Đề bài

Xác định mỗi liên hệ giữa ba hình ảnh được gợi lên từ ba dòng thơ trong bài thơ Hai-cư của Ba-sô. So với hai hình ảnh đầu tiên, hình ảnh sau cùng có vị trí như thế nào?

Phương pháp giải

Đọc lại bài thơ của Ba-sô trong SGK Ngữ Văn 10, tập 1, tr.45.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

- Ba dòng thơ, mỗi dòng gợi lên một hình ảnh riêng: cành khô, cánh quạ chiều thu.

- Thoạt nhìn, những hình ảnh này có vẻ xuất hiện một cách ngẫu nhiên, không có mối liên hệ với nhau. Sự thực, chúng là những yếu tố hợp thành của một thể thống nhất.

+ Một cành khô hay cánh quạ tự chúng chưa nói được điều gì rõ rệt, thậm chí chỉ tồn tại đơn thuần như những khái niệm khách quan. Chỉ khi hai hình ảnh trên phối hợp với nhau thì cái tối giản bất biến của bản chất thế giới mới hiện hình, gợi lên một sự chiêm nghiệm trong tịch lặng. Chiều thu vừa như một bối cảnh nền vừa như kết quả cuối cùng có được hay thần thái toát lên của bức tranh – thơ, khi trên cành khô, một cánh quạ từ đâu đáp xuống, im lìm. 

+ Theo góc nhìn khác, trong bài thơ chỉ có hai hình ảnh đúng nghĩa, được “vẽ” theo lối điểm xuyết, còn chiều thu chỉ là tên gọi của một trạng thái tâm hồn mà nhân vật trữ tình muốn hưởng đến hay đã đạt đến, một khi đã chủ động gạt hết mối bận tâm về những dáng vẻ (hình tướng) luôn thay đổi của vạn vật.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 : Nội dung chính văn bản Chùm thơ Hai - cư Nhật Bản là gì?
Xem lời giải >>
Bài 2 :

Bài thơ ngắn nhất mà bạn từng đọc là bài nào? Điều gì khiến nó được bạn nhớ tới?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Hình dung về màu sắc, không khí của khung cảnh được gợi tả trong bài thơ Chùm thơ Hai cư Nhật Bản

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Ấn tượng mà hình ảnh “hoa triêu nhan” và “dây gàu” trong văn bản Chùm thơ Hai cư Nhật Bản gợi cho bạn là gì?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Trong văn bản Chùm thơ Hai cư Nhật Bản, khi nhắc đến “con ốc” và “núi Fu-ji”, người ta thường nghĩ đến những đặc điểm nào của chúng?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Hãy nhận diện hình ảnh trung tâm ở từng bài thơ hai-cư trên và cho biết đặc điểm chung của các hình ảnh ấy.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Xác định mối quan hệ giữa hình ảnh trung tâm trong bài thơ của Ba-sô với các yếu tố thời gian và không gian.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Bài thơ của Chi-ô trong văn bản Chùm thơ được triển khai xoay quanh phát hiện nào? Theo bạn, vì sao phát hiện này lại dẫn dắt nhân vật trữ tình sang “xin nước nhà bên”?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Từ những đặc điểm thường được liên hệ khi hình dung về “con ốc” và núi “Fu-ji”, hãy nhận xét về tương quan giữa hai hình ảnh này trong văn bản Chùm thơ Hai - cư Nhật Bản

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Khoảnh khắc được thể hiện trong bài thơ của Ba-sô có thể khơi gợi những cảm xúc gì ở người đọc?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Từ bài thơ của Chi-ô trong Chùm thơ Hai cư Nhật Bản, hãy bình luận về ý nghĩa triết lí trong cách ứng xử của con người đối với thiên nhiên mà bài thơ gợi ra.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Bạn cảm nhận như thế nào về hành trình “chậm rì” của con ốc trong bài thơ của Ít-sa trong Chùm thơ Hai - cư Nhật Bản?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Từ việc đọc ba bài thơ trong chùm thơ hai-cư, hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày về điều bạn cảm thấy thú vị nhất ở thể thơ hai-cư.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Bạn đã gặp những “thách thức” nào khi đọc, cảm nhận chùm thơ Hai-cư của Ba-sô (Basho), Chi-y-ô (Chiyo), Ít-sa (Issa)? Vì sao những điều bạn vừa nêu có thể gọi là “thách thức”?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Nếu ví mỗi bài thơ như một bức tranh không lời, theo bạn, những bức tranh này thuộc loại nào trong số các loại tranh mà bạn đã biết hoặc nghe nói tới?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Khi phân tích hay phát biểu cảm nhận về các bài thơ Hai-cư nói trên, thường bài viết, bài nói dài gấp nhiều lần độ dài vốn có của bài thơ. Hiện tượng này gợi lên ở bạn suy nghĩ gì?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Đọc Chùm thơ Hai - cư và phân tích ý nghĩa của phát hiện “Dây gàu vương hoa bên giếng” trong bài thơ của Chi-y-ô đối với chính nhà thơ và người đọc.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Đọc chùm thơ Hai - cư và làm rõ những mối tương quan đa chiều giữa các đối tượng được nhắc đến trong bài thơ của Ít-sa.

Xem lời giải >>