Người bộc lộ cảm xúc trong bài thơ Ngọn đèn đứng gác là ai? Cảm xúc bộc lộ trong bài thơ là gì và vận động, phát triển như thế nào?
Đọc kĩ văn bản
- Người bộc lộ cảm xúc trong bài thơ là một người lính trên đường đi đánh giặc. Cảm xúc bộc lộ trong bài thơ là niềm tự hào, xúc động trước tình cảm của nhân dân với những người lính, với miền Nam, với đất nước.
- Cảm xúc vận động, phát triển:
+ 7 dòng thơ đầu: Trên đường đi đánh giặc, người lính bắt gặp hình ảnh những ngọn đèn dầu trong đêm thâu.
+ 16 dòng thơ tiếp theo: Từ hình ảnh ngọn đèn, nhà thơ liên tưởng tới tình cảm của cả nước với miền Nam và tình cảm của miền Nam với cả nước.
+ 4 dòng thơ cuối: Cảm nhận về ý nghĩa của những ngọn đèn – tình yêu đất nước của nhân dân – đối với cuộc kháng chiến.
Các bài tập cùng chuyên đề
Xác định thể thơ của bài thơ Ngọn đèn đứng gác và nếu căn cứ để xác định thể thơ.
Hình ảnh xuyên suốt bài thơ Ngọn đèn đứng gác là gì? Nêu ý nghĩa của hình ảnh đó.
Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ sau:
Những ngọn đèn không bao giờ nhắm mắt
Như những tâm hồn không bao giờ biết tắt,
Như miền Nam
Hai mươi năm
Không đêm nào ngủ được,
Như cả nước
Với miền Nam
Đêm nào cũng thức.
Em có cảm nhận như thế nào về cảm hứng chủ đạo của bài thơ Ngọn đèn đứng gác?