Đề bài: Em hãy đóng vai và xử lí tình huống sau:
Đóng vai thành H và M để giải quyết tình huống.
H nên khuyên bạn M không nên sử dụng chất kích thích vì không những nó có hại cho sức khỏe mà nó còn ảnh hưởng đến việc học tập của mình. Nếu M không nghe, H nên báo cáo với giáo viên chủ nhiệm để có những biện pháp can ngăn phù hợp.
Các bài tập cùng chuyên đề
Em hãy cùng bạn tham gia trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”: Kể về các hành vi đúng pháp luật và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ.
Theo em, việc thực hiện pháp luật giao thông đường bộ có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hằng ngày?
Em hãy quan sát sơ tranh để trả lời câu hỏi:
1. Em hãy nhận xét việc làm của các nhân vật trong tranh. Đó có phải là nghĩa vụ của họ không? Vì sao?
2. Thực hiện pháp luật có ý nghĩa như thế nào trong thực tiễn đời sống?
Em hãy đọc thông tin, trường hợp và quan sát tranh để trả lời câu hỏi:
1. Theo em, những người tham gia giao thông đã làm gì để tuân thủ Luật Giao thông đường bộ?
2. Vì sao dù rất thích chiếc xe đã chọn nhưng H lại đồng ý với ý kiến của bố?
Em hãy đọc thông tin, trường hợp và quan sát tranh để trả lời câu hỏi:
1. Các thanh niên trong tranh đã làm gì để thi hành Luật Nghĩa vụ quân sự?
2. Vì sao Cơ sở sản xuất kinh doanh K được chính quyền địa phương khen thưởng?
Em hãy đọc thông tin, trường hợp và quan sát tranh để trả lời câu hỏi:
1. Trong bức tranh trên, người phụ nữ đã sử dụng pháp luật như thế nào để thực hiện quyền tự do kinh doanh của mình?
2. Ông T đã sử dụng quyền gì theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình mình?
3. Em hãy nêu ví dụ minh họa cho hình thức sử dụng pháp luật.
Em hãy đọc thông tin, tình huống và quan sát tranh để trả lời câu hỏi:
1. Theo em, căn cứ nào để Hội đồng xét xử tuyên một bản án?
2. Việc xử phạt của cảnh sát giao thông nhằm mục đích gì? Căn cứ nào để họ thực hiện nhiệm vụ đó?
3. Theo em, chủ thể nào có quyền áp dụng pháp luật?
Em hãy cho biết chủ thể nào trong các trường hợp sau thực hiện đúng hay thực hiện không đúng pháp luật. Vì sao?
Em hãy cho biết chủ thể nào tự giác, chưa tự giác thực hiện pháp luật trong các trường hợp sau:
Em hãy chỉ ra hình thức thực hiện pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong những thông tin sau:
Em hãy thảo luận cùng các bạn để làm rõ điểm khác nhau về mặt chủ thể khi thực hiện pháp luật theo các hình thức tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật, áp dụng pháp luật.
Em sẽ làm gì nếu gặp các tình huống sau?
Hãy viết bài luận và chia sẻ với các bạn về bài học rút ra từ việc thực hiện pháp luật theo hình thức sử dụng pháp luật mà em biết
Em hãy vẽ tranh tuyên truyền về việc thực hiện “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.
Đề bài: Theo em, việc thực hiện pháp luật có ý nghĩa như thế nào trong đời sống hằng ngày?
Đề bài: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
- Chi tiết nào trong 2 trường hợp trên thể hiện ý thức thực hiện pháp luật của các chủ thể?
- Theo em, thực hiện pháp luật là gì? Em hãy nêu những biểu hiện của việc thực hiện pháp luật.
Đề bài: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
- Theo em, đâu là hành vi hợp pháp của chủ thể trong các trường hợp trên?
- Học sinh có cần thực hiện pháp luật hay không? Vì sao?
Đề bài: Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi. - H đã thực hiện quyền và nghĩa vụ gì của công dân Việt Nam? Trong câu chuyện trên, H đã sử dụng quyền đố như thế nào?
- Xung quanh em có trường hợp nào đã sử dụng tốt quyền công dân? Hãy chia sẻ cùng các bạn và thầy cô.
