Đọc đề bài dưới đây:
Đề bài: Bạn hãy giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của truyện kể mà bạn đã chọn để viết bài phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về chủ đề và hình thức nghệ thuật.
Bạn hãy:
a. Tìm ý cho bài nói bằng cách dựa vào bài nghị luận đã viết để xác định những ý cần nhấn mạnh và những ý có thể lược bỏ.
b. Lập dàn ý cho bài nói bằng cách sử dụng Phiếu giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể (bài 1, tr.30)
c. Tự luyện tập và trình bày bài nói theo dàn ý đã chuẩn bị. Sau đó, sử dụng bảng kiểm để tự đánh giá kĩ năng giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể thông qua phần luyện tập.
d. Lập danh sách các câu hỏi và những phản hồi mà bạn dự kiến người nghe sẽ đưa ra để chuẩn bị nội dung trao đổi.
Đọc kĩ yêu cầu đề, xác định yêu cầu và trả lời.
a.
Những ý cần nhấn mạnh: giá trị nội dung, nghệ thuật.
Những ý có thể lược bỏ: một số lời kể lại chi tiết về câu chuyện.
b.
Chào thầy/ cô và các bạn. Mình là Tuệ Nhi, hôm nay mình sẽ thuyết trình về vấn đề giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng. Cả lớp mình cùng lắng nghe nhé!
Ếch ngồi đáy giếng là câu chuyện không còn quá xa lạ với mỗi chúng ta đúng không ạ? Ếch ngồi đáy giếng là một trong những truyện ngụ ngôn hay và nổi bật nhất, mượn hình ảnh chú ếch sống trong giếng để nói về những người có tầm nhìn hạn hẹp, thiển cận nhưng lại rất huênh hoang, tự đại để rồi nhận một kết cục không đẹp. Chủ đề của câu chuyện này đề cập đến tầm hiểu biết hạn hẹp và thái độ huênh hoang của con người – một tính cách khá phổ biến trong đời sống xã hội.
Đầu tiên, mình xin được tóm tắt câu chuyện. Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, xung quanh chỉ có nhái, cua, ốc, chúng rất sợ tiếng kêu của ếch. Ếch tưởng mình oai như vị chúa tể và coi trời bé bằng cái vung. Năm trời mưa to khiến nước mưa ngập giếng và đưa ếch ra ngoài, quen thói cũ ếch đi lại nghênh ngang đã bị một con trâu đi ngang dẫm bẹp.
Và để tạo nên thành công cho truyện và giúp chúng ta nhìn nhận ra những bài học sâu sắc thì không thể quên sự đóng góp của giá trị nội dung cùng giá trị nghệ thuật trong tác phẩm. Trước hết là giá trị nội dung. Vì bản chất, Ếch ngồi đáy giếng thuộc thể loại truyện ngụ ngôn nên nội dung truyện chủ yếu là đưa ra những bài học để răn dạy con người. Câu chuyện phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp nhưng rất huênh hoang. Đồng thời, khuyên nhủ con người cần biết cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.
Nghệ thuật cũng là một phần không thể thiếu trong mỗi tác phẩm truyện, góp phần tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc và hỗ trợ để làm nổi bật nội dung của truyện. Giống với những câu chuyện ngụ ngôn khác, cốt truyện của Ếch ngồi đáy giếng khá ngắn gọn nhưng cũng rất đỗi chặt chẽ. Chuyện chỉ xoay quanh những diễn biến xảy ra với chú ếch nhưng từ đó một bài học đã ra đời. Một thủ pháp nghệ thuật không thể thiếu trong một câu chuyện ngụ ngôn đó là cách xây dựng hình ảnh biểu trưng gần gũi với đời sống con người. Truyện đã nhân hóa, hình tượng hóa nhân vật con ếch để nói về con người. Điều này, vừa tạo sự hấp dẫn, thích thú cho người đọc, vừa giúp họ tự rút ra bài học cho bản thân. Nghệ thuật cuối cùng là cách xây dựng tình huống kết thúc truyện bất ngờ và hài hước. Kết truyện xuất hiện hai hình ảnh đối lập về hình dáng là con ếch và con trâu, chú ếch huênh hoang đã bị trâu đè bẹp. Chính cách kết truyện này vừa gây tiếng cười cho người đọc, vừa giúp chúng ta nhận ra hậu quả của thái độ hống hách khi luôn cho rằng mình là giỏi nhất.
