Đề bài

Đọc VB sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

CHỈ LÀ EM GẤU ĐI LẠC

    Em Su đi học về, mặt buồn buồn mách chị Hai, trên đường em đi về gặp một em gấu bông đi lạc. Ai đó đặt em ngôi dưới gộc cây bằng lăng nhưng vẫn bị ướt nhẹp vì lúc đó trời mưa to, rât to. Em nói bà vú đừng chân đề mang em về nhưng bà không chịu, giục về nhanh kẻo ướt. Bà sợ em sẽ bị ôm. Giờ nghĩ tới em gấu mà buồn quá, hẳn em lạnh lắm rồi. Em muốn tự ra bế em ây về nhưng không dám, vì em là con mít mà. Con mít thì đầu được tự đi ra đường, rủi bị bắt cóc thì sao?

   Em gấu đi lạc năm dưới gốc cây bằng lăng già. Chỗ của em lẽ ra phải ở trong một căn phòng xinh xinh của cô nhỏ xinh xinh nào đây chứ? Em ấy ướt sũng, đường như đang run lây bây, có cả hắt xì hơi mây cái nữa nhưng tiếng còi Xe, tiếng xe chạy to quá chẳng ai nghe thây cả. Chỉ em Su biết chắc, bởi em Su đã có lần bị đầm mưa rồi. Dầm mưa cỡ như vậy chắc chăn sẽ cảm lạnh mát.

    Lúc em đi về, em cứ ngoái nhìn theo em gấu miết. Em chỉ sợ nhỡ có cô mèo chú chó nghịch ngợm nào đó đi ngang trêu chọc ngoạm em một phát thì đau lắm. Có khi em lại còn bị gãy lia tay chân, sứt sẹo tùm lum. Chủ nhân của em gấu ây chắc cũng cùng tuôi tụi mình hoặc gân gân tuổi mình. Chắc bạn ấy đang rất đau lòng vì lạc mắt em gâu... Khi kể cho chị nghe về em gầu bông đi lạc, giọng em Su như có lửa râm ran. Em ngồi hình dung ra tât tần tật những rủi ro mà em gấu đi lạc có thể gặp phải. Trong phút chộc mẹ ngôi nhặt rau gần đó nghe lỏm được, có suy nglữ không phải em đang kế chuyện vẻ một em gầu bông mà là về một bạn nhỏ nào đó có tâm hồn động điệu, biết đau, biết buồn. Lần đầu tiên mẹ thấy một cô gái năm tuổi có tâm trạng nóng ruột vì một ai đó như thế. Nó khiến cho người lớn mủi lòng tan chảy luôn chứ chẳng chơi.

    Mà chẳng phải cứ mủi lòng mà được. Hai chị em đã chụm đâu vào nhau thì thâm, thì thầm, bàn ngay kế hoạch giải cứu em bé gấu càng sớm càng tốt. Dù cơn mưa nổi dài từ chiêu qua tôi vẫn chưa đứt, nước đổ ào ào trên mái tôn nhà mình, hai chị em vẫn lúp xúp đội áo mưa ra đường, tay cầm theo đèn pin vì lúc này trời đã rất tối. Phải mất gần 10 phút sau, hai chị em mới lọ mọ trở về, trên tay chị Hai là một em gấu bông chỉ to hơn nắm tay một tẹo.

    Trời mưa rất to, gió thổi thông thốc nhưng cảm giác toàn thân chị Hai căng thắng tới phát nóng trong thời gian xuyên qua cơn mưa nặng hạt đề giải cứu con gấu. Tay chị nắm chặt tay em, chị Hai hát nghêu ngao bài hát hai chị em yêu thích để bớt chú ý vào cơn mưa. Mẹ vẫn nói, khi sợ hãi, cách tốt nhất là mạnh mẽ đối điện và nghĩ tới điều mình yêu thích là sẽ qua mà. Dù không đám nói ra nhưng cả hai chị em đều rất sợ hãi khi thây những cơn sâm chớp thi thoảng lại loé lên từ xa xa. Khi đã quay về đến nhà, trao em gấu vào tay em gái, chị Hai cười khoe răng khênh khi nghe cô nhóc em nói với tất tật sự hãnh diện, yêu thương: “Chị thật là siêu nhân! Đi bên cạnh chị em chẳng sợ hãi gì cả!”. Lúc này, chị Hai mới nhìn kĩ con gầu. Rất may nó không bị chó mèo ngoạm hay xe cán lên nhưng hẳn đó là con gầu cũ, những đường may đã bắt đầu cũ sờn, đến cái áo của chú ây mặc cũng đã bạc màu...

    Em Su dường như không đề ý điều đó. Em ôm châm lây con gâu lâm lem nước mưa, vẻ mặt sáng rỡ tưởng như bắt được vàng cũng chưa chắc mừng đền vậy. Cô nhóc cân thận giặt con gầu, cân thận nhờ chị sây khô và ấm bông, hôn hít em mãi. Khi đi ngủ, em Su dành một vị trí tươm tật gân mình nhật cho em gấu bởi em nghĩ: Em gâu hẳn nhiên đã rất sợ hãi và bị lạnh từ chiều tới giờ. Em hẳn rất buồn khi bị xa chủ cũ. May có chị Hai xuất hiện kịp thời làm “cứu tinh” cho em ây. Vì thế, em cần phải yêu thương em ây, làm “vệ sĩ” riêng cho em ấy.