- Em đồng ý với cách ứng xử của T hay V? Tại sao?
- Theo em, giao nộp tài sản nhặt được có phải là tuân thủ pháp luật không?
Đề bài: Em đồng ý hay không đồng ý với nhận định nào dưới đây? Vì sao?
Đề bài: Em hãy cho biết các hành vi sau ứng với những hình thức thực hiện pháp luật nào.
Đề bài: Em hãy đọc tình huống sau và thực hiện yêu cầu.
Em hãy chia sẻ hiểu biết của bản thân về trách nhiệm tham gia nghĩa vụ quân sự.
Đề bài: Em hãy viết đoạn văn (khoảng 100 chữ) để nhắc nhở bản thân nghiêm túc tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông.
Đề bài: Em hãy đánh giá hành vi thực hiện pháp luật của bản thân trong thời gian vừa qua và đề ra ít nhất 03 điều cần phát huy, 03 điều cần thay đổi.
Đề bài:
Em hãy quan sát các ảnh dưới đây và cho biết, người tham gia giao thông trong mỗi ảnh đã có hành vi như thế nào? Có phù hợp với pháp luật hay không? Vì sao?
1. Khái niệm thực hiện pháp luật
Đề bài:
Em hãy đọc thông tin, tình huống và trả lời câu hỏi
Thông tin. Công ty H luôn nghiêm chỉnh chấp hành chính sách và pháp luật của Nhà nước. Công ty đã nhận hàng trăm thanh niên nam nữ vào làm việc, giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân địa phương. Hằng năm, công ty luôn kê khai đúng số lượng sản phẩm, doanh thu, đồng thời nộp thuế đầy đủ và đúng hạn theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, góp phần vào việc tăng nguồn thu ngân sách nhà nước.
Tình huống. Q thường xuyên chơi điện tử ăn tiền. Nhiều lần, Q rủ P vào quán điện tử cùng chơi nhưng luôn bị P từ chối. Một lần, P nói với Q: Cậu biết không, chơi game ăn tiền là đánh bạc trái phép và vi phạm pháp luật đấy.
Công ty H và bạn P đã có hành vi, biểu hiện như thế nào? Hành vi, biểu hiện đó có đúng pháp luật không? Vì sao?
2. Các hình thức thực hiện pháp luật
Đề bài:
Em hãy đọc thông tin, tình huống và trả lời câu hỏi
Tình huống 1. Trước khi đi vào sản xuất, trong Công ty M có ý kiến cho rằng, việc xử lí nước thải theo quy chuẩn kĩ thuật môi trường rất tốn kém, tăng chi phí sản xuất, vì thế nên xả nước trực tiếp ra dòng sông bên cạnh, không phải qua xử lí. Sau khi cân nhắc, công ty đã quyết định xây dựng hệ thống xử lí nước thải bảo đảm quy trình kĩ thuật môi trường, theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
Tình huống 2. Do mâu thuẫn cá nhân từ mấy tháng nay, ông K đã lợi dụng mạng xã hội, sử dụng tài khoản cá nhân để nói xấu, xúc phạm ông Q. Nhận thấy hành vi của ông K là trái pháp luật, làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình, ông Q đã yêu cầu ông K xin lỗi, cải chính công khai trên mạng xã hội và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Tình huống 3. Mỗi buổi sớm chị Dung phải đưa bé Hoa đi học trước khi đến công ty, nên chị luôn bị vội. Hôm trước bé Hoa ngủ dậy muộn hơn nên chị Dung rất lo bị muộn giờ đi làm. Chị Dung nghĩ, chỉ có cách vượt mấy ngã tư khi có đèn đỏ là có thể đến công ty đúng giờ. Nhưng tối suy nghĩ lại, chị Dung thấy làm như vậy vừa vi phạm pháp luật, vừa mất an toàn cho mình và mọi người. Chị dừng lại mỗi khi có đèn đỏ mà thấy yên tâm, dù hôm đó chị có bị muộn giờ làm việc.
