách nhiệm và khát khao hoàn thành nhiệm vụ mạnh mẽ hơn. Phương Định hiểu rõ ý nghĩa việc mình làm, thế nên đối mặt với cái chết, cô vẫn chủ động, bình tĩnh, dũng cảm và sẵn sàng hi sinh cho con đường ra trận được thông suốt. Đó chính là vẻ đẹp tâm hồn cao cả của cô và đồng đội!

Là một cô gái thanh niên xung phong anh dũng, nhưng trái tim Phương Định lại dịu dàng và chan chứa yêu thương, nhất là đối với những người đồng đội cô xem như ruột thịt. Khi thấy Nho bị bom vùi, Phương Định cuống cuồng bới đất cứu bạn, và chăm sóc Nho với tất cả tấm lòng người chị em gái. Đối với chị Thao, Phương Định cũng hiểu rõ tính cách, sở thích và những tâm tình của bạn, sẵn sàng giúp đỡ và sẻ chia tâm sự. Nghe giọng hát rất chua của chị Thao, Phương Định cảm thấy sự thân thiết và niềm động viên khi tình thế nước sôi lửa bỏng. Cũng như Thao và Nho, Phương Định có một tâm hồn trong sáng, nhạy cảm. Trong những ngày xa Hà Nội, cô nhớ da diết những hình ảnh thân thương của quê hương, nhớ xe bán kem, nhớ cả những ngôi sao xa xôi trên bầu trời Hà Nội. Đó là những kỷ niệm đẹp đẽ mà Phương Định đã gói ghém làm hành trang khi tham gia vào cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc đánh Mỹ.

Có thể nói, ở ba cô gái này, ta cảm nhận những nét tính cách đối lập: họ vừa là người chiến sĩ dũng cảm, gan dạ, sẵn sàng hi sinh cho Tổ quốc, vừa là ba cô gái hồn nhiên, đầy nữ tính và có lòng yêu quê hương đất nước lắng sâu da diết. Đó không phải chỉ là vẻ đẹp tâm hồn của riêng họ, mà là nét đẹp tâm hồn chung của những con người Việt Nam trẻ tuổi thời đại chống Mỹ cứu nước.

 

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Em hãy nêu một số đề tài có thể viết theo yêu cầu của kiểu bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hoá)

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Em hãy lựa chọn một trong những đề tài đã nêu ở bài tập 1 và viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 – 10 câu) kể lại chuyến đi đó.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống:

Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do thuộc kiểu văn........., thể hiện .......... của người viết về một bài thơ tự do.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Điền vào bảng sau những điểm giống và khác nhau giữa đoạn văn nghị luận ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ tự do.

 

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.

Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do.

Giống

 

Khác

 

 

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Điền vào chỗ trống:

Thơ tự do là thể thơ mà người viết không bị ràng buộc vào…………. khi sáng tác.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) chia sẻ cảm nghĩ về một bài thơ tự do mà em yêu thích.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Lập dàn ý cho đề bài sau: Viết bài văn phân tích bài thơ Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan).

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Viết bài văn phân tích bài thơ Cảnh khuya (Hồ Chí Minh).

CẢNH KHUYA

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 377)

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Thế nào là bài văn kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội để lại cho bản thân và người tham gia suy nghĩ và tình cảm sâu sắc? Để viết được bài văn theo yêu cầu này cần chú ý những gì? 

 
Xem lời giải >>
Bài 10 :

Tìm hiểu đề văn: Kể lại một chuyến đi đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc

 
Xem lời giải >>
Bài 11 :

Viết mở bài cho đề văn: Kể lại một hoạt động xã hội giàu ý nghĩa 

 
Xem lời giải >>
Bài 12 :

Đọc lại ngữ liệu tham khảo Chuyến thăm bệnh nhi tại bệnh viện Ung bướu, bài Sắc thái của tiếng cười (Ngữ văn 8, tập một), đối chiếu với Bảng kiểm kĩ năng viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân suy nghĩ, tình cảm sâu sắc, bài Sắc thái của tiếng cười (Ngữ văn 8, tập một) để trả lời các câu hỏi sau:

a. Mở bài đã giới thiệu được hoạt động xã hội sẽ kể chưa? Chỉ ra câu văn giới thiệu hoạt động đó.

b. Ở thân bài, người viết đã kể lại được những sự việc nào của hoạt động xã hội mà mình đã tham gia?

c. Bài viết đã sử dụng kết hợp (những) yếu tố nào bên cạnh phương thức tự sự? Theo em, việc sử dụng kết hợp này đã mang lại hiệu quả gì cho bài viết ?

d. Người viết đã nêu cảm nghĩ gì ở phần kết bài? Theo em, vì sao người viết cần nêu cảm nghĩ sau khi đã kể lại hoạt động?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Chuyên mục “Đoàn viên làm theo lời Bác" của tập san trường em phát động cuộc thi viết về một hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia hoặc chứng kiến. Hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) để tham gia cuộc thi.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ là gì? 