   Sáng mai ngủ dậy, em Su nhìn chị Hai cười cười rồi nhìn em gấu hỏi thăm: “Lạ nhà, ngủ ngon không gấu ơi?”. Rồi em kế với Hai răng, tối qua em mơ thây em gấu đi lạc và hai chị em mình cùng đi lạc. Lạc vô một vùng mênh mông gió mát, nắng tươi và hoa đẹp có êm. Lại có những cành cây tiu trịt quả chín thơm ngon bên đường... Hai tâm tắc nói, em mơ chỉ mà khôn. Rồi có kịp ăn quả nào không? “Dạ không” — em Su đáp gọn lỏn. Cả hai phá ra cười. Hình như em gấu nhỏ cũng vừa nháy mắt tinh nghịch cười hùa theo. Em Su quả quyết với chị Hai rằng, vẻ mặt em gâu hôm nay đã vưi hơn rất nhiều so với hôm qua. Trời đất ơi, hôm qua nhìn em ướt lướt thướt sao mà thấy thương. Lúc ây chỉ muốn ôm hun cái cho em gâu bớt lạnh nhưng ngại dơ mà kìm lòng lại...

  Mẹ vẫn dõi theo câu chuyện hai chị em, chợt nghĩ tới chương trình tìm người thân đi lạc vẫn thường phát trên kênh truyền hình Let's Viet bà vú vẫn xem vào mỗi buổi sáng. Có không ít em bé đi lạc. Nhiêu hoàn cảnh khiên bà vú ngồi khóc sụt sịt vì thương, mẹ cũng rơm rớm nước mắt. Chỉ mong trên những bước đường lạ, người cũng như em gấu, sẽ tìm được niềm ấm áp.

(Võ Thu Hương, Góc nhỏ yêu thương, NXB Kim Đồng, 2018)

a. Xác định câu trả lời đúng - sai trong bảng sau:

b. Em hãy nối các thông tin của cột A và cột B để sắp xếp các sự việc theo đúng trật tự được kể trong truyện Chỉ là em gấu đi lạc:

c. Tìm trong câu chuyện những chi tiết miêu tả:

- Thái độ, suy nghĩ, lời nói của bé Su khi kể cho chị Hai nghe về em gấu bông đi lạc dưới trời mưa

- Hành động, lời nói của bé Su khi giải cứu em gấu bông đi lạc với chị Hai

- Hành động, suy nghĩ, lời nói của bé Su khi giải cứu em gấu bông đi lạc và đưa em về nhà

d. Tìm những chi tiết đã tìm trong câu c, em hãy rút ra những nhận định về đặc điểm của nhân vật bé Su theo sơ đồ sau:

đ. Dựa vào sơ đồ sau, hãy chỉ ra một số điểm giống nhau và khác nhau (trong hành động, suy nghĩ, lời nói) giữa nhân vật bé Su và nhân vật chị Hai:

e. Trong truyện, tình cảm của tác giả đối với nhân vật được thể hiện gián tiếp thông qua ngôn ngữ của người kể chuyện và ngôn ngữ của nhân vật. Hãy tìm trong đoạn dưới đây những cảm xúc, suy nghĩ của người mẹ thể hiện tình cảm đối với bé Su?

   Khi kể cho chị nghe về em gầu bông đi lạc, giọng em Su như có lửa râm ran. Em ngồi hình dung ra tât tần tật những rủi ro mà em gấu đi lạc có thể gặp phải. Trong phút chộc mẹ ngôi nhặt rau gần đó nghe lỏm được, có suy nglữ không phải em đang kế chuyện vẻ một em gầu bông mà là về một bạn nhỏ nào đó có tâm hồn động điệu, biết đau, biết buồn. Lần đầu tiên mẹ thấy một cô gái năm tuổi có tâm trạng nóng ruột vì một ai đó như thế. Nó khiến cho người lớn mủi lòng tan chảy luôn chứ chẳng chơi.

g. Xác định đề tài của truyện Chỉ là em gấu đi lạc

h. Nêu chủ đề truyện Chỉ là em gấu đi lạc

Phương pháp giải

Đọc kĩ văn bản

Lời giải của GV Loigiaihay.com

a. 

b. Nối các thông tin của cột A và cột B theo đúng trật tự được kể trong truyện:

c. 

                         Phương

 Sự việc                   diện

Lời nói

Hành động

Suy nghĩ

Thái độ

Khi kể cho chị Hai về em gấu đi lạc

Su mách chị Hai việc em gấu đi lạc

- Su nói bà vú dừng chân để nhặt em gấu nhưng bà không chịu

- Lúc em đi về, em, cứ ngoái nhìn theo em gấu

- Em ngồi hình dung ra tất tần tật những rủi ro mà em gấu có thể gặp phải

- Em muốn tự ra bế em ấy về nhưng không dám, vì em là con nít mà. Con nít thì đâu được tự đi ra đường

- Chị em Su biết chắc, bởi em Su đã có lần bị dầm mưa rồi, Dầm mưa cỡ như vậy chắc chắn sẽ cảm lạnh mất

- Em chỉ sợ nhỡ có cô mèo chú chó nghịch ngợm nào đó đi ngang trêu chọc ngoạm em một phát thì đau lắm.

