Đề bài

Viết bài văn miêu tả cảnh sum họp cuối tuần (hoặc vào dịp lễ, Tết) của gia đình em.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

     Em luôn cảm thấy may mắn vì gia đình của em là một gia đình hạnh phúc, dù đi đâu hay làm gì thì gia đình em luôn dành thời gian cho nhau những lúc rảnh. Ba em công tác xa nhà mấy chục cây số, một tuần mới về một lần. Em và bé Hằng thì đi học cả tuần ở trường, tối lại phải học bài. Dù mỗi người một công việc ở những nơi khác nhau nhưng đến cuối tuần là tất cả đều tụ họp đông đủ sum vầy bên nhau.

     Ngoài trời thì lạnh buốt, trời cũng đang dần tối lại. Trong nhà, mẹ mình đang chuẩn bị cơm nước, còn mình thì đang giúp mẹ dọn bữa cơm chiều để chờ ba đi công tác về. Khi bố về, cả nhà lại được ngồi quây quần bên mâm cơm thật đầm ấm. Mùi thức ăn thơm phức làm cho ai cũng thấy đói bụng. Cả nhà vừa ăn cơm vừa trò chuyện. Bố mẹ em tuy vất vả, từ sáng sớm đến đêm tối mới từ cánh đồng trở về nhà nhưng bố mẹ rất tâm lý. Hễ khi nào rảnh là lại ngồi trò chuyện cùng các con. 

     Sau bữa cơm, cả nhà cùng nhau ăn trái cây và trò chuyện. Em Hằng khoe điểm với bố. Ba hỏi em: “Tuần này được mấy điểm mười hả con? Môn nào nhiều điểm mười hơn cả?” Em Hằng sung sướng khoe: “Hơn tuần trước bốn điểm mười ba ạ! Nhiều nhất là môn Toán, sau đến là môn Tiếng Việt. Riêng môn Mĩ thuật con cố gắng lắm chỉ được điểm tám thôi!”. Cả nhà cùng nhau chúc mừng em học tập đạt điểm cao. Em cũng được bố khen là giúp đỡ mẹ và học tập tốt. Thế là một buổi tối sum vầy, trò chuyện và xem truyền hình cùng bố mẹ.

     Sau đó em và Hằng bảo nhau lên phòng cùng chơi trò chơi để bố mẹ nghỉ ngơi. Mẹ em và bố em đi nghỉ, kết thúc một ngày làm việc. Nhìn bố mẹ chìm vào giấc ngủ, lúc đó em nghĩ ước gì lúc nào gia đình mình cũng sum họp thế này, em sẽ học thật tốt và giúp đỡ bố mẹ thật nhiều.

    Một buổi tối cuối tuần thật vui vẻ và đầm ấm sau một tuần học tập và làm việc mệt mỏi. Tiết trời tuy lạnh nhưng mình vẫn cảm thấy ấm lòng, bởi không khí gia đình lúc nào cũng hòa thuận, yên vui, lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười hạnh phúc. Em ước sao nhà mình mãi luôn đầm ấm và vui vẻ như vậy. Những buổi sum họp gia đình thật là đáng quý, đáng yêu thương biết bao nhiêu. Em rất yêu gia đình của em.

Loigiaihay.com

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Khi viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích, không cần lưu ý điểm nào?

A. Lựa chọn truyện truyền thuyết hoặc cổ tích để viết bài kể lại

B. Xác định nội dung chính; từ đó, lập dàn ý cho bài văn

C. Bám sát câu chữ, trung thành với văn bản truyện đã đọc

D. Không chép lại nguyên văn toàn bộ câu chuyện trong sách

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Lập dàn ý cho đề văn: Hãy kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích mà em yêu thích.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp một công trình văn hoá ở địa phương (một ngôi chùa, một ngọn tháp, một tượng đài nghệ thuật,...). Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất hai từ đơn, hai từ phức.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Trình bày đặc điểm kiểu bài tóm tắt nội dung chính của VB bằng sơ đồ

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Tóm tắt nội dung chính của VB Truyền thuyết về Ngọc Bà Thiên Y A Na bằng sơ đồ.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Đọc và tóm tắt bài văn kể lại một trải nghiệm theo gợi ý ở dưới

   Một buổi sáng đáng nhớ

  Đó là một buổi sáng sớm đầu mùa hạ. Tôi bị đánh thức bởi tiếng “Meo! Meo!” như gào của Miu Xám. Đấy lò nó gọi tôi mỗi lúc sản được mồi. Để khoe khoang “chiến công” mài Tỏi lập tức chốm dậy, phi ngay xuống bếp. Nhưng lần này Miu Xám không tha về một con chuột hay con thạch sùng như mọi khi mà là một con chim cánh lõa xõa. Tôi vội chạy đến cứu chú chim tội nghiệp. Miu Xám chui tọt vào gắm bản, gừ gừ. Thấy tôi gọi, nó vẽnh một, mắt sáng lên, ra chiều tự hào lắm nhưng móm vẫn ngộm chặt con mồi.

