Đề bài

Dẫn ra một truyện cười (hiện đại hoặc dân gian) có nội dung tương tự truyện Thi nói khoác mà em biết.

Phương pháp giải

Tìm các câu chuyện có nội dung tương tự.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Nói khoác gặp nhau

Anh nọ được dịp nói khoác:

– Tôi được thấy có nhiều cái lạ lắm, nhưng lạ nhất là có một chiếc thuyền, dài không lấy gì mà đo cho xiết, có người thuở hai mươi tuổi đứng ở đằng mũi bắt đầu đi ra đằng lái, đi đến giữa cột buồm thì đã già, râu tóc bạc phơ, cứ thế đi, đến chết vẫn chưa tới lái.

Trong làng cũng có một anh nói khoác nổi tiếng, nghe vậy liền kể ngay một câu chuyện:

– Như thế đã lấy gì làm lạ ! Tôi đi rừng thấy có một cây cao ghê gớm. Có một con chim đậu trên cành cây ấy, đánh rơi một hạt đa. Hạt đa rơi xuống lưng chừng gặp mưa, gặp bụi rồi nảy mầm, đâm rễ thành cây đa. Cây đa lớn lên, sinh hoa, kết quả, hạt đa ở cây đa đó lại rơi vãi ra, đâm chồi, nẩy lộc thành nhiều cây đa con, đa con cũng như cây đa mẹ lớn lên, sinh hoa kết quả, lại nẩy ra hàng đàn cây đa cháu. Cứ thế mãi cho đến khi rơi tới đất thì đã bảy đời tất cả.

Anh đi xa về nghe thế gân cổ lên cãi:

– Làm gì có cây cao thế ! Chả ai tin được.

Anh kia cười ranh mãnh:

– Ấy không có cây cao như thế thì lấy đâu ra gỗ mà đóng chiếc thuyền của anh?

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Đọc trước văn bản Thi nói khoác và tìm hiểu thêm về truyện cười dân gian Việt Nam.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Chuẩn bị một truyện cười dân gian hoặc hiện đại có đề tài nói khoác để giới thiệu cho các bạn trong lớp.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Nói khoác là gì?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Vì sao quan thứ nhất chịu thua quan thứ hai trong truyện Thi nói khoác?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Tranh minh họa trong văn bản Thi nói khoác cho biết gì về bối cảnh cuộc thi nói khoác?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Vì sao trong truyện Thi nói khoác quan thứ ba chịu thua quan thứ tư?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Kết thúc truyện Thi nói khoác có gì bất ngờ?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Nhan đề Thi nói khoác gợi cho em những suy nghĩ gì về nội dung văn bản?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

“Truyện cười thường ngắn gọn, cốt truyện đơn giản, ít nhân vật”. Em hãy làm sáng tỏ nhận xét vừa nêu bằng truyện Thi nói khoác.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Tại sao có thể nói: Nội dung nói khoác của ông quan thứ hai và ông quan thứ tư đều có ý “nói lỡm” ông quan thứ nhất và ông quan thứ ba trong truyện Thi nói khoác?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Điều gì khiến người đọc phải buồn cười qua câu chuyện Thi nói khoác?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Theo em, truyện Thi nói khoác chủ yếu nhằm mục đích gì (mua vui hoặc châm biếm, đả kích, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội)?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Nói khoác là gì? Có những từ nào khác chỉ hiện tượng nói khoác?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Nêu một số đặc điểm truyện cười tiêu biểu thể hiện qua truyện Thi nói khoác. 

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Tại sao có thể nói: Nội dung nói khoác của ông quan thứ hai và ông quan thứ tư đều có ý “nói lõm” ông quan thứ nhất và ông quan thứ ba trong Thi nói khoác?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Điều gì khiến người đọc phải buồn cười qua câu chuyện Thi nói khoác

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Theo em, truyện Thi nói khoác chủ yếu nhằm mục đích gì (mua vui hoặc châm biếm, đả kích, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội)?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Truyện cười luôn có trong nó ít nhiều sự thật. Theo em, sự thật trong truyện Thi nói khoác là gì?

Xem lời giải >>