- Chủ nhân của em gấu ấy chắc bạn ấy đang rất đau lòng vì lạc mất em gấu

Giờ nghĩ tới em gấu mà buồn quá, hẳn em lạnh lắm rồi

Khi đi giải cứu em gấu bị lạc với chị Hai

Chị thật là siêu nhân! Đi bên cạnh chị em chẳng sợ gì cả!

Cùng với chị bàn kế hoạch giải cứu em, gấu

Cả hai chị em đều rất sợ hãi khi thấy những cơn sấm chớp thi thoảng lại lóe lên từ xa xa

Khi đưa em gấu đi lạc về nhà

- Lạ nhà, ngủ ngon không gấu ơi!

- Em Su quả quyết với chị Hai rằng, vẻ mặt em gấu hôm nay đã vui hơn rất nhiều so với hôm qua

- Cô nhóc cẩn than giặt con gấu, cẩn thận nhờ chị sấy khô và ẵm bồng, hôn hít em mãi

- Kể cho chị Hai nghe về giấc mơ tối hôm qua, cùng chị, em gấu đi lạc vào một vùng đát đẹp

- Khi đi ngủ, em muốn Su dành một vị trí tươm tất gần mình nhất cho em gấu

Vì thế, em cần phải yêu thương em ấy, làm “vệ sĩ” riêng cho em ấy

- Em gấu hẳn nhiên đã rất sợ hãi và bị lạnh từ chiều tới giờ. Em hẳn rất buồn khi bị xa chủ cũ

- Ôm chầm lấy con gấu lấm lem nước mơ, vẻ mặt sáng rỡ tưởng như bắt được vàng

d. 

đ. So sánh nhân vật chị Hai và bé Su: 

* Điểm chung giữa nhân vật chị Hai và bé Su:

- Giàu lòng nhân hậu, biết quan tâm tới mợi người xung quanh, biết yêu thương ngay cả một em gấu bông đi lạc.

- Yêu thương, hoà thuận, biết chia sẻ cảm xúc với nhau.

* Điểm khác nhau giữa chị Hai và bé Su:

- Chị Hai chín chắn, người lớn, biết trở thành chỗ dựa tin cậy cho em, thể hiện qua:

+ Hành động đưa em đi giải cứu chủ gấu.

+ Nắm tay em và hát khi đi trong mưa để chiến thắng nỗi sợ.

+ Cười và đùa giỡn em Su về “giấc mơ chi mà khôn” khi em kể về giấc mơ đi lạc trong vườn cây ăn trái, nhiều hoa cỏ.

- Em Su có tính cách trẻ con, đáng yêu, giàu trí tưởng tượng, thể hiện qua:

+Suy nghĩ rằng em gấu bông dầm mưa sẽ bị ốm;

+Hành động muốn hôn em gấu khi mới giải cứu được em nhưng sợ dơ.

+Giấc mơ hai chị em cùng em gấu đi lạc trong một vùng đất toàn hoa cỏ, cây trái.

e. Tình cảm của tác giả đối với bé Su được thể hiện:

- Qua cách miêu tả nhân vật bằng giọng điệu trìu mến, qua cách gợi nhân vật là “em”.

- Qua chi tiết khiến người mẹ nhận thấy tấm lòng của Su với em gấu bông “khiến cho người lớn múi lòng tan chảy luôn chứ chẳng chơi”.

g. Truyện Chỉ là em gấu đi lạc viết về đề tài tình thương yêu, lòng nhân hậu của con người.

h. Qua truyện Chỉ là em gấu đi lạc, tác giả muốn nói đến vẻ đẹp của lòng nhân hậu trong tâm hồn của trẻ em, qua đó, bày tỏ niềm tin vào sức mạnh của yêu thương, sẻ chia.

Loigiaihay.com

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Các nội dung nào đã được nêu lên trong phần Yêu cầu cần đạt của Bài Mở đầu?

Bài mở đầu giúp HS hiểu được:

A.Yêu cầu rèn luyện các kỹ năng đọc, viết, nói, nghe, các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung trong Chương trình Ngữ văn 2018

B. Những nội dung chính và hình thức cơ bản của một văn bản – tác phẩm văn bản

C. Nội dung khái quát, cấu trúc của sách và các bài học trong SGK Ngữ văn 6

D. Phương pháp học vầ yêu cầu đánh giá kết quả học tập

 

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Phương án nêu đúng những loại văn bản lớn trong SGK Ngữ văn 6?

A. Văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin

B. Văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản truyện

C. Văn bản nghị luận, văn bản thông tin, văn bản thơ lục bát

D. Văn bản nghị luận, văn bản thông tin, văn bản truyền thuyết

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Phương án nêu đúng những loại văn bản lớn trong SGK Ngữ văn 6?

A. Văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin

B. Văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản truyện

C. Văn bản nghị luận, văn bản thông tin, văn bản thơ lục bát

D. Văn bản nghị luận, văn bản thông tin, văn bản truyền thuyết

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Phương án nào nêu tên các thể loại của văn bản văn học trong SGK Ngữ văn 6?

A. Truyện, thơ, văn bản thông tin

B. Truyện, thơ, văn bản nghị luận

C. Truyện thơ, kí

D. Truyện, văn nghị luận, văn bản thông tin.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Trong Bài Mở đầu, mục I gồm: Đọc hiểu văn bản truyện; Đọc hiểu văn bản thơ; Đọc hiểu văn bản kí; Đọc hiểu văn bản nghị luận; Đọc hiểu văn bản thông tin; Rèn luyện tiếng Việt. Phương án nêu đúng nội dung chính các phần lớn của mỗi mục?

