Đề bài

Thế nào là đoạn văn diễn dịch, đoạn văn quy nạp, đoạn văn song song và đoạn văn phối hợp?

Phương pháp giải :

Gợi nhớ kiến thức về cách thức trình bày các đoạn văn để đưa ra khái niệm.

Lời giải chi tiết :

- Đoạn văn diễn dịch là đoạn văn có câu chủ đề mang ý khái quát đứng đầu đoạn; các câu còn lại triển khai cụ thể ý của câu chủ đề, bổ sung, làm rõ cho câu chủ đề.

- Đoạn văn quy nạp là đoạn văn được trình bày đi từ các ý nhỏ đến ý lớn, từ các ý chi tiết đến ý khái quát và câu chủ đề nằm ở vị trí cuối đoạn.

- Đoạn văn song song là đoạn văn trong đó các câu triển khai nội dung song song nhau. Mỗi câu nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn, làm rõ cho nội dung đoạn văn.

- Đoạn văn phối hợp là đoạn văn kết hợp diễn dịch với quy nạp. Kiểu đoạn văn này có câu chủ đề đứng ở đầu và ở cuối đoạn.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Hoàn thành những thông tin về từ tượng hình và từ tượng thanh bằng cách điền vào bảng sau (làm vào vở):

Nội dung tóm tắt

Đặc điểm

Tác dụng

Ví dụ

Từ tượng hình

 

 

 

Từ tượng thanh

 

 

 

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Xác định từ tượng hình, tượng thanh trong các trường hợp sau và cho biết tác dụng của chúng:

a. Chái bếp vườn nhà cha gọi tên

Cho cánh nỏ cong hình lưỡi hái

Cho tuổi mình là hoa là trái

Chái bếp thõng mình xình xịch mưa.

(Lý Hữu Lương, Chái bếp)

b. Nhưng đêm nay trời nhiều mây. Lá cây xào xạc. Côn trùng trong lòng đất rỉ rả mãi một điệu buồn. Ai như Tắc Kè khuya khoắt đang gọi cửa. Đêm ở Bờ Giậu thanh vắng đến nỗi nghe rõ cả tiếng Ốc Sên đi làm về, nhẹ nhàng vén tà áo dài trườn qua chiếc lá rụng. Nửa đêm, xíu chút nữa Bọ Dừa thiếp đi thì sương bắt đầu rơi. Lẫn trong tiếng thở dài của gió là tiếng rơi lộp độp của sương. Thật bất ngờ, một giọt sương nhằm trúng cổ ông khách rớt xuống. Bọ Dừa rùng mình, tỉnh hẳn.

(Trần Đức Tiến, Giọt sương đêm)

c. Đoạn, năm thầy ngồi bàn tán với nhau.

Thầy sờ vòi bảo: “Tưởng con voi nó thế nào, hoá ra nó sun sun như con địa.”

Thầy sờ ngà bảo: “Không phải! Nó chần chẫn như cái đòn càn.”

Thầy sờ tại bảo: “Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc.”

Thầy sờ chân cãi: “Ai bảo! Nó sừng sững như cái cột đình.”

Thầy sờ đuôi lại nói: “Các thầy nói sai cả. Chính nó tua tủa như cái chổi sể cùn.”

Năm thầy, thầy nào cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu.

(Thầy bói xem voi)

d. Lợi khóc rưng rức khi đón cái hộp diêm méo mó từ tay thầy. Tôi nhớ gương mặt thầy Phu lúc đó trông áy náy ghê lắm, thầy có xin lỗi đứa học trò nhưng Lợi không nghe thấy. Nó mải khóc, cặp mắt đỏ hoe, nước mắt nước mũi chảy thành dòng.

(Nguyễn Nhật Ánh, Tuổi thơ tôi

e. Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

(Tố Hữu, Lượm)

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Phân tích tác dụng của các từ tượng thanh, tượng hình đối với việc miêu tả không gian khu rừng trong đoạn văn sau:

Rồi một hôm, giông bão gầm thét trên rừng, cây cối ào ào ghê rợn. Trong rừng bỗng tối mù tối mịt, tưởng chừng như bao nhiêu đêm tối trên đời kể từ khi có rừng đến nay đều tụ cả lại. Những con người nhỏ bé đi giữa những cây lớn, trong tiếng sấm đáng sợ. Họ đi, còn những cây khổng lồ lắc lư, nghiên ken két và gào lên những bài ca thịnh nộ. Ảnh chớp bay trên các ngọn cây, loé ảnh lửa xanh lạnh lẽo, rọi sáng trong khoảnh khắc và biến mất cũng nhanh như khi xuất hiện, làm mọi người kinh sợ. Cây cối được ảnh chớp lạnh lẽo rọi sáng, nom như những vật sống, đang dang rộng những cánh tay dài ngoằn ngoèo, đan thành một mạng lưới dày xung quanh đoàn người, cố ngăn chặn họ. Từ trong đám cành tối tăm, có cái gì đáng sợ, hắc ám, lạnh lẽo nhìn đám người đang đi.

