Đề bài

Sử dụng các đinh sắt giống nhau, thả cho chúng rơi thẳng đứng từ các độ cao khác nhau xuống cát và đo độ ngập sâu của mỗi đinh sắt trong cát.

Lần đo

Độ cao của đinh so với cát

(Tính bằng cm)

Độ  ngập sâu của đinh trong cát (Tính bằng cm)

1

10

1,7

2

20

2,1

3

30

2,5

 Ghi lại các kết quả đo như ví dụ ở bảng trên. Từ kết quả thí nghiệm của mình, em hãy thực hiện các yêu cầu sau đây:

a) So sánh độ ngập sâu của đinh sắt mỗi lần thả với trước đó.

b) Trong quá trình rơi của đinh sắt, thế năng của nó đã biến thành dạng năng lượng chủ yếu nào?

c) Với cùng một đinh sắt được thả từ các độ cao khác nhau xuống cát, vì sao khi thả từ độ cao lớn nhất, đinh lại ngập sâu nhấ trong cát?

Lời giải của GV Loigiaihay.com

a.

Độ ngập sâu của đinh sắt ở lần đo thứ hai lớn hơn 0,4 cm so với lần 1

Độ ngập sâu của đinh sắt ở lần đo thứ ba lớn hơn 0,4 cm so với lần 2 

b. Trong quá trình rơi của đinh sắt, thế năng của nó đã biến thành dạng năng lượng nhiệt (truyền cho cát và không khí). Ngoài ra đinh sắt chuyển động nên thế nâng của đinh sắt chuyển thành động năng.

c.

Khi thả một vật (như đinh sắt) từ độ cao lớn xuống cát, tốc độ rơi của vật sẽ tăng dần khi nó rơi. Lý do khi thả từ độ cao lớn nhất, đinh sắt lại ngập sâu nhất trong cát là vì

Tốc độ va chạm lớn hơn: Khi vật rơi từ độ cao lớn, nó sẽ đạt được tốc độ cao hơn khi va chạm với cát. Tốc độ này sẽ lớn hơn so với khi thả từ độ cao thấp.

Lực tác động lớn hơn: Vì vật có tốc độ va chạm lớn hơn, lực tác động lên cát cũng mạnh hơn. Lực tác động lớn hơn sẽ làm cát bị nén và đinh sắt ngập sâu hơn.

Khả năng dừng lại của cát: Khi đinh sắt có tốc độ lớn, cát sẽ không thể "kịp" dừng lại đinh ngay lập tức, dẫn đến việc đinh sẽ tiếp tục xuyên sâu vào cát.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Cho các loài sinh vật như hình bên. Tiến hành xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại chúng

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Quan sát hình 15.2 và khoá lưỡng phân (bảng 15.1), thực hiện từng bước của khoá lưỡng phân như hướng dẫn dưới đây.

- Bước 1a và 1b: Chia động vật thành hai nhóm: động vật sống trên cạn và động vật sống dưới nước. Đối chiếu trên hình 15.2, em sẽ nhận ra được động vật sống dưới nước là cá vàng.

- Bước 2a và 2b: Chia nhóm động vật sống trên cạn thành hai nhóm: động vật có tai nhỏ và động vật có tai lớn. Nhận ra được động vật trên cạn, tai lớn là thỏ.

- Bước 3a và 3b: Nhận ra động vật trên cạn, có tai nhỏ gồm có: động vật không thể sủa là mèo và động vật có thể sủa là chó.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Những đặc điểm nào của sinh vật đã được sử dụng để phân loại động vật trong khoá lưỡng phân trên?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Xây dựng cây phân loại và khóa lưỡng phân một số cây có trong vườn trường hoặc công viên.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Hãy hoàn thiện khoá lưỡng phân (bảng 15.2) để xác định tên mỗi loài cây, dựa vào đặc điểm lá cây trong hình 15.3.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Cho một số sinh vật sau: cây khế, con gà, con thỏ, con cá.

a. Em hãy xác định các đặc điểm giống và khác nhau ở những sinh vật trên.

b. Dựa vào các đặc điểm trên hãy xây dựng khoá lưỡng phân để phân chia các sinh vật trên thành từng nhóm?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Cho hình ảnh sau:

Cho hình ảnh sau: Miền Bắc nước ta gọi đây là cá quả, miền Nam (ảnh 1)

Miền Bắc nước ta gọi đây là cá quả, miền Nam gọi đây là cá lóc, một số địa phương khác gọi là cá chuối. Dựa vào đâu để khẳng định hai cách gọi này cùng gọi chung một loài?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Cho các đặc điểm sau:

(1) Lựa chọn đặc điểm đối lập để phân chia các loài sinh vật thành hai nhóm

(2) Lập bảng các đặc điểm đối lập

(3) Tiếp tục phân chia các nhóm nhỏ cho đến khi xác định được từng loài

(4) Lập sơ đồ phân loại (khóa lưỡng phân)

(5) Liệt kê các đặc điểm đặc trưng của từng loài

Xây dựng khóa lưỡng phân cần trải qua các bước nào?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Khóa lưỡng phân sẽ được dừng phân loại khi nào?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Quan sát sơ đồ khóa lưỡng phân em hãy vẽ lại và sắp xếp các từ và cụm từ: "động vật, thực vật, virus, vi khuẩn, nguyên sinh vật" vào ô còn trống.

Media VietJack

Xem lời giải >>
Bài 11 :
Quan sát sơ đồ khóa lưỡng phân em hãy vẽ lại và sắp xếp tên động vật: "hươu, cá basa, cá chim, cá lóc, hổ, thỏ" vào ô còn trống.
Media VietJack
Xem lời giải >>
Bài 12 :
Quan sát sơ đồ khóa lưỡng phân em hãy vẽ lại và sắp xếp tên sinh vật: "chanh, dương xỉ, gà, cá, rắn hồ mang, mèo, chuối" vào ô còn trống.
Media VietJack
Xem lời giải >>