A. Nêu lên mục tiêu các bài học

B. Nêu lên các yêu cầu cần đạt

C. Tóm tắt nội dung các bài học

D. Tóm tắt cách đọc các văn bản

Xem lời giải >>
Bài 6 :

a) SGK Ngữ văn 6 hướng dẫn em đọc hiểu những thể loại truyện nào? 

A. Truyền thuyết, cổ tích, đồng thoại, truyện ngắn

B. Truyền thuyết, truyện nước ngoài, truyện ngắn

C. Truyền thuyết, đồng thoại, truyện nước ngoài

D. Truyền thuyết, cổ tích, đồng thoại, truyện dân gian

b) Đọc mục 1. Đọc hiểu văn bản truyện trong SGK và điền vào cột bên phải tên văn bản có nội dung nêu ở cột bên trái:

Nội dung

Tên văn bản

Truyện về hai cha con Dế Vần và chú chim nhỏ

 

Truyện về ông lão đánh cá và bà vợ tham lam, ích kỉ

 

Truyện về chàng trai nghèo nhưng trung thực, dũng cảm, bao dung

 

Truyện về một nhân vật kiêu căng, hống hách nhưng biết ân hận về những việc làm không đúng

 

Truyện về ba người bạn nhỏ, ban đầu có ý định trả thù, cuối cùng kết thức thành một khối yêu thương

 

Truyện về người em gái có tấm lòng và tình cảm trong sáng, vô tư

 

Truyện về sự tích vua Lê trả lại gươm thần

 

Truyện về người anh hùng làng Gióng đánh giặc cứu nước

 

Truyện về em bé tội nghiệp chết vì đói rét trong đêm Giáng Sinh

 

 

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Đọc mục 2. Đọc hiểu văn bản thơ trong SGK và điền vào cột bên phải tên văn bản có nội dung nêu ở cột bên trái:

Nội dung

Tên văn bản

Cảm xúc nghẹn ngào về nhà thăm mẹ

 

Hình ảnh hồn nhiên, nhí nhảnh của chú bé liên lạc dũng cảm

 

Những xúc động, bâng khuâng khi nghĩ về bàn tay của mẹ

 

Ca ngợi, đề cao công cha, nghĩa mẹ

 

Tình cảm da diết, cảm động của người chiến sĩ đối với Bác Hồ

 

Hình ảnh và tâm tư, suy nghĩ của chú gấu con ngộ nghĩnh, hồn nhiên, vui nhộn

 

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Đọc mục 3. Đọc hiểu văn bản kí trong SGK và điền vào cột bên phải tên văn bản có nội dung nêu ở cột bên trái:

Nội dung

Tên văn bản

Qua văn bản, các em sẽ được cảm nhận thế nào là tình mẫu tử sâu nặng

 

Đó là những ghi chép về tuổi thiếu niên của nhà sáng lập hãng xe Honda nổi tiếng của Nhật Bản

 

Qua văn bản, các em sẽ hiểu thêm về một mảnh đất nổi tiếng phương Nam

 

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Đọc mục 4. Đọc hiểu văn bản nghị luận trong SGK và điền vào cột bên phải tên văn bản có nội dung nêu ở cột bên trái:

Nội dung

Tên văn bản

Phân tích nội dung, ý nghĩa của truyện Thánh Gióng

 

Chỉ ra sự cảm nhận tinh tế của tác giả dân gian trước vẻ đẹp của cô gái và cánh đồng lúa mênh mông, bát ngát

 

Giúp em hiểu vì sao Nguyên Hồng lại viết rất hay về tầng lớp những người cùng khổ

 

Giải thích vì sao phải tiết kiệm nước ngọt

 

Lí giải về những lợi ích của vật nuôi trong nhà

 

Nhấn mạnh sự cần thiết của việc bảo vệ động vật

 

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Đọc mục 5. Đọc hiểu văn bản thông tin trong SGK và sắp xếp tên các văn bản thông tin theo hai đề tài vào bảng sau:

Tên văn bản

Thuật lại một lịch sử sự kiện

Thuật lại một sự kiện văn hóa, thể thao, khoa học

Giờ Trái Đất

 

 

Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng

 

 

Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn độc lập”

 

 

Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ

 

 

Điều gì giúp bóng đá Việt Nam giành chiến thắng?

 

 

Những phát minh “tình cờ và bất ngờ”

 

 

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Phương án nào không phải là dạng bài tập tiếng Việt trong SGK Ngữ văn 6?

A. Nhận biết đơn vị tiếng Việt.

B. Phân tích tác dụng của đơn vị tiếng Việt 

C. Phân tích hệ thống các đơn vị tiếng Việt

D. Tạo lập đơn vị tiếng Việt. 

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Xác định tên các kiểu văn bản (Phần II. Học viết trong SGK) và yêu cầu cơ bản của mỗi kiểu văn bản tương ứng được rèn luyện viết ở SGK Ngữ văn 6.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Phương án nào sau đây nêu đúng thứ tự các bước mà người viết cần thực hiện để viết một văn bản?