(Mác-xim Go-rơ-ki, Trái tim Đan-kô)

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) miêu tả cảnh bình minh hoặc hoàng hôn nơi em ở, trong đó có sử dụng ít nhất một từ tượng hình hoặc từ tượng thanh.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Biệt ngữ xã hội ở câu a:…

Căn cứ để xác định:…

Nghĩa:…

Biệt ngữ xã hội ở câu b:…

Căn cứ để xác định:…

Nghĩa:…

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Lí do trong câu “Cái việc lơ đễnh rất hữu ý đó, cái chuyện bỏ quên hộp thuốc lào vẫn là một ám hiệu của Cai Xanh dùng tới mỗi lúc đi tìm bạn để “đánh một tiếng bạc lớn” nghĩa là cướp một đám to”, Nguyễn Tuân phải giải thích cụm từ “đánh một tiếng bạc lớn”:…

Mục đích của tác giả khi dùng cụm từ đó:…

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Tìm trợ từ trong những câu dưới đây và cho biết tác dụng của chúng

a) Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. (Thanh Tịnh)

b) Tôi quên cả mẹ tôi đứng sau tôi. (Thanh Tịnh)

c) Các em đừng khóc. Trưa nay, các em được về nhà cơ mà. (Thanh Tịnh)

d) Con Hiên không có áo à? (Thạch Lam)

e) Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng ư? (Thạch Lam)

 
Xem lời giải >>
Bài 8 :

Tìm thán từ trong những câu dưới đây và cho biết tác dụng của chúng:

a) A, em Liên thảo nhỉ. Hôm nay lại rót đầy cho chị đây. (Thạch Lam)

b) Ừ, phải đấy. Để chị về lấy. (Thạch Lam)

c) Ôi chào, sớm với muộn thì có ăn thua gì. (Thạch Lam)

d) Vâng, bà để mặc em... (Kim Lân)

e) Ô hay, thế là thế nào nhỉ? (Kim Lân)

 
Xem lời giải >>
Bài 9 :

Xác định biện pháp tu từ đảo ngữ trong các trường hợp sau và nêu tác dụng của biện pháp này:

a.Thuyền đậu thuyền đi hạ kín mui,

Lưa thưa mưa biển ấm chân trời

Chiếc tàu chở đã về bến cảng

Khói lẫn màu mây tưởng đảo khơi.

(Huy Cận, Mưa xuân trên biển)

b. Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông

(Trần Tế Xương, Thương vợ)

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Theo em, các trường hợp sau có sử dụng câu hỏi tu từ không” Dựa vào đâu em nhận định như vậy? Nếu tác dụng của câu hỏi tu từ (nếu có).

a. - Bệnh nhân ra sao rồi

- Anh ta hết đau rồi - Bác sĩ điều trị đáp.

Giáo sư nhướng mày:

   - Thế là thế nào?

Bác sĩ điều trị cụp mắt xuống:

   - Anh ta mù rồi

(A-zí Nê-xin, Loại vi trùng quý hiếm)

b. Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?

Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe

(Nguyễn Khuyến, Thu ẩm)

Xem lời giải >>
Bài 11 :

a. Từ ngữ địa phương:…

Tác dụng:…

b. Từ ngữ địa phương:…

Tác dụng:…

c. Từ ngữ địa phương:…

Tác dụng:…

d. Từ ngữ địa phương:…

Tác dụng:…

e. Từ ngữ địa phương:…

Tác dụng:…

Xem lời giải >>
Bài 12 :

a. Nhận xét việc sử dụng từ ngữ địa phương ở câu a:…

b. Nhận xét việc sử dụng từ ngữ địa phương ở câu b:…

c. Nhận xét việc sử dụng từ ngữ địa phương ở câu c:…

d. Nhận xét việc sử dụng từ ngữ địa phương ở câu d:…

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Những trường hợp cần tránh dùng từ ngữ địa phương:…

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Tìm một từ đồng nghĩa với từ ngút ngát trong khổ thơ dưới đây và cho biết vì sao từ ngút ngát phù hợp hơn trong văn cảnh này.

Sông Gâm đôi bờ trắng cát
Đá ngồi dưới bến trông nhau
Non Thần hình như trẻ lại
Xanh lên ngút ngát một màu.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Tìm các từ láy trong khổ thơ dưới đây. Chỉ ra nghĩa của mỗi từ láy tìm được. Nêu tác dụng của việc sử dụng các từ láy đó đối với sự thể hiện tâm trạng của tác giả.

Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
Xao xác, gà trưa gáy não nùng,
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không.

