Ghép thành ngữ ở cột bên trái với nghĩa tương ứng ở cột bên phải:
Em đọc kĩ bảng và nối cho phù hợp.
1 – c:
Buôn thúng bán mẹt - Buôn bán vặt ở đầu đường, góc chợ.
2 – e:
Châm lấm tay bùn - Sự lam lũ, cực nhọc của việc đồng áng
3 – d:
Gạo chợ nước sông - Cuộc sống bấp bênh, phụ thuộc
4 – b:
Một nắng hai sương - Làm lụng vất vả dãi dầu sương nắng
5 – a:
Nhường cơm sẻ áo - Giúp nhau lúc khó khăn, thiếu thốn
Các bài tập cùng chuyên đề
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
Do kế hoạch phát triển công nghiệp thiếu bền vững, Trái Đất đang nóng dần lên, băng Bắc Cực và Nam Cực đang tan chảy, khiến nước biển dâng cao, nhấn chìm nhiều thành phố, làng mạc, nhiều cánh đồng màu mỡ. Tầng ô-dôn bị thủng nhiều chỗ, đất đai, nước, không khí bị ô nhiễm nặng nề, đe doạ sự sống của muôn loài.
a. Trong đoạn văn trên có nhiều từ là từ mượn, chẳng hạn: kế hoạch, phát triển, công nghiệp, băng, ô-dôn, không khí, ô nhiễm, ... Theo em, từ nào được vay mượn từ tiếng Hán, từ nào được vay mượn từ tiếng Anh? Vì sao em xác định như vậy?
b. Trong các từ mượn như: công nghiệp, băng, ô-dôn, ô nhiễm, từ nào gây cho em cảm giác về từ mượn rõ nhất? Vì sao?
c. Các yếu tố như không, nhiễm không chỉ xuất hiện trong không khí, ô nhiễm mà còn được dùng để tạo nên nhiều từ khác mà chúng ta vẫn sử dụng hằng ngày. Hãy kể thêm một số từ có những yếu tố ấy và giải thích ý nghĩa của chúng.
Qua việc thực hiện các yêu cầu ở bài tập 1, em rút ra nhận xét gì về đặc điểm của vốn từ tiếng Việt?
Tìm các từ được viết hoa trong hai bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ và Lượm của Tố Hữu. Xếp các từ được viết hoa vào hai nhóm:
a) Việt hoa tên riêng.
b) Viết hoa tu từ (viết hoa để thể hiện sự kính trọng).
Trong những câu thơ dưới đây, các từ ngữ in đậm chỉ ai, chỉ cái gì, việc gì? Giữa sự vật, sự việc mà các từ ngữ ấy biểu thị với sự vật, sự việc mà các từ ngữ ấy hàm ý có mối liên hệ như thế nào? Cách diễn đạt này có tác dụng gì?
a.
Bàn tay mẹ chắn mưa sa
Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng
Bàn tay mẹ thức một đời
À ơi này cái Mặt Trời bé con
(Bình Nguyên)
b.
Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú, cháu
Gặp nhau Hàng Bè
(Tố Hữu)
c.
Vì lợi ích mười năm phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm phải trồng người