A. Tìm ý và lập dàn ý, chuẩn bị, viết bài, kiểm tra và chỉnh sửa bài viết

B. Chuẩn bị, tìm ý và lập dàn ý, viết bài, kiểm tra và chỉnh sửa bài viết

C. Lập dàn ý, chuẩn bị, tìm ý và viết bài, kiểm tra và chỉnh sửa bài viết

D. Tìm ý và chuẩn bị, lập dàn ý, viết bài, kiểm tra và chỉnh sửa bài viết

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Xem phần III. Học nói và nghe trong SGK, điền tóm tắt các yêu cầu của kỹ năng nói và nghe theo bảng sau:

Kĩ năng

Yêu cầu

Nói

 

Nghe

 

Nói, nghe tương tác

 

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Xem phần Cấu trúc của sách Ngữ văn 6 và ghi nhiệm vụ của HS vào cột phải.

Các phần của bài học

Nhiệm vụ của HS

Yêu cầu cần đạt

 

Kiến thức ngữ văn

 

ĐỌC

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

- Tên văn bản

- Chuẩn bị

- Đọc hiểu

TIẾNG VIỆT

THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU

- Tên văn bản

- Chuẩn bị

- Đọc hiểu

 

VIẾT

- Định hướng

- Thực hành

 

NÓI VÀ NGHE

- Định hướng

- Thực hành

 

TỰ ĐÁNH GIÁ

 

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC

 

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Trình bày đặc điểm của văn bản truyện, văn bản truyền thuyết?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Ý nào dưới đây không thể hiện đặc điểm của nhân vật truyền thuyết?

a. Thường có những điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất

b. Nhân vật là những người bình thường, nghèo khổ

c. Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng

d. Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Đặc điểm nào dưới đây không phải đặc điểm của cốt truyện truyền thuyết?

a. Thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ

b. Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật

c. Thường kết thúc có hậu, thưởng phạt phân minh

d. Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến hiện tại

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Đọc VB dưới đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:

                                                TRUYỀN THUYẾT VỀ NGỌC BÀ THIÊN Y A NA

      Xưa, có hai vợ chồng một lão tiều phu, tuổi đã cao mà vẫn chưa có con. Họ cất nhà trên núi Đại An, cạnh một cửa sông, sinh sống bằng việc đốn củi và phát rẫy trồng dưa trên miền núi. Nhiều lần thăm rẫy thấy hễ trái dưa nào chín tới đều bị mất, ông lão có ý rình xem kẻ hái trộm dưa là ai.

      Một đêm kia, dưới ánh trăng mờ, ông lão thấy một cô bé đang hái trộm dưa. Cô vừa hái dưa vừa tung lên trời để đùa nghịch. Ông lão bèn giữ lại hỏi, mới biết cô bé mồ côi cha mẹ sống lưu lạc ở vùng này. Thấy diện mạo cô bé khác với người thường, lại ở vào hoàn cảnh đáng thương, vợ chồng ông lão đem lòng thương mến và đem về làm con nuôi, thương quý như con đẻ của mình. Vợ chồng ông lão cũng không hay biết rằng: chính cô bé mồ côi ấy là Thiên Y A Na hóa thân.

Đến một ngày kia vùng núi Đại An bị nạn hồng thủy, nước sông dâng lên một màu đỏ đục. Đứng trước cảnh tượng ấy, Thiên Y A Na bỗng nhớ tới cảnh tiên cung, mặt mày ủ dột, rồi để tự khuây khỏa, Thiên Y A Na đi hái hoa quả trên núi, xếp đá lại, tạo nên một cảnh núi non giả, ngồi ngắm nghía và đùa nghịch để khỏi bận tâm đến cảnh thủy tai đang diễn ra quanh mình. Vì thế, Thiên Y A Na bị ông lão quở trách nặng lời. Hối hận vì mình đã làm cho cha mẹ nuôi phiền lòng, Thiên Y A Na đã dùng phép hóa thân, nhập vào khúc gỗ trầm đang trôi ra biển cả, rồi dạt vào bờ biển Bắc. Nhân dân địa phương thấy khúc gỗ quý, xúm nhau lại, định khiêng về nhưng lạ thay hàng trăm người ghé vai vào đều không khiêng nổi.

Tin đồn đến tai thái tử miền nọ. Thái tử ra tận bờ biển nhấc thử, thì khúc gỗ được nhấc lên một cách nhẹ nhàng. Cho là điềm lạ, thái tử đem khúc gỗ về cung cất giữ coi như một vật quý hiếm. Một đêm nằm trằn trọc mãi không sao ngủ được, thái tử định đi sang thư phòng xem sách, khi đi ngang qua vườn thượng uyển, bỗng thấy một cô gái trẻ, đẹp đang dạo chơi ở đó. Nghe tiếng động, cô gái vội vàng chạy về phía hoàng cung rồi biến mất. Nhưng vào một đêm khác, cô gái xuất hiện. Thái tử có ý bí mật theo dõi, dò xét để biết thực hư. Một cuộc giáp mặt diễn ra quá bất ngờ, cô gái không kịp hóa phép ẩn mình vào khúc gỗ, đành phải kể lại lai lịch của mình cho thái tử nghe. Thái tử đem lòng thương yêu cô gái. Tin này liền đến tai vua cha. Nhà vua cho mời thầy đoán quẻ. Thấy có điềm lành, vua liền cho kết duyên vợ chồng.