Qua những điều mình vừa chia sẻ ở trên, chúng ta có thể thấy rằng giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật đã có sự kết hợp hài hòa, đồng điệu, tương hỗ cho nhau để làm nổi bật chủ đề của tác phẩm cũng như những bài học sâu sắc được gửi gắm trong đó.
Bài nói của mình đến đây là kết thúc. Cảm ơn thầy/ cô và các bạn đã chú ý lắng nghe và mình rất mong sẽ nhận được lời góp ý, nhận xét của cả lớp để bài nói được hoàn thiện hơn.
c. Học sinh lắng nghe, ghi chép những nhận xét, đánh giá, góp ý của mọi người về bài nói của mình và tự rút kinh nghiệm.
d.
– Truyện "Sọ Dừa” có gì đặc sắc so với các truyện cổ tích có kiểu nhân vật người đội lốt vật?
– Các chi tiết kì ảo có vai trò gì trong việc tạo nên giá trị về hình thức cho tác phẩm?
– Bạn có yêu thích nhân vật Sọ Dừa không? Vì sao?
– Bạn rút ra cho mình bài học gì từ tác phẩm?
– Nếu được kể lại câu chuyện Sọ Dừa, bạn sẽ thay đổi chi tiết nào? Vì sao?
Các bài tập cùng chuyên đề
Bạn hãy:
a. Tìm ý, lập dàn ý cho bài trình bày.
b. Luyện tập và trình bày bài nói theo dàn bài đã chuẩn bị.
Giả định rằng, người nghe nêu lên một số câu hỏi liên quan đến các vấn đề trên, chẳng hạn:
- Nếu bắt gặp người vi phạm nội quy nơi công cộng, bạn sẽ xử lí thế nào?
- Luật giao thông đường bộ do ai quy định?
- Bạn đã từng giúp đỡ người già, trẻ em, người gặp khó khăn chưa? Hãy kể tóm tắt về trường hợp đó.
- Bạn có cho rằng hợp tác nhóm trong học tập, trải nghiệm có thể sẽ có mặt trái của nó hay không? Mặt trái ấy (nếu có) là gì? Khắc phục như thế nào?
- Bạn có thể trích dẫn một số tục ngữ, thành ngữ để minh chứng thêm cho lập luận của mình hay không?
- Cho biết cách bạn sẽ tiếp nhận câu hỏi dành cho mình, nội dung trả lời và cách bạn đưa ra câu trả lời ấy.
Bạn hãy:
a. Sử dụng những nội dung đã thực hiện ở phần Viết.
b. Luyện tập và trình bày bài nói theo dàn bài đã chuẩn bị.
Giả định một số tình huống người nghe có thể chưa đồng tình với một vài vấn đề bạn trình bày, bạn cần chuẩn bị tâm thế tiếp nhận câu hỏi trên tinh thần cầu thị để có những trao đổi, phản hồi tích cực nhất.
Trình bày ngắn gọn các bước thực hiện bài thuyết trình kết quả nghiên cứu dựa vào bảng sau:
Bước |
Thao tác cần làm |
Lưu ý |
Bước 1: Chuẩn bị nói |
||
Bước 2: Trình bày bài nói |
||
Bước 3: Trao đổi và đánh giá |
Trong vai trò người nghe buổi thuyết trình, bạn cần lưu ý điều gì để nắm bắt được nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói?
