Đề bài

Kí hiệu (A), (B), (C) và (D) cho các chất không theo trình tự: C6H5OH, CH3OH, C2H5I, C2H4(OH)2 có các thông tin như sau:

Chất

Nhiệt độ sôi (oC)

Độ tan trong nước tại 25 oC

(A)

72,0

-

(B)

64,7

(C)

198,0

(D)

182,0

0,895 (mol/L)

Lập luận để xác định công thức của các chất (A), (B), (C) và (D).

Phương pháp giải

Do tạo được liên kết hydrogen với nước nên các alcohol có phân tử khối nhỏ tan tốt trong nước, độ tan giảm khi số nguyên tử carbon tăng. Alcohol đa chức có nhiệt độ sôi cao hơn so với các alcohol đơn chức có khối lượng tương đương vì chúng tạo được nhiều liên kết hydrogen liên phân tử hơn.

Các phenol có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao hơn các hydrocarbon thơm có khối lượng phân tử tương đương. Phenol tan ít trong nước lạnh.

Dẫn xuất halogen của hydrocarbon không tan trong nước.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Chất (A) không tan trong nước, do đó (A) là C2H5l.

Chất (B) và (C) tan vô hạn trong nước, do đó (B) và (C) là alcohol, mà (B) có nhiệt độ sôi thấp hơn (C). Do đó (B) là C2H5OH; (C) là C2H4(OH)2.

Chất (D) tan ít trong nước lạnh, do đó (D) là phenol (C6H5OH).

Vậy (A) là C2H5l; (B) là C2H5OH; (C) là C2H4(OH)2; (D) là C6H5OH.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Các hợp chất propane, dimethyl ether và ethanol có phân tử khối gần tương đương nhau và có một số tính chất như sau:

 

CH3CH2CH3

CH3OCH3

CH3CH2OH

propane

dimethyl ether

ethanol

Phân tử khối

44

46

46

 (°C)

-42,1

-24,9

78,3

Độ tan (g/100 g nước)

không tan

7,4

tan vô hạn

Hãy giải thích tạo sao ethanol có nhiệt độ sôi cao hơn và tan với hai chất còn lại.

 
Xem lời giải >>
Bài 2 :

Từ số liệu ở Bảng 20.3, em hãy giải thích tại sao trong dãy alcohol no, đơn chức, mạch hở, nhiệt độ sôi của các alcohol tăng dần từ C1 đến C5 còn độ tan trong nước giảm dần từ C3 đến C5.

 
Xem lời giải >>
Bài 3 :

Geraniol là một alcohol không no có trong tinh dầu hoa hồng, tinh dầu sả và nhiều loại tinh dầu thảo mộc khác.

Công thức cấu tạo của geraniol

a) Geraniol thuộc loại alcohol bậc mấy?

b) Geraniol được hoà tan vào ethanol cùng một số hương liệu khác để làm nước hoa. Hãy giải thích tại sao geraniol tan tốt trong ethanol.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Xylitol là một hợp chất hữu cơ được sử dụng như một chất tạo ngọt tự nhiên, có vị ngọt như đường nhưng có hàm lượng calo thấp nên được đưa thêm vào các sản phẩm chăm sóc răng miệng như kẹo cao su, kẹo bạc hà, thực phẩm ăn kiêng cho người bị bệnh tiểu đường. Xylitol có công thức cấu tạo như sau:

a) Xylitol thuộc loại hợp chất alcohol đơn chức hay đa chức?

b) Dự đoán xylitol có tan tốt trong nước không? Giải thích.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Quan sát Hình 16.1, cho biết trong các hợp chất hữu cơ đã nêu có nhóm chức đặc trưng nào?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Quan sát Hình 16.1 và Hình 16.2, cho biết nguyên tử carbon liên kết với nhóm chức hydroxy có đặc điểm gì? Cách xác định bậc alcohol như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Quan sát Hình 16.3, nêu đặc điểm liên kết trong phân tử methanol, ethanol.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Xác định bậc alcohol của các hợp chất menthol, geraniol, terpinen-4-ol có công thức cấu tạo trong phần Mở đầu.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Biết nhiệt độ sôi của ethanol là 78,3 °C, propane là -42,1 °C và dimethyl ether là −24,8 °C. Giải thích sự khác biệt đó.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Từ thông tin Bảng 16.2 và Hình 16.4, cho biết khả năng hoà tan trong nước của alcohol. Độ tan và nhiệt độ sôi của alcohol thay đổi thể nào theo chiều tăng khối lượng phân tử?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Tại sao ethanol được dùng làm dung môi cho nhiều loại nước hoa?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Dựa vào độ âm điện, nêu nguyên nhân gây ra sự phân cực về phía nguyên tử oxygen của 2 liên kết C–O và O–H.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Cho các chất A, B, C, D và E có công thức cấu tạo như sau:

 

a) Hãy nhận xét đặc điểm chung về cấu tạo của các chất trên.

b) Hợp chất E có phải alcohol không?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Vì sao ethanol có khả năng tan vô hạn trong nước?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Cho các chất có công thức C2H6, C2H5Cl, C2H5OH, C6H5CH2OH và nhiệt độ sôi của chúng (không theo thứ tự) là 78,3 °C, -88,6 °C, 12,3 °C, 205 °C. Hãy dự đoán nhiệt độ sôi tương ứng với mỗi chất trên. Giải thích.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Biểu đồ dưới đây biểu diễn nhiệt độ sôi (°C) của một số alcohol. Nhận xét nhiệt độ sôi của các alcohol trên. Giải thích.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Methyl alcohol, ethyl alcohol tan vô hạn trong nước là do

A. khối lượng phân tử của các alcohol nhỏ.

B. hình thành tương tác van der Waals với nước.

C. hình thành liên kết hydrogen với nước.

D. hình thành liên kết cộng hoá trị với nước.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Trong các alcohol sau, alcohol nào có nhiệt độ sôi cao nhất?

A. CH3CH2OH.                                                   B. HOCH2CH2OH.

C. CH3CH2CH2OH.                                            D. CH3CH2CH2CH2OH.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Cho các hợp chất hữu cơ sau: (1) C3H8; (2) CH3Cl; (3) C2H5OH; (4) CH3OH.

Thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi của các chất trên là

A. (1) > (2) > (3) > (4).                                      B. (1) > (4) > (2) > (3).

C. (3) > (4) > (2) > (1).                                      D. (4) > (2) > (1) > (3).

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Hợp chất hữu cơ (X) chứa vòng benzene, cho thông tin về phổ IR và MS của hợp chất (X) như sau:

Biện luận để xác định cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ (X).

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Nhiệt độ sôi của một số hợp chất được thể hiện trong biểu đồ bên dưới:

a) Nhận xét sự biến thiên nhiệt độ sôi của các hợp chất trong biểu đồ trên theo chiều tăng gốc alkyl và giải thích.

b) Vì sao nhiệt độ sôi của ethanol cao hơn bromoethane (ethyl bromide)?

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Cùng có 6 nguyên tử carbon nhưng inositol tan tốt trong nước còn cyclohexanol lại ít tan trong nước (3,6g/100 mL ở 20 oC). Hãy giải thích.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Trong các chất sau đây, chất nào có nhiệt độ sôi lớn nhất?

Xem lời giải >>