1. Một bể nước có dạng hình hộp chữ nhật với chiều dài 3 m. Lúc đầu bể không có nước. Sau khi đổ vào bể 120 thùng nước, mỗi thùng chứa 20 lít nước thì mực nước của bể dâng cao 0,8 m.
a) Tính chiều rộng của bể nước
b) Người ta đổ thêm 60 thùng nước thì đầy bể. Hỏi bể nước cao bao nhiêu mét?
2. Một cái bục lăng trụ đứng có kích thước như hình dưới:
a) Người ta muốn sơn tất cả các mặt của bục. Diện tích cần phải sơn là bao nhiêu?
b) Tính thể tích của cái bục
1. a) Tính thể tích nước đổ vào.
Tính chiều rộng bể = Thể tích : (chiều cao . chiều dài)
b) Tính thể tích bể.
Tính chiều cao bể = Thể tích : ( chiều dài . chiều rộng)
2. a) Diện tích toàn phần = diện tích xung quanh + diện tích 2 đáy
Diện tích xung quanh lăng trụ đứng = chu vi đáy . chiều cao
Diện tích tam giác vuông = cạnh góc vuông . cạnh góc vuông : 2
b) Thể tích lăng trụ = Diện tích đáy . chiều cao
1. a) Thể tích 120 thùng nước là: 120 . 20=2400 (l) = 2,4 m3
Chiều rộng của bể nước là: 2,4 : (3.0,8) = 1 (m)
b) Thể tích 60 thùng nước là: 60 . 20 = 1200 (l) = 1,2 m3
Do người ta đổ thêm 60 thùng nước nữa thì đầy bể, nên thể tích của bể là: V = 2,4 + 1,2 = 3,6 (m3)
Chiều cao của bể là: 3,6 : (3.1) = 1,2 (m)
2.
Bục có dạng hình lăng trụ tam giác có đáy là tam giác vuông có các cạnh lần lượt là 6cm, 8cm, 10cm; chiều cao là 3cm.
a) Diện tích xung quanh lăng trụ là: Sxq = (6+8+10) . 3 = 72 (cm2)
Diện tích đáy của lăng trụ là: Sđáy = 6.8:2=24 (cm2)
Diện tích cần sơn là: S = Sxq +2. Sđáy = 72 + 2.24 = 120 (cm2)
b) Thể tích lăng trụ là: V = Sđáy . h = 24 . 3 = 72 (cm3)