Qua thực hành nói và nghe khi Thảo luận nhóm về một vấn đề có ý kiến khác nhau (Bài 5), bạn rút ra được những lưu ý gì để nâng cao hiệu quả thực hành các bước sau?
a. Chuẩn bị
b. Thảo luận
c. Đánh giá
Nếu chưa đạt các tiêu chí sau khi trả lời phản hồi trong khi nói và nghe, bạn sẽ khắc phục thế nào?
Nếu chưa đạt các tiêu chí sau khi tham gia thảo luận trong khi nói và nghe, bạn sẽ khắc phục thế nào?
Trường bạn sắp tổ chức một buổi sinh hoạt định kì của câu lạc bộ văn học, bạn được ban tổ chức mời giới thiệu và đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học cho các bạn cùng trường. Trước khi thực hiện việc này, bạn hãy xác định:
- Bạn được giao đề tài gì?
- Bạn sẽ trình bày bài nói đó ở đâu?
- Người nghe bài nói của bạn có thể gồm những ai? Họ mong muốn được nghe những gì?
- Mục đích nói của bạn là gì?
- Với đối tượng người nghe và mục đích đó, bạn nên chọn tác phẩm văn học thuộc đề tài gì, thể loại nào, nội dung thế nào để giới thiệu?
- Tác phẩm bạn chọn có những đặc sắc gì về nội dung và nghệ thuật?
- Để thu hút người nghe, bạn cần lưu ý những gì khi trình bày bài giới thiệu?
Chọn một trong những đề tài như đã gợi ý ở phần III. VIẾT, sau đó thực hiện một số bước chính trong quy trình thực hiện bài nói và nghe, chú trọng các bước tìm ý, lập dàn ý, tự luyện tập, giả định các câu hỏi phản hồi từ phía người nghe để chuẩn bị nội dung trao đổi, sử dụng bảng kiểm tự đánh giá bài nói, …
Bạn hãy:
a. Tìm ý, lập dàn ý cho bài trình bày.
b. Luyện tập và trình bày bài nói theo dàn bài đã chuẩn bị.
Giả định rằng, người nghe nêu lên một số câu hỏi liên quan đến các vấn đề trên, chẳng hạn:
- Chỉ ra những tình huống xung đột, mâu thuẫn trong đoạn kịch Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến (trích Nghêu, Sò, Ốc, Hến, tuồng đồ)
- Chỉ ra những điểm đặc sắc nhất về nội dung của đoạn kịch Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến (trích Nghêu, Sò, Ốc, Hến, tuồng đồ)
- Theo bạn, đâu là điểm hấp dẫn trong cách kể chuyện của Đất rừng phương Nam (trích)?
- Trong câu chuyện Tôi thích làm vua, triết lí ẩn sâu được thể hiện qua tình huống như thế nào?
Cho biết cách bạn sẽ tiếp nhận câu hỏi dành cho mình, nội dung trả lời và cách bạn đưa ra câu trả lời ấy.
Đọc đề bài dưới đây:
Đề bài: Nhằm chào mừng Tháng Thanh niên, Đoàn Thanh niên trường bạn tổ chức cuộc thi thuyết tình “Học sinh và vấn đề bảo vệ môi trường trong nhà trường” với yêu cầu bài thuyết trình có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
Bạn hãy:
a. Xác định đề tài, mục đích, người nghe, không gian và thời gian thuyết trình. Có thể lựa chọn một trong những vấn đề sau:
(1) Biện pháp phòng, chống rác thải nhựa trong trường học.
(2) Làm thế nào để tái chế rác thải hữu cơ?
(3) Dự án cải tạo cảnh quan trường học xanh – sạch – đẹp.
b. Tìm ý và lập dàn ý cho bài thuyết trình về vấn đề đã chọn.
c. Tự luyện tập và trình bày bài thuyết trình theo dàn ý đã chuẩn bị. Sau đó, sử dụng bảng kiểm để tự đánh giá kĩ năng thuyết trình thông qua phần luyện tập.
d. Lập danh sách các câu hỏi và những phản hồi mà bạn dự kiến người nghe sẽ đưa ra để chuẩn bị nội dung trao đổi.