Sau mấy năm trời chung sống hạnh phúc nơi đất Bắc, Thiên Y A Na vẫn nhớ về vườn dưa, nơi cha mẹ nuôi sống lam lũ, hiu quạnh. Nỗi thương nhớ thôi thúc Thiên Y A Na trốn thái tử, bỏ hoàng cung, cùng hai con biến vào khúc gỗ trầm, theo dòng nước biển trôi về quê hương người Chăm-pa ở cửa biển Cù Huân.

Nhưng khi trở về Đại An, bà mới biết rằng cha mẹ nuôi đã qua đời từ lâu. Thiên Y A Na bèn lập miếu thờ hai ông bà trên núi Đại An. Trong thời gian ngắn ngủi lưu lại ở Đại An, bà đã tạo lập vườn tược nơi đất cũ, bày dân làng cách làm ruộng, cách chữa bệnh và nuôi dạy con cái. Sau đó Thiên Y A Na tự tạc tượng mình bằng khúc gỗ trầm dựng trên núi Cù Lao, rồi cùng hai con ra đi. Về sau, dân chúng xứ này đem tượng đó vào miếu để thờ.

Thái tử biển Bắc, từ khi xa cách vợ con, lòng nhớ thương sầu muộn khôn nguôi, quên ăn, quên ngủ. Thái tử bèn xin cha mẹ cấp cho một đội chiến thuyền, hướng về Nam, giong buồm chạy suốt ngày đêm để tìm tung tích mẹ con Thiên Y A Na. Khi thuyền tới biển Cù Huân, thái tử cho người lên núi hỏi thăm dân chúng về Thiên Y A Na. Nhưng từ lâu lắm, dân chúng đã không thấy tăm tích của Bà đâu nữa. Chỉ biết rằng Bà rất linh ứng. Người ta đồn rằng Thiên Y A Na lúc thì cưỡi voi trắng dạo chơi trên đỉnh núi, lúc thì hiện thành hình tấm lụa trắng bay trên không trung, có lúc lại cưỡi cá sấu qua lại giữa Cù Lao và Hòn Yến. Trước mỗi lần Bà hiển linh như vậy, thường có mấy tiếng nổ to như sấm, tiếp đến, hào quang rực sáng cả một vùng.

Nhân dân địa phương nhớ công đức của Thiên Y A Na, tôn xưng là “Ngọc Bà” hay “Thánh mẫu”. Họ bỏ bao công sức và tâm huyết xây một ngôi tháp thật đẹp và uy nghi trên ngọn núi thiêng, nơi tiếp giáp với cửa sông, gọi là Tháp Bà. Ngôi tháp ấy là để thờ Bà, nhưng cũng để thờ Thái tử, chồng bà (tức thờ Ông), thờ vợ chồng ông lão Tiều phu, cha mẹ nuôi, cùng hai con của Bà. Trải qua mưa nắng thời gian, ngôi tháp đó vẫn tồn tại bền vững uy nghi cho đến tận ngày nay.

a. Vì sao Thiên Y A Na được dân trong vùng tôn xưng là “Ngọc Bà” hay “Thánh mẫu”?

b. Những đặc điểm nào ở nhân vật Thiên Y A Na trong VB trên giúp em nhận biết đó là nhân vật truyền thuyết?

c. Theo em, về cốt truyện, truyền thuyết về Ngọc Bà Thiên Y A Na đã thể hiện những đặc điểm nào của cốt truyện truyền thuyết?

d.Tìm một số dẫn chứng cho thấy truyện có sử dụng yếu tố kì ảo và cho biết tác dụng của chúng trong VB trên?

đ. Văn bản trên tuy không sử dụng lời của nhân vật, nhưng đặc điểm của các nhân vật vẫn được thể hiện rõ? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Hoàn thành bảng sau để so sánh đặc điểm cốt truyện truyền thuyết và cốt truyện cổ tích.

 

Cốt truyện truyền thuyết

Cốt truyện cổ tích

Điềm giống nhau

 

Điểm khác nhau

 

 

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Đặc điểm nào sau đây là của nhân vật cổ tích?

a. Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn với cộng đồng.

b. Thường thuộc kiểu nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh,...

c. Thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân hoá.

d. Thường được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Nối các khái niệm ở cột A với nội dung khái niệm tương ứng ở cột B.

A (các khái niệm)

B (Nội dung khái niệm)

1. Đề tài

a. Là phần lời người kể dùng để thuật lại một sự việc cụ thể hay giới thiệu, miêu tả khung cảnh, con người, sự vật…

2. Chủ đề

b. Là lời nói trực tiếp của các nhân vật trong truyện

3. Người kể chuyện

c. Là vấn đề chính mà VB nêu lên qua một hiện tượng đời sống

4. Lời của người kể chuyện

d. Là hiện tượng đời sống được miêu tả, thể hiện qua VB

5. Lời của nhân vật

đ. Là vai do tác giả tạo ra để kể các sự việc

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Đọc truyện Sọ Dừa (SGK Ngữ văn 6, tập một) và tóm tắt thành một VB ngắn gọn.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Trong truyện Em bé thông minh (SGK Ngữ văn 6, tập một), em vé đã vượt qua những thử thách nào? Các thử thách ấy có ý nghĩa gì trong việc thể hiện phẩm chất của nhân vật em bé thông minh?

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Theo em, chủ đề của truyện Em bé thông minh (SGK Ngữ văn 6, tập một) là gì?

