1. Giải thích lí do tại sao bệnh nhân có thể được yêu cầu nín thở trong khi chụp cắt lớp.
2. Giải thích lí do tại sao khi chụp não thì chụp cắt lớp lại thích hợp hơn chụp X - quang.
Vận dụng kiến thức về chụp X-quang, chụp cắt lớp
1. Vì chuyển động cơ thể có thể làm mờ và giảm chất lượng hình ảnh. Bệnh nhân được yêu cầu nín thở trong khoảng thời gian ngắn trong lúc chụp để lồng ngực không di chuyển lên xuống.
2. So với chụp X - quang, chụp cắt lớp có những ưu điểm:
- Hình ảnh chụp được rõ nét
- Độ phân giải hình ảnh mô mềm cao hơn nhiều so với chụp X quang;
- Thời gian chụp nhanh, nhất là khi cần khảo sát và đánh giá bệnh nhân phải cấp cứu;
- Độ phân giải không gian cao;
Các bài tập cùng chuyên đề
Chụp X - quang, chụp cắt lớp đóng vai trò rất quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Phương pháp này hỗ trợ bác sĩ quan sát hình ảnh các bộ phận bên trong cơ thể người bệnh mà không cần phải phẫu thuật. Vậy chụp X - quang, chụp cắt lớp được thực hiện như thế nào?
1. Nêu nguyên lí chụp X - quang trong y học
2. Giải thích tại sao trên phim chụp X - quang lại có màu đậm, nhạt khác nhau.
3.Nêu một số ưu và nhược điểm của chụp X - quang.
Nêu một số biện pháp để rút ngắn thời gian chụp X - quang.
Nêu điều kiện để thu được hình ảnh sắc nét khi chụp X - quang.
Chỉ ra các yếu tố cải thiện độ tương phản trong chụp X - quang
Nêu những ưu điểm của phương pháp chụp cắt lớp so với phương pháp chụp X - quang thông thường.
Thực hiện dự án thiết kế được một mô hình chụp cắt lớp đơn giản theo các bước sau:
Bước 1: Xác định nhiệm vụ: Tìm hiểu về mô hình chụp cắt lớp, lựa chọn mô hình.
Bước 2: Xác định ý tưởng thiết kế mô hình đã lựa chọn ở trên.
Bước 3: Thống nhất tiêu chí đánh giá mô hình.
Bước 4: Thực hiện thiết kế mô hình theo các tiêu chí đã đề xuất.
Bước 5: Xây dựng báo cáo và nội dung trình bày về mô hình đảm bảo có hình ảnh thực tế và bản thiết kế đã thực hiện.
Bước 6: Báo cáo và đánh giá dự án đã thực hiện.
Khi chụp CT, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh nín thở. Vì sao lại làm như vậy?
So sánh hình ảnh được tạo bằng tia X và hình ảnh được tạo bằng chụp CT.
Dự án học tập: THIẾT KẾ MÔ HÌNH ĐƠN GIẢN MÔ PHỎNG NGUYÊN LÍ CHỤP CẮT LỚP.
1. Lập kế hoạch dự án
Thảo luận để trả lời câu hỏi
- Trên cơ sở tạo ảnh bằng tia X, làm thế nào thu được hình ảnh của cấu trúc bên trong để nhìn rõ được các chi tiết mà không bị che khuất?
- Nguyên lí của chụp cắt lớp sử dụng tia X là gì?
- Mô tả cấu tạo của máy chụp cắt lớp.
Lập kế hoạch dự án của nhóm
- Xác định các nhiệm vụ cần thực hiện.
- Phân chia nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.
- Thời hạn hoàn thành và dụng cụ (đề xuất dụng cụ làm nguồn chiếu thay cho ống tia X, dụng cụ quay nguồn chiếu, dụng cụ dịch chuyển người bệnh, bộ thu hình ảnh,…)
2. Thực hiện dự án, báo cáo và thảo luận
- Tiến hành tìm hiểu, thu thập, xử lí thông tin theo kế hoạch và xây dựng sản phẩm của nhóm trình bày trên lớp: 01 báo cáo kết quả tìm hiểu nguyên lí của chụp cắt lớp; 01 mô hình máy chụp cắt lớp đơn giản để chỉ rõ sự vận dụng nguyên lí chụp cắt lớp trong thiết kế máy chụp cắt lớp.
- Thống nhất tiêu chí đánh giá nội dung báo cáo nguyên lí chụp cắt lớp; Đánh giá sản phẩm mô hình máy chụp cắt lớp.
- Báo cáo về quá trình thực hiện và kết quả dự án: Kết quả tìm hiểu nguyên lí chụp cắt lớp; Giải pháp thiết kế máy chụp cắt lớp; Mô hình mô phỏng nguyên lí máy chụp cắt lớp.
Giải thích tại sao chụp ảnh X-quang liên tục trong một khoảng thời gian ngắn sẽ có hại đến sức khoẻ bệnh nhân.
Quan sát Hình 5.9 và cho biết làm sao để điều chỉnh bề rộng của chùm tia X khi chiếu vào phần cơ thể cần chụp của bệnh nhân.
Quan sát Hình 5.12, giải thích vì sao màn chống tán xạ thường gồm những tấm chì được đặt xen kẽ với những tấm nhôm.
Dựa vào Bảng 5.1 (trang 31), giải thích vì sao các kĩ thuật viên thường sử dụng tia X năng lượng thấp (khoảng 50 keV) để phân biệt rõ xương và cơ khi tiến hành chẩn đoán bằng kĩ thuật chụp ảnh X-quang.
Tìm hiểu và so sánh kĩ thuật chụp ảnh X-quang và kĩ thuật chụp CT.
Một người bị tai nạn giao thông và được chuẩn đoán lâm sàng là bị chấn thương hộp sọ. Hãy giải thích vì sao trong trường hợp này việc sử dụng kĩ thuật chụp CT phù hợp hơn chụp X-quang.