Thông tin 1. Căn cứ vào quyền hạn của mình, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện V kí quyết định cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở cho học sinh đạt tiêu chuẩn tốt nghiệp, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thông tin 2. Toà án tỉnh K ra quyết định tuyên phạt cải tạo không giam giữ 2 năm đối với Nguyên Văn H về hành vi trộm cắp tài sản của người khác là một chiếc xe máy trị giá 30 triệu đồng.
a) Ở mỗi tình huống và thông tin trên, các tổ chức, cá nhân đã thực hiện pháp luật như thế nào?
b) Em hãy tìm ra sự khác nhau về hình thức thực hiện pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong các thông tin trên.
3. Công dân thực hiện pháp luật trong cuộc sống
Đề bài:
Em hãy đọc thảo luận tình huống và trả lời câu hỏi
Tình huống 1. Sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh, trên cơ sở quyền tự do kinh doanh của công dân và sự trợ giúp tài chính của gia đình, anh Nguyên cùng mấy người bạn quyết định mở cửa hàng bán đồ điện tử. Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, cơ quan đăng kí kinh doanh của huyện đã cấp cho anh Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.
Tình huống 2. Ông Q xây nhà lấn chiếm đất mặt đường. Thanh tra xây dựng đã lập biên bản về hành vị vi phạm của ông Q và yêu cầu ông tự đỡ bỏ, khôi phục lại nguyên trạng phân đất mà ông đã lấn chiếm trước khi xây. Sau thời gian quy định, ông Q không dỡ bỏ phần nhà lấn chiếm, Thanh tra xây dựng đã áp dụng biện pháp cưỡng chế dỡ bỏ phân nhà của ông Q lần chiếm đất mặt đường và xử phạt ông Q về hành vi vi phạm, cùng toàn bộ chi phí dỡ bỏ này.
a) Em hãy phân tích các tình huống trên và cho biết cá nhân, tổ chức ở mỗi tình huống đó đã thực hiện pháp luật như thế nào?
b) Mỗi tình huống trên phù hợp với một hình thức thực hiện pháp luật nào? Vì sao?
Đề bài:
1. Mỗi hành vi, việc làm dưới đây thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào? Vì sao?
A. Không buôn bán, sử dụng trái phép chất ma tuý.
B. Mở cửa hàng bán hàng may mặc sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.
C. Cơ quan y tế ra quyết định phạt tiền đối với cửa hàng ăn uống vì không áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm.
D. Nhà máy sản xuất bánh mì áp dụng các biện pháp phòng cháy, chữa cháy.
Đề bài:
2. Xử lí tình huống
a. Tốt nghiệp đại học ngành Dược, sau khi được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, chị Hà mở cửa hàng bán thuốc dược phẩm ở thị trấn.
Theo em, việc chị Hà mở cửa hàng bán thuốc dược phẩm có phải là thực hiện pháp luật không? Nếu có, thì đó là hình thức thực hiện pháp luật nào? Vì sao?
b. Công ty V chuyên sản xuất bánh kẹo, bị cơ quan thuế kiểm tra và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính vì không nộp thuế đúng thời hạn theo quy định của Luật Thuế.
Theo em, việc cơ quan thuế ra quyết định xứ phạt vi phạm hành chính đối với Công ty V là hình thức thực hiện pháp luật nào? Vì sao?
c. Công việc kinh doanh của bà X rất thuận lợi vì có khách hàng quen, thường xuyên đến mua hàng. Gần đây, thấy nhu cầu hút thuốc lá điện tử của thanh niên phát triển mạnh, bà X quyết định nhập hàng thuốc lá điện tử về bán, dù cửa hàng của bà không đăng kí kinh doanh thuốc lá. Việc làm này của bà X đã bị cơ quan quản lí thị trường kiểm tra, lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính về hành vi kinh doanh không đúng mặt hàng ghi trong giấy phép kinh doanh được cấp.
Theo em, việc cơ quan quan lí thị trường xử phạt vi phạm hành chính đối với bà M là đúng hay sai? Thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào? Vì sao?
Đề bài:
3. Nếu chứng kiến hành vi vi phạm pháp luật của người khác, em sẽ xử sự như thế nào? Vì sao?
Đề bài:
1. Mỗi học sinh lập một bảng theo dõi việc thực hiện pháp luật của bản thân: ở nhà; ở trường; ở nơi công cộng.