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Đọc VB sau và trả lời các câu hỏi:

                                                                          HÀ RẦM HÀ RẠC

Ngày xưa, ở một nhà nọ có hai anh em sống với nhau. Cha mẹ họ mất sớm, để lại một gia sản cũng vào hạng khá trong vùng. Ít lâu sau, người anh lấy vợ. 

Anh bảo em:

- Bây giờ đã đến lúc phải chia gia tài ra để cho mày học ăn học làm với người ta.

Đến ngày chia của, anh chìa ra một tờ giấy, bảo em:

- Của cải của cha mẹ để lại có ba giống: giống đực, giống cái và giống con. Mày bé bỏng nên tao nhường cho mày tất cả những đồ đạc giống đực, còn giống cái và giống con thì phần tao, nghe chưa? Nếu mày bằng lòng thì kí vào đây!

Em ngây thơ tưởng là anh thương mình thật nên không nghi ngờ gì cả, ký ngay vào giấy. Cuộc chia của bắt đầu. Nhưng đồ vật nào mà chả gọi là “cái” hay là “con”. Người anh đếm mãi:

- Cái nhà này: của tao, con trâu này: của tao, cái chum này: của tao, cái cày, cái búa này: của tao…

Suốt từ sáng đến chiều, những của chìm của nổi chia đã sắp vợi đi mà vẫn chưa có một vật nào thuộc giống đực cả. Mãi đến lúc trời đã tối, người em tức mình mới chụp lấy một cây dao rựa dựng ở bờ hè mà nói rằng:

- Đây là “đực rựa” thuộc về phần tôi!

Nói xong, người em vác rựa lùi lũi đi ra giữa lúc người anh cười ha hà vì thấy mưu kế của mình đã đạt.

Từ đây, người em ngày ngày vác rựa vào rừng chặt củi làm kế sinh nhai. Vì không có nhà ở nên anh ta phải ăn nhờ ở đậu hết nhà người bà con này qua người quen khác. Có hôm phải năm đình nằm chùa, ngủ câu ngủ quán như kẻ cầu bơ cầu bất. Mặc dù khổ như vậy nhưng anh vẫn chăm chỉ làm ăn đề khỏi phải ngửa tay ăn xin mọi người.

Một hôm, trăng non vừa mọc, anh đang ngủ say tỉnh dậy tưởng trời đã sáng, bèn vớ lấy rựa đi miết lên rừng. Đến cửa rừng mới hay là mình nhầm: trời vẫn còn khuya. Anh bèn nằm duỗi chân dưới một gốc cổ thụ đợi sáng, nhưng bỗng dưng ngủ quên lúc nào không hay. Anh chàng không ngờ rằng nơi đây là chốn chơi đùa của một bầy khỉ. Hôm ấy chúng cũng kéo nhau đến đây, nhưng khi thấy dưới gốc cây có một người lạ nằm thẳng đuỗn thì tưởng là một thây người; chúng bèn xúm nhau khiêng đi chôn đề lây chỗ nhảy nhót. Đang đi, anh chàng bỗng tỉnh giấc, toan la lên, nhưng thấy chuyện hay hay, nên cứ nằm im xem bọn khỉ khiêng mình đi đến đâu. Hỏi lâu, anh nghe bầy khỉ dừng lại nói với nhau: 

- Hà rầm hà rạc, chôn vào hố bạc, không chôn hố vàng!

Nhưng trong bầy khỉ có một con khỉ đột đứng đầu, bảo chúng:

- Hà rầm hà rạc, chôn vào hố vàng, không chôn hố bạc!

Thế là bầy khỉ lại tiếp tục khiêng anh tới một chỗ khác xa hơn. Đến nơi, chúng đặt anh xuống, rồi kéo nhau trở về gốc cổ thụ. Anh chàng nhìn thấy xung quanh mình có những cục vàng sáng chói thì mừng lắm, bèn chờ cho chúng đi khuất mới đứng đậy nhặt đầy túi mang về. Từ khi trở nên giàu có, anh chàng hết làm nhà cửa lại tậu ruộng vườn, nuôi trâu bò, cuộc đời muôn phần tươi hơn trước.

Câu chuyện một người tiều phu lên núi bắt được vàng từ đó lan đi khắp nơi. Người anh nghe nói nửa tin nửa ngờ. Một hôm vào ngày giỗ cha, hắn thấy em mình tìm đến mời về nhà ăn giỗ. Hắn vội vã nhận lời. Bước vào nhà em, người anh không giấu được kinh ngạc:

- Từ dạo ấy đến giờ chú mày làm thế nào mà phát tài dữ vậy?

Người em vui vẻ kể tỉ mỉ cho anh nghe câu chuyện lên rừng gặp khi, và từ hố bạc tình cờ được chúng chuyển sang hố vàng. Nghe xong, người anh mượn ngay cây rựa, và cũng chờ một đêm trăng non, một minh vác rựa lên cửa rừng. Hắn ta cũng giả vờ duỗi chân nằm dưới gốc cổ thụ nọ. Lát sau, quả nhiên có một bầy khỉ đến nhảy nhót xung quanh góc cây. Khi thấy có người lạ nằm choán chỗ chúng vui đùa, chúng cũng xúm lại khiêng đi chôn, vì tưởng rằng đó là một cái thây người chết. Nhưng đến lúc nghe bầy khỉ nói: “Hà rầm hà rạc, chôn vào hố bạc, không chôn hố vàng!” thì hắn vội ngửng đầu cãi lại:

- Chôn vào hố vàng chứ! Chôn vào hố vàng chứ!