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Tìm hiểu ngữ liệu trong SGK, trang 50 theo yêu cầu của phiếu học tập sau: 

PHIẾU HỌC TẬP 

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: 

“Khi cha tôi còn sống, không biết cha tôi đã dạy truyền miệng cho tôi lúc nào mà tôi thuộc lòng, xúc động và nhớ mãi những câu thơ sau đây trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan: 

Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà, 
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi, tiều vài chú 
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

Trong trí tưởng tượng, Bà Huyện Thanh Quan đã đưa tôi đến Đèo Ngang dùng vào buổi chiều tà. Chỉ có hai người trên đỉnh đèo mà ngắm cảnh “Có cây chen đá, lá chen hoa". Ngoài sân gác thượng, trước chỗ cha tôi nằm, có mấy cây si, đinh lăng trồng trong chậu và ít được tưới tắm nên càng khẳng khiu, một núi non bộ cũng vì cảnh làm ăn của nhà tôi sa sút nên mốc rêu và nhiều khi tưởng chết khô hết cả mấy núi có cây ghép đá. Nhưng với cảnh cây cô và núi non này, tôi đã tưởng tượng thêm ra sự heo hút của những câu thơ trên kia. Tuổi lên bảy, lên tám của tôi khi ấy lại còn được những rung động này nữa:

Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.

Không ai bày cách cho tôi cảm xúc, nhưng tôi cứ nghe thấy những tiếng đanh đanh khắc khoải “cuốc cuốc” vang lên. Và hai tiếng “non, nước” dào dạt như có sóng. Sau đó, cả cảnh vật đều lặng đi để dâng lên một cái gì bảng bạc và trong trắng như sương tuyết.”.

(Theo Nguyên Hồng. Một tuổi thơ văn, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2006)

a. Nếu hai chi tiết trong bài thơ mà tác giả tập trung thể hiện cảm nghĩ.

b. Đánh dấu các từ ngữ, câu văn trong văn bản thể hiện các hội thông tin dưới đây và nối các hộp thông tin đó với phần văn bản đã được đánh dấu.

- Từ ngữ bộc lộ trực tiếp cảm xúc của tác giả

- Các câu văn miêu tả những tưởng tượng mà bài thơ gợi ra trong cảm nhận của tác giả

- Các câu văn miêu tả những liên tưởng mà bài thơ gợi ra trong cảm nhận của tác giả

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Những nội dung nào cần chú ý khi viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ sáu chữ, bảy chữ? 

A) Đọc kĩ bài thơ để hiểu nội dung và nghệ thuật của tác phẩm 

B) Chọn yếu tố nội dung hay nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ gây ấn tượng cho em 

C) Tìm đọc các bài cảm nhận, phân tích về bài thơ, ghi lại các từ khóa thể hiện cảm xúc của người viết và sử dụng chúng để diễn đạt cảm xúc của em về bài thơ 

D) Viết đoạn văn nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về bài thơ (hoặc đoạn thơ, khổ thơ,...) và làm rõ vì sao em lại có cảm xúc, suy nghĩ như vậy 

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Hãy phát triển dàn ý được nêu trong SGK, trang 51 cho đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Nắng mới của tác giả Lưu Trọng Lư.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Tự ra hai đề bài tương tự như đề bài được nêu trong mục 2.1. Thực hành viết theo các bước (SGK, trang 51). Chọn một trong hai đề để lập dàn ý.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Hãy chọn trong số các dàn ý mà em đã phát triển (bài tập 4) hoặc đã lập (bài tập 5) để viết thành đoạn văn. Tự đọc và chỉnh sửa theo gợi ý của mục d (SGK, trang 51). 

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Viết bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ theo đề tài tự chọn (về quê hương, gia đình, người thân, bạn bè, trường lớp,...) theo hướng dẫn trong SGK, trang 52.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Trình bày những yêu cầu của bài văn phân tích một tác phẩm văn học.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Lập dàn ý cho bài văn phân tích truyện Tí bụi.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Dựa vào dàn ý trên, hãy viết bài văn (không quá 800 chữ) phân tích truyện ngắn Tí bụi của nhà văn Quế Hương.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Các yêu cầu của kiểu bài viết kể lại chuyến tham quan một di tích lịch sử, văn hóa:…

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Đề tài em chọn để viết bài văn kể lại chuyến tham quan một di tích lịch sử, văn hóa:…

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Lập dàn ý cho bài viết theo đề tài đã chọn:

Mở bài

 

Thân bài

Ý 1

 

Ý 2

 

Ý 3

 

Ý 4

 

Kết bài

 

 

 

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Những nội dung cần rà soát, chỉnh sửa để hoàn thiện bài viết:…

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Hoàn thành nội dung sau để xác định khái niệm của kiểu bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên.

Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên thuộc kiểu ..........., được viết để ..............................................

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Xác định yêu cầu của kiểu văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên.

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Trong quá trình trải nghiệm viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên, em nhận thấy bản thân và bạn cùng nhóm/ lớp cần phải lưu ý (những) vấn đề gì?

Xem lời giải >>