(Lưu Trọng Lư)

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Ghép các từ in đậm ở cột trái với nghĩa phù hợp ở cột phải: 

A

Từ

a) lũy tre xanh

b) cỏ mọc xanh rì

c) ngọn lửa xanh lét

d) mặt xanh rớt 

e) trời thu xanh ngắt

B

Nghĩa 

1) rất xanh, thuần một màu trên diện rộng 

2) (nước da) rất xanh vì ốm yếu

3) xanh đậm và đều như màu của cây cỏ rậm rạp

4) xanh có pha những tia sáng lạnh, gây cảm giác rờn rợn

5) có màu như màu lá cây, nước biển

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Chỉ ra sự khác nhau giữa các từ in đậm trong mỗi cặp từ dưới đây về sắc thái biểu cảm và cách dùng: 

- vị - tên:

a) Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng (Hồ Chí Minh) 

b) Gã một mực cãi lại, nhưng tên địa chủ quyền thế nhất xã ấy cứ vung ba-toong đánh lên đầu gã. (Đoàn Giỏi) 

- hắn - người: 

c) Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu 

(Ngô Tất Tố) 

d) Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội 

Áo đỏ người đưa trước giậu phơi 

(Lưu Trọng Lư) 

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Biệt ngữ xã hội được tạo ra với mục đích gì?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có thể dùng, trường hợp nào nên dùng biệt ngữ xã hội của giới trẻ? Vì sao?

a. Trò chuyện với các bạn về một vài chuyện mới xảy ra ở trường, lớp

b. Viết thư tự giới thiệu về bản thân để xin cấp học bổng đi du học.

c. Viết bản tin cho trang báo online của trường nhân sự kiện ngày hội học sinh.

d. Viết đơn xin phép nghỉ học gửi giáo viên chủ nhiệm lớp.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Đọc đoạn trích sau và thực hiện những yêu cầu bên dưới:

Lúc này, người đi chợ đã khá đông, nắng hoe vàng vươn những cảnh tay của mình xua tan màn sương bàng bạc. Sương ẩm cả nền đất, sương đọng cả nhành cây ngọn lá. Con Vện lơ ngơ ngó, giật mình khi chạm nhẹ sương ướt, khẽ rên nhẹ. Nó trở nên nhanh nhẹn hẳn khi có vị khách đầu tiên đến hàng, bốn chân nó luýnh quýnh chạy quanh như mừng rỡ lắm. Nội tôi nhanh tay làm một hình Tôn Ngộ Không theo yêu cầu của thằng nhóc da đen nhẻm, tóc phẩt phơ râu ngô đúng kiểu trẻ trâu trông rất buồn cười.

 

Nhận những tờ tiền lẻ nhàu nhĩ từ thằng bé, nội vuốt lại thật phẳng trước khi xếp cất. Thằng bé cười khoe hàm răng vừa sún vừa sâu rồi ngậm cái còi gắn trên đầu Tôn Ngộ Không thổi te te. Trước khi quay đầu chạy rời đi, nó còn hí hửng khoe với tôi kì thi vừa rồi may mà trúng tủ, không bị ăn ghi đông, ghế đẩu nên được mẹ cho tiền quà rất xôm.

(Võ Thu Hương, Khi tò he biết khóc)

a. Tìm biệt ngữ xã hội của giới trẻ trong đoạn trích trên.

b. Việc sử dụng biệt ngữ của giới trẻ trong đoạn trích có tác dụng gì?

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Tìm ít nhất ba biệt ngữ xã hội và điền thông tin vào bảng dưới đây (làm vào vở):

STT

Biệt ngữ xã hội

Nhóm người sử dụng

Ý nghĩa

1

 

 

 

2

 

 

 

3

 

 

 

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Xác định thành ngữ trong bài thơ sau và nêu tác dụng của thành ngữ ấy:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

(Hồ Xuân Hương, Bánh trôi nước)

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Vẽ sơ đồ phác hoạ mô hình của đoạn văn diễn dịch, đoạn văn quy nạp và đoạn văn song song.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Vẽ sơ đồ phác hoạ mô hình của đoạn văn diễn dịch, đoạn văn quy nạp và đoạn văn song song.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Nêu đặc điểm của câu chủ đề trong một đoạn văn. Trình bày ít nhất hai kinh nghiệm mà em có được về việc viết câu chủ đề của đoạn văn.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Xác định cấu trúc của các đoạn văn sau và tìm câu chủ đề của mỗi đoạn văn (nếu có)

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Chỉ ra tác dụng của biểu đồ được sử dụng trong văn bản Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI của Lưu Quang Hưng. 