  Tôi vội vàng ngồi xuống dỗ dành Miu Xám rồi lừa túm chặt lấy gáy khiến nó phải nhà con môi ra. Tôi ôm chú chim vào lòng bèn tay. Nó đẹp vô cùng: đuôi dài mượt, trên đỉnh đầu có nhúm lông dựng lên như cái sừng, lông cổ trắng muốt và lông hai bên mó lại có màu đỏ tươi (sau này tôi tìm trên in-tơ-nét mới biết đấy là chim chào mào má đỏ).

  Tôi vuốt nhẹ rồi lật qua lột lại vẫn thấy chú chim nằm lỏ ra, không cựa quậy. Đầu nó mềm oặt, mốt nhắm nghiền, Nó chết mất rồi! Thương quá, tôi đặt nó xuống sàn bếp, định đuổi theo “hỏi tội” Miu Xám. Bất ngờ, chú chim đang nồm sóng sượt bỗng bay vút qua cửa số bếp. Tôi không kịp nhìn thấy cử động nào của nó. Chỉ thấy nó lướt vèo ngang một tôi rồi mất hút. Tôi đứng ngây người vì sung sướng và kinh ngạc. Ôi, làm sao chú chim bé nhỏ có thể giả chết y như thật vậy chứ! Nhìn lại “đường bay” của nó, tôi lại càng ngạc nhiên. Rõ ràng chú chào mào nhắm tịt mắt suốt từ lúc tôi nhìn thấy nó. Vậy nó nhìn đường bằng cách nào nhỉ? Sao nó có thể “tính toán” một đường bay chéo chính xác tuyệt vời như thế kia? Bởi vì cửa số bếp nhà tôi không rộng và chỉ mở kéo vé một bên, còn bên kia vẫn lò kinh trong suốt. Thế mà từ góc sàn bếp, nó vẫn chọn đúng được bên ó cửa mở để lao ra. Nó còn tránh được cả bức tường nhà bên chỉ cách cửa bếp chưa đây nửa mét rồi vút thông lên trời!

  Mỗi khi nhớ về buối sáng hôm ấy, tôi luôn cảm thấy vui sướng. Và mỗi khi giàn cây quanh nhà ríu rít tiếng chim, tôi lại háo hức ngó ra. Tôi mong sẽ được gặp lại chủ chào mào má đỏ thông minh và can đảm của tôi. Cũng từ đó, tôi đã đeo vào cổ Miu Xám một cái vòng có gắn ba quả chuông nhỏ xíu để không chú chim nào bị trở thành con mồi của nó nữa.

 (Nhóm biên soạn)

Gợi ý: (SBT trang 11)

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Tìm ẩn dụ trong những câu thơ dưới đây. Nêu tác dụng của các ẩn dụ đó đối với việc miêu tả sự vật và biểu cảm.

Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng

 À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon

À ơi này cái trăng tròn

À ơi này cái trăng còn nằm nôi...

[…]

À ơi này cái Mặt Trời bé con...

                                                         (Bình Nguyên)

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Tìm biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong khổ thơ dưới đây. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó đối với việc miêu tả sự vật và biểu cảm.

Anh đội viên nhìn Bác

      Càng nhìn lại càng thương

 Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm.

                                             (Minh Huệ)

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Trong cụm từ và các tục ngữ (in đậm) dưới đây, biện pháp tu từ ẩn dụ được xây dựng dựa trên cơ sở so sánh ngầm giữa những sự vật, sự việc nào?

a)                                             Ru cho cái khuyết tròn đầy

                                            Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau.

                              (Bình Nguyên)

b)                                        Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

                         (Tục ngữ)

c)                                       Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

                         (Tục ngữ)

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Ghép các ẩn dụ là thành ngữ ở cột A với các nghĩa phù hợp nêu ở cột B:

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Cách dùng các từ in đậm trong những câu dưới đây có gì khác cách dùng bình thường?

Chỉ ra nét tương đồng giữa cảm giác được gọi ra nhờ mỗi từ in đậm (ví dụ: mỏng) với cảm giác được biểu thị bằng từ ngữ bình thường (ví dụ: khẽ). Nêu tác dụng của các ẩn dụ cảm giác đó đối với việc miêu tả sự vật, hiện tượng.

a)                             Ngoài thềm rơi chiếc lá đa,

                            Tiếng rơi rất mỏng như là nơi nghiêng.

                  (Trần Đăng Khoa)

b)                             Với đôi cánh đẫm nắng trời

                            Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa.

