Có nhiều phân cảnh trong các vở chèo cổ được biểu diễn trên sân khấu như một tác phẩm độc lập: Xã trưởng - Mẹ Đốp, Lão Say, Cu Sứt, Thầy bói đi chợ,... Người xem có thể thưởng thức trọn vẹn cái hay của chúng mà không cần nằm được toàn bộ tích trò (tích truyện) của vở diễn. Hiện tượng này liên quan đến nhận định nào trong đoạn trích Chèo? Vì sao bạn xác định như vậy?
- Đọc kĩ đoạn trích.
- Liên hệ các phân cảnh với nhận định trong đoạn trích và lý giải.
Có nhiều phân cảnh trong các vở chèo cổ được biểu diễn trên sân khấu như một tác phẩm độc lập: Xã trưởng – Mẹ Đốp, Lão Say, Cu Sứt, Thầy bói đi chợ,... Người xem có thể thưởng thức trọn vẹn cái hay của chúng mà không cần nắm được toàn bộ tích trò (tích truyện) của vở diễn. Hiện tượng này liên quan đến nhận định sau đây trong đoạn trích: “Đôi khi những nhân vật này gây ra tiếng cười không liên quan trực tiếp đến vở diễn, vì hề (hay thầy bói, lão say,...) có thể bình luận về các nhân vật, về xã hội nói chung. Có thể xác định như vậy là vì trong câu dẫn trên, tác giả đã dùng cụm từ “không liên quan trực tiếp đến vở diễn”. Một khi trong vở chèo có những nội dung hay những cảnh, màn, lớp đi chệch khỏi cốt truyện chung của tích chèo thì kịch bản chèo có thể được thu gọn lại và các cảnh, màn, lớp nói trên có đủ tư cách tồn tại như những tiểu phẩm độc lập.
Các bài tập cùng chuyên đề
Thông tin chính mà đoạn trích Chèo đưa lại là gì?
Đặc điểm, tính chất, ý nghĩa nào của vai hề trên sân khấu chèo đã được nói đến trong đoạn trích Chèo?
Đọc kĩ văn bản Chèo và cho biết khi nói về vai hề trên sân khấu chèo truyền thống của Việt Nam, tác giả đã mở rộng sự liên hệ, so sánh như thế nào? Sự liên hệ, so sánh ấy có ý nghĩa gì? (Lưu ý: đoạn trích lấy từ một cuốn sách song ngữ Việt – Anh, hưởng tới cả độc giả nước ngoài).
Bạn có thêm cảm nhận gì về sân khấu chèo truyền thống sau khi đọc đoạn trích Chèo?