 
Xem lời giải >>
Bài 28 :

Chỉ ra các số liệu được sử dụng trong những câu dưới đây (trích từ văn bản Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI). Cho biết các số liệu thể có tác dụng như thế nào đối với việc phản ánh sự việc được đề cập trong mỗi câu. 

a) Liên hợp quốc ước tính có chừng 40% dân số cư ngụ gần biển, với 600 triệu người sinh sống trong khu vực cao hơn mực nước biển từ 10 mét trở xuống. 

b) Việt Nam có 28 trên tổng số 64 tỉnh thành ven biển, với đường bờ biển dài hơn 3000 ki-lô-mét. 

c) Về diện tích, biển và đại dương bao phủ 72% bề mặt Trái Đất. 

d) Dự kiến vào cuối thế kỉ tới, mực nước biển sẽ tăng lên trong khoảng 35 - 85 xăng-ti-mét … 

 
Xem lời giải >>
Bài 29 :

Xác định cấu trúc của các đoạn văn dưới đây. Chỉ ra câu chủ đề của mỗi đoạn văn.

a) Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, không có mặc thì ta cho

ăn, không có ăn thì ta cho cơm; quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thi ta cấp bổng; đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa, lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười. Cách đối đãi so với Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang ngày trước cũng chẳng kém gì. (Trần Quốc Tuấn)

b) Hình thành từ hàng triệu năm trước, biển và đại dương đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. Biển và đại dương tạo ra hơn một nửa nguồn axi mà chúng ta thở hằng ngày, cung cấp một nguồn hải sản đa dụng, giúp vận chuyển 3/4 hang hoả tiêu dùng, và chứa đựng trong lòng nó các nguồn tài nguyên thiết yếu như dầu mà. Liên hợp quốc ước tính có chừng 40% châm số cư ngụ giản biển, với 600 triệu người sinh sống trong khu vực cao hơn mực nước biển từ 10 mét trở xuống. Việt Nam có 28 trên tổng số 64 tỉnh thành ven biển, với đường bờ biển dàn him 3.000 ki-là mới. Chính bởi vậy, những thay đổi dù nhỏ của mực nước biển sẽ có tác động mạnh mẽ tới cuộc sống của chúng ta. (La Quang Hưng)

c) Mực nước biển dâng ở các giai đoạn khác nhau là không đều nhau. Ngược dòng về quá khứ, đã có những giai đoạn ninh biển thấp hơn ngày nay đến 300 - 400 mét, hay cũng có những thời kì mực nước dâng cao hơn cả chục mét so với ngày nay. Có một số giai đoạn nước biển dâng có chững lại, nhưng ngay sau đó, lại tăng lên với tốc độ nhanh hơn, Trong những năm gần đây, mực nước biển dâng trung bình khoảng 3 mi-li-mét mỗi năm. Điều đáng nói là việc tăng này có gia tốc, nghĩa là mức tăng của năm sau sẽ cao hơn năm trước. (Lưu Quang Hưng) 

 
Xem lời giải >>
Bài 30 :

Xác định cấu trúc của các đoạn văn dưới đây. Chỉ ra câu chủ đề của mỗi đoạn văn.

a) Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, không có mặc thì ta cho

ăn, không có ăn thì ta cho cơm; quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thi ta cấp bổng; đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa, lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười. Cách đối đãi so với Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang ngày trước cũng chẳng kém gì. (Trần Quốc Tuấn)

b) Hình thành từ hàng triệu năm trước, biển và đại dương đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. Biển và đại dương tạo ra hơn một nửa nguồn axi mà chúng ta thở hằng ngày, cung cấp một nguồn hải sản đa dụng, giúp vận chuyển 3/4 hang hoả tiêu dùng, và chứa đựng trong lòng nó các nguồn tài nguyên thiết yếu như dầu mà. Liên hợp quốc ước tính có chừng 40% châm số cư ngụ giản biển, với 600 triệu người sinh sống trong khu vực cao hơn mực nước biển từ 10 mét trở xuống. Việt Nam có 28 trên tổng số 64 tỉnh thành ven biển, với đường bờ biển dàn him 3.000 ki-là mới. Chính bởi vậy, những thay đổi dù nhỏ của mực nước biển sẽ có tác động mạnh mẽ tới cuộc sống của chúng ta. (La Quang Hưng)

c) Mực nước biển dâng ở các giai đoạn khác nhau là không đều nhau. Ngược dòng về quá khứ, đã có những giai đoạn ninh biển thấp hơn ngày nay đến 300 - 400 mét, hay cũng có những thời kì mực nước dâng cao hơn cả chục mét so với ngày nay. Có một số giai đoạn nước biển dâng có chững lại, nhưng ngay sau đó, lại tăng lên với tốc độ nhanh hơn, Trong những năm gần đây, mực nước biển dâng trung bình khoảng 3 mi-li-mét mỗi năm. Điều đáng nói là việc tăng này có gia tốc, nghĩa là mức tăng của năm sau sẽ cao hơn năm trước. (Lưu Quang Hưng) 

 
Xem lời giải >>