                     (Nguyễn Đức Mậu)

c)                          Em thấy cả trời sao

                            Xuyên qua từng kẽ lá

                            Em thấy cơn mưa rào

                            Ướt tiếng cười của bố.

d) Buổi sáng, mọi người đổ ra đường. Ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mùi hồi chín chảy qua mặt. 

          (Tô Hoài)

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Ghi vào vở dòng bát sao cho phù hợp nội dung, vần nhịp và luật bằng trắc.

- Con đường rợp bóng cây xanh

                 ??? 

- Phượng đang thắp lửa sân trường

                 ???

– Tre xanh từ những thuở nào

                 ???

– Bàn tay mẹ dịu dàng sao

                 ???

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Hãy sưu tầm một bài thơ lục bát hay viết về người mẹ.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Viết đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) nói về cảm nghĩ của em khi đọc truyện cổ tích Hà rầm hà rạc.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Theo em, khi làm bài viết kể lại một truyện cổ tích có cần lập dàn ý hay không? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Trong bài thơ Chuyện cổ nước mình có câu:

Ở hiền thì lại gặp hiền,

Người ngay thì gặp người tiên độ trì.

                                 (Lâm Thị Mỹ Dạ)

Câu thơ trên gợi cho em nhớ đến truyện cổ tích nào nhiều nhất? Hãy kể lại truyện đó.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em

Phiếu tìm ý

1. Đó là câu chuyện gì? Xảy ra khi nào? Ở đâu?

2. Những ai có liên quan đến câu chuyện?

3. Điều gì đã xảy ra, theo thứ tự như thế nào? Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy?

4. Em có cảm xúc gì khi câu chuyện diễn ra?

5. Ghi lại vài từ miêu tả cảm xúc của em khi kể lại câu chuyện:

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Trong SGK có yêu cầu “Tìm năm đến sáu hình ảnh về quê hương Việt Nam trên internet hoặc sách báo để làm một tập ảnh về quê hương, đất nước hoặc nơi em đang sống. Viết đoạn văn (từ 150 đến 200 chữ) đề giới thiệu tập ảnh đó với người xem”.

Em hãy:

a. Chọn một từ ngữ trong đoạn văn mà em cho là có thể diễn tả tốt nhất ý tưởng của mình. Lý giải vì sao chọn từ ngữ đó.

b. Chọn một từ ngữ trong đoạn văn mà em cho là chưa diễn tả tốt nhất ý tưởng của mình. Thay bằng từ ngữ khác.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Viết một đoạn văn khoảng 150 chữ, trình bày cảm xúc của em về bài ca dao sau:

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Nêu lên một số kỉ niệm sâu sắc của em với thầy cô, bạn bè khi học ở trường Tiểu học. Giải thích vì sao lại là những kỉ niệm ấy.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Sau khi đọc VB Giọt sương đêm (SGK Ngữ văn 6, tập một), em hãy viết một đoạn văn khoảng 150 chữ kể tiếp câu chuyện của Bọ Dừa khi về quê.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Em hãy điền vào sơ đồ sau các bước tạo lập văn bản và ý nghĩa của từng bước:

[CTST] Giải SBT Văn 6 bài 4: Những trải nghiệm trong đời (Viết)

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Khi viết một bài văn kể lại trải nghiệm của bản thân, việc kết hợp kể và tả, thể hiện cảm xúc của mình đối với sự việc có tác dụng gì?

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Sau kì nghỉ hè, chắc hẳn em đã có thêm nhiều trải nghiệm mới. Hãy viết một bài văn kể lại trải nghiệm đáng nhớ của em trong mùa hè vừa qua để chia sẻ với các bạn cùng lớp.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Viết đoạn văn (khoảng 7 - 10 câu) ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Trường hoa của Ta-go.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Viết đoạn văn (khoảng 7 - 10 câu) ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Cái cầu của Phạm Tiến Duật

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Viết đoạn văn ngắn khoảng 150 chữ nêu cảm nhận của em về các loài cây được tả trong VB. Trong đoạn văn có sử dụng biện pháp ẩn dụ.

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Nêu đặc điểm kiểu bài tả lại một cảnh sinh hoạt.

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát là gì?

A. Ghi lại những cảm nghĩ của bản thân về bài thơ 

B. Tóm tắt lại nội dung của bài thơ.

C. Ghi lại những câu thơ hay của bài thơ. 

D. Trả lời câu hỏi: Bài thơ viết về điều gì? 

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Để viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát, điều gì cần chú ý nhất?

A. Hình thức của bài thơ                                  

B. Đọc kĩ để hiểu bài thơ

C. Nhan đề của bài thơ                                   

D. Cách gieo vần của bài thơ

Xem lời giải >>