Lập kế hoạch tuyên truyền về văn hóa ứng xử nơi công cộng.
Gợi ý:
+ Kế hoạch tuyên truyền cho hoạt động cộng đồng gì ?
+ Hình thức tuyên truyền như thế nào ?
+ Mục tiêu tuyên truyền là gì ?
+ Đối tượng tuyên truyền gồm những ai ?
+ Nội dung tuyên truyền như thế nào ?
+ Người thực hiện là ai ?
+ Thời gian, địa điểm tại đâu ?
+ Kết quả dự kiến như thế nào ?
Kế hoạch tuyên truyền văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông
Mục tiêu tuyên truyền |
Nâng cao ý thức của người dân khi tham gia tuyên truyền |
Đối tượng tuyên truyền |
Người dân trong xã |
Nội dung tuyên truyền |
- Luật Giao thông đường bộ - Các tình huống ứng xử có văn hóa khi xảy ra va chạm giao thông. - Giúp đỡ người già, trẻ nhỏ, người gặp khó khăn khi tham gia giao thông. - Giảm tiếng ồn khi tham gia giao thông. |
Người thực hiện |
- