Đề bài

Phân tử nào sau đây có các nguyên tử đều đã đạt cấu hình electron bão hòa theo quy tắc octet?

A. BeH2.                    

B. AlCl3.                    

C. PCl5.                      

D. SiF4

Phương pháp giải

Dựa vào

- Quy tắc octet: Trong quá trình hình thành liên kết hóa học, nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có xu hướng tạo thành lớp vỏ ngoài cùng có 8 electron tương ứng với khí hiếm gần nhất (hoặc 2 electron với khí hiếm Helium)

- Các bước thực hiện:

+ Bước 1: Viết cấu hình electron của các nguyên tử

+ Bước 2: Xác định số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử

+ Bước 3: Viết sự hình thành liên kết trong các phân tử

+ Bước 4: Xác định nguyên tử trong phân tử ngoại lệ với quy tắc octet

Lời giải của GV Loigiaihay.com

 => Đáp án: D

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 : Vận dụng quy tắc octet để giải thích sự hình thành liên kết trong các phân tử: F2, CCl4, NF3.
Xem lời giải >>
Bài 2 :

Phosphine là hợp chất hóa học giữa phosphorus với hydrogen, có công thức hóa học là PH3. Đây là chất khí không màu, có mùi tỏi, rất độc, không bền. Phosphine sinh ra khi phân hủy xác động, thực vật và thường lẫn một lượng nhỏ diphosphine (P2H4) nên nó có thể tự cháy trong không khí ở điều kiện thường và tạo thành khối phát sáng bay lơ lửng (hiện tượng "ma trơi").

Vận dụng quy tắc octet để giải thích sự tạo thành liên kết hóa học trong phosphine.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Viết công thức cấu tạo và công thức Lewis của các phân tử sau: PH3, H2O, C2H6. Trong phân tử nào có liên kết phân cực mạnh nhất?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Hãy dự đoán xu hướng nhường, nhận electron của mỗi nguyên tử trong từng cặp nguyên tử sau. Vẽ mô hình (hoặc viết số electron theo lớp) quá trình các nguyên tử nhường, nhận electron để tạo ion

a) K (Z = 19) và O (Z = 8).

b) Li (Z = 3) và F (Z = 9).

c) Mg (Z = 12) và P (Z = 15)

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Vì sao các nguyên tố thuộc chu kì 2 chỉ có tối đa 8 electron ở lớp ngoài cùng (thỏa mãn quy tắc 8 electron khi tham gia liên kết)?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Nguyên tử nitrogen và nguyên tử nhôm có xu hướng nhận hay nhường lần lượt bao nhiêu electron để đạt được cấu hình electron bền vững?

A. Nhận 3 electron, nhường 3 electron

B. Nhận 5 electron, nhường 5 electron

C. Nhường 3 electron, nhận 3 electron

D. Nhường 5 electron, nhận 5 electron

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng nhường đi 1 electron khi hình thành liên kết hóa học?

A. Boron

B. Potassium

C. Helium

D. Fluorine

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Xu hướng tạo lớp vỏ bền vững hơn của các nguyên tử thể hiện như thế nào trong các trường hợp sau đây?

a) Kim loại điển hình tác dụng với phi kim điển hình

b) Phi kim tác dụng với phi kim

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Ở dạng đơn chất, sodium (Na) và chlorine (Cl) rất dễ tham gia các phản ứng hóa học, nhưng muối ăn được tạo nên từ hai nguyên tố này lại không dễ dàng tham gia các phản ứng mà có sự nhường hoặc nhận electron. Giải thích

Xem lời giải >>
Bài 10 : Nguyên tử của các nguyên tố hydrogen và fluorine có xu hướng cho đi, nhận thêm hay góp chung các electron hóa trị khi tham gia liên kết hình thành phân tử hydrogen fluoride (HF)?
Xem lời giải >>
Bài 11 :

Ion sodium và ion fluoride có cấu hình electron của các khi hiếm tương ứng nào?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Trình bày sự hình thành ion lithium. Cho biết ion lithium có cấu hình electron của khí hiếm tương ứng nào?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Biết phân tử magnesium oxide hình thành bởi các ion Mg2+ và O2-. Vận dụng quy tắc octet, trình bày sự hình thành các ion trên từ những nguyên tử tương ứng.
 

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm argon khi tham gia hình thành liên kết hóa học?

A. Fluorine

B. Oxygen

C. Hydrogen

D. Chlorine

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Vận dụng quy tắc octet, trình bày sơ đồ mô tả sự hình thành phân tử potassium chloride (KCl) từ nguyên tử của các nguyên tố potassium và chlorine.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử H2O bằng cách áp dụng quy tắc octet

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Em hãy vẽ mô hình mô tả quá trình tạo lớp vỏ thỏa mãn quy tắc octet trong các trường hợp sau đây:

a) Nguyên tử O (Z = 8) nhận 2 electron để tạo thành anion O2-.

b) Nguyên tử Ca (Z = 20) nhường 2 electron để tạo ra cation Ca2+.

c) Hai nguyên tử fluorine “góp chung electron” để đạt được lớp vỏ thỏa mãn quy tắc octet.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Nguyên tử có mô hình cấu tạo sau sẽ có xu hướng tạo thành ion mang điện tích nào khi nó thỏa mãn quy tắc octet?

 

A. 3+.                    B. 5+.                    C. 3-.                     D. 5-.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Nguyên tử có mô hình cấu tạo sau đây có xu hướng nhường hoặc nhận electron như thế nào khi hình thành liên kết hóa học?

 

A. Nhận 1 electron.                            

B. Nhường 1 electron.

C. Nhận 7 electron.                            

D. Không có xu hướng nhường hoặc nhận electron.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Mô hình mô tả quá trình tạo liên kết hóa học sau đây phù hợp với xu hướng tạo liên kết hóa học của nguyên tử nào?

 

A. Aluminium.      B. Nitrogen.          C. Phosphorus.      D. Oxygen.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Hãy ghép mỗi nguyên tử ở cột A với nội dung được mô tả ở cột B cho phù hợp

Cột A

Cột B

a) Ne (Z = 10)

1. có xu hướng nhận thêm 1 electron.

b) F (Z = 9)

2. có cấu hình lớp vỏ ngoài cùng là 8 electron bền vững

c) Mg (Z = 12)

3. có xu hướng nhường đi 2 electron 

d) He (Z = 2)

4. có cấu hình lớp vỏ ngoài cùng 2 electron bền vững

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Nguyên tử nào trong các nguyên tử sau đây không có xu hướng nhường electron để đạt lớp vỏ thoả mãn quy tắc octet?

A. Calcium.         

B. Magnesium.    

C. Potassium.       

D. Chlorine.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Nguyên tử nào sau đây không có xu hướng nhường hoặc nhận electron để đạt được lớp vỏ thoả mãn quy tắc octet?

A. Nitrogen.         

B. Oxygen.          

C. Sodium.           

D. Hydrogen.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Potassium iodide (KI) được sử dụng như một loại thuốc long đờm, giúp làm lỏng và phá vỡ chất nhầy trong đường thở, dùng cho các bệnh nhân hen suyễn, viêm phế quản mãn tính. Trong trường hợp bị nhiễm phóng xạ, KI còn giúp ngăn tuyến giáp hấp thụ iodine phóng xạ, bảo vệ và giảm nguy cơ ung thư tuyến giáp. Trong phân tử KI, các nguyên tử K và I đều đã đạt được cơ cấu bền của khí hiếm gần nhất. Đó lần lượt là những khí hiếm nào?

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Em hãy nêu tên và công thức hoá học của 1 chất ở thể rắn, 1 chất ở thể lỏng và 1 chất ở thể khí (trong điều kiện thường), trong đó nguyên tử oxygen đạt được cấu hình bền của khí hiếm neon.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Nguyên tử trong phân tử nào dưới đây ngoại lệ với quy tắc octet?

A. H2O.                      

B. NH3.                      

C. HCl.                       

D. BF3.

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Cho các phân tử sau: Cl2, H2O, NaF và CH4. Có bao nhiêu nguyên tử trong các phân tử trên đạt cấu hình electron bền của khí hiếm neon?

A. 3.                           

B. 2.                           

C. 5.                           

D. 4.

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Trong các hợp chất, nguyên tử magnesium đã đạt được cấu hình bền của khí hiếm gần nhất bằng cách

A. cho đi 2 electron.                          

B. nhận vào 1 electron.

C. cho đi 3 electron.                           

D. nhận vào 2 electron.

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Trong phân tử HBr, nguyên tử hydrogen và bromine đã lần lượt đạt cấu hình electron bền của các khí hiếm nào dưới đây?

A. Neon và argon.                                          

B. Helium và xenon.

C. Helium và radon.                           

D. Helium và krypton.

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Khi tham gia hình thành liên kết hoá học, các nguyên tử lithium và chlorine có khuynh hướng đạt cấu hình electron bền của lần lượt các khí hiếm nào dưới đây?

A. Helium và argon.                          

B. Helium và neon.

C. Neon và argon.                                          

D. Argon và helium.

Xem lời giải >>