Sắc màu, âm thanh và sức sống của mùa xuân đã được tác giả thể hiện như thế nào qua các phương tiện ngôn từ trong bài thơ Mùa xuân chín?
- Đọc lại văn bản Mùa xuân chín trong SGK Ngữ Văn 10, tập một, tr.50
- Xem lại tri thức ngữ văn về phương tiện ngôn ngữ để trả lời câu hỏi.
- Bài thơ vẽ ra một bức tranh xuân tươi tắn sắc màu, rộn rã âm thanh. Tác giả đã sử dụng một cách rất tinh tế những từ ngữ chỉ màu sắc (lấm tấm vàng, tà áo biếc, sóng cỏ xanh tươi) và từ ngữ chỉ âm thanh (sột soạt, tiếng ca vắt vẻo, hổn hển, thầm thĩ). Các từ ngữ ấy đã kết hợp một cách khéo léo với hàng loạt động từ được gieo vào những vị trí rất “đắc địa” (ửng, tan, trêu, gợn, gặp, sực nhớ), nhằm gây ấn tượng về sự xuất hiện tiếp nối, liên hoàn của các hình ảnh nhờ một tác động thần diệu nào đó. Có thể biểu diễn ấn tượng này bằng một sơ đồ:
- Cũng không thể không nói đến hệ thống vẫn kết thúc bằng phụ âm n, ng có đặc tính vang: tan, vàng, sang, làng, chang (chang chang), dễ đưa đến ấn tượng về một cái cái đẹp mong manh, khiến ta vừa sững sờ, hân hoan, vừa lo lắng, e ngại, chỉ sợ tất cả chóng tan biến đi như một ảo ảnh.
Các bài tập cùng chuyên đề
Bạn có nhớ những bài thơ, những câu thơ nào về mùa xuân mà mình đã từng đọc?
Điều gì khiến bạn có ấn tượng hay thích thú ở những bài thơ, câu thơ ấy?
Chú ý:
- Các vần được gieo trong bài thơ Mùa xuân chín
- Những từ ngữ có thể gợi ra nhiều nét nghĩa hoặc nhiều khả năng liên tưởng về âm thanh, hình ảnh;
- Những kết hợp từ ngữ ít gặp trong lời nói thông thường.
Nhan đề bài thơ Mùa xuân chín được cấu tạo bởi những từ thuộc loại từ nào và có thể gợi ra cho bạn những liên tưởng gì?
Trạng thái “chín” của mùa xuân trong bài thơ Mùa xuân chín được thể hiện bằng những từ ngữ nào?
Hãy nhận xét ngôn từ của bài thơ trên hai khía cạnh sau:
- Bài thơ Mùa xuân chín có những sự lựa chọn và kết hợp ngôn ngữ nào khiến bạn đặc biệt chú ý? Hãy nói cụ thể hơn cảm nhận của bạn về điều này.
- Ngôn từ của bài thơ đã gợi lên một khung cảnh mùa xuân như thế nào?
Mô tả cách ngắn nhịp và gieo vần trong bài thơ Mùa xuân chín. Chỉ ra những chỗ mà cách ngắt nhịp, gieo vần này có thể gây được ấn tượng đặc biệt với người đọc (chú ý đến vai trò của các dấu câu, sự biến hóa của cách ngắt nhịp, vị trí gieo vần). Từ đó, hãy so sánh mức độ chặt chẽ trong cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ này với một bài thơ trung đại làm theo thể Đường luật.
Con người trong bài thơ Mùa xuân chín hiện diện qua những hình ảnh nào? Hình ảnh nào gắn với nhân vật trữ tình? Hình ảnh nào là đối tượng quan sát hay nằm trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình?
Hình ảnh, nhịp và vần trong bài thơ Mùa xuân chín có mối liên hệ như thế nào với mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình?
Hãy nêu cảm nhận của bạn về nhân vật trữ tình trong bài thơ Mùa xuân chín
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận về một câu thơ hoặc một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử đã gợi cho bạn nhiều ấn tượng và cảm xúc.
Bài thơ Mùa xuân chín được viết bằng thể thơ gì? Hãy kể tên một số bài thơ khác mà bạn biết cũng sử dụng thể thơ này và mô tả đặc điểm chung về hình thức của chúng.
Nhan đề Mùa xuân chín có thể gây nên sự chờ đợi gì ở độc giả? Theo bạn, sự chờ đợi đó đã được tác giả đáp ứng như thế nào?
Phân tích hình ảnh hiện lên trong hồi tưởng của nhân vật trữ tình ở hai dòng cuối bài thơ Mùa xuân chín
Làm rõ giá trị biểu đạt của dấu chấm câu ở cuối khổ 1 và dấu gạch đầu dòng ở khổ 2, khổ 4 bài thơ Mùa xuân chín