Bầy khỉ không ngờ cái thây người vẫn còn sống, cuống cuồng quẳng hắn xuống rồi bỏ chạy. Hắn bị lăn xuống sườn núi, đầu va vào đá, vỡ sọ chết.

(Theo Nguyễn Đổng Chi, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 4, Viện Văn học xuất bản, 1993)

a. Truyện này kể về kiểu nhân vật nào? Vì sao em lại xác định như vậy?

b. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Những từ ngữ nào cho em biết điều đó? Việc sử dụng ngôi kể đó có tác dụng gì?

c. Trong đoạn văn sau đây, đâu là lời của người kể chuyện, đâu là lời của nhân vật?

Người em vui vẻ kể tỉ mỉ cho anh nghe câu chuyện lên rừng gặp khi, và từ hố bạc tình cờ được chúng chuyển sang hố vàng. Nghe xong, người anh mượn ngay cây rựa, và cũng chờ một đêm trăng non, một mình vác rựa lên cửa rừng. Hắn ta cũng giả vờ duỗi chân nằm dưới gốc cổ thụ nọ. Lát sau, quả nhiên có một bầy khỉ đến nhảy nhót xung quanh góc cây. Khi thấy có người lạ nằm choán chỗ chúng vui đùa, chúng cũng xúm lại khiêng đi chôn, vì tưởng rằng đó là một cái thây người chết. Nhưng đến lúc nghe bầy khỉ nói: “Hà rầm hà rạc, chôn vào hố bạc, không chôn hố vàng!” thì hắn vội ngửng đầu cãi lại:

- Chôn vào hố vàng chứ! Chôn vào hố vàng chứ!

d. Liệt kê vào bảng sau những hành động của người em và người anh ở từng sự việc:

Sự việc

Người em

Người anh

Phân chia tài sản

 

 

Lên rừng và gặp bầy khỉ

 

 

Qua hành động trên, em hiểu được gì về phẩm chất của nhân vật người em và người anh?

đ. Liệt kê các yếu tố kì ảo trong truyện. Các yếu tố này có vai trò gì đối với số phận của nhân vật người em?

e. Sắp xếp các sự việc sau theo đúng trình tự xảy ra trong truyện bằng cách điền các chữ số vào sơ đồ:

(1) Người anh lấy tất cả tài sản. Người em chỉ có cái rựa.

(2) Một hôm, người em lên rừng gặp bầy khỉ và trở nên giàu có.

(3) Xưa, ở gia đình nọ, cha mẹ mất sớm để lại một gia sản khá lớn cho hai anh em.

(4) Người em không có nhà cửa, ruộng vườn nhưng rất chăm chỉ làm ăn.

(5) Người anh nghe kể sự tình, lập tức bắt chước người em lên rừng tìm gặp bầy khỉ và bị quẳng xuống vực sâu.

(6) Ít lâu sau, người anh lấy vợ. Cuộc phân chia tài sản diễn ra.

g. Dựa vào sơ đồ trên, em hãy kể tóm tắt câu chuyện.

h. Theo em, chủ đề của truyện này là gì?

i. Em thích nhất chi tiết nào trong truyện này? Vì sao?

k. Em có suy nghĩ gì về kết thúc của câu chuyện?

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Chọn câu trả lời đúng để điền vào những chỗ trống trong đoạn văn sau:

Về cách gieo vần thông thường của một cặp câu lục bát, tiếng thứ (1) ...... của dòng lục vần với tiếng thứ (2) ...... của dòng bát kế nó, tiếng thứ (3) ...... dòng bát vần với tiếng thứ (4) ...... của dòng lục tiếp theo.

a. (1) sáu - (2) tư - (3) tám - (4) sáu

b. (1) sáu – (2) tám - (3) sáu - (4) sáu

c. (1) sáu - (2) sáu - (3) tám - (4) sáu

đ. (1) sáu - (2) tư - (3) tám - (4) sáu

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Em hãy hoàn chỉnh câu văn sau:

Thơ lục bát là thể thơ ......, một cặp câu lục bát gồm có một dòng ...... và một dòng ......

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Trong một câu thơ lục bát, các tiếng nào sau đây phải tuân thủ quy định chặt chẽ về cách phối hợp thanh điệu?

a. Các tiếng ở vị trí 3, 5, 7

b. Các tiếng ở vị trí 2, 4, 6

c. Các tiếng ở vị trí 6, 8

d. Các tiếng ở vị trí 2, 4, 6, 8

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Dựa vào hiểu biết của em về cách gieo vần, luật bằng trắc và ngắt nhịp trong thơ lục bát, hãy xác định những VB sau có phải được viết theo thể thơ lục bát không. Hãy lý giải.

Công đâu công uổng công thừa,

Công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan.

Công đâu công uổng công hoang

Công đâu gánh nước Tam Quan tưới dừa

 

Bến Tre giàu mía Mỏ Cày,

Giàu nghêu Thạnh Phú, giàu xoài Cái Mơn.

Bến Tre biển cá sông tôm,

Ba Tri muối mặn, Giồng Trôm lúa vàng.

(Theo Nguyễn Quốc Túy, Trần Gia Linh, Tục ngữ - Ca dao - Dân ca chọn lọc, NXB Giáo dục, 1993)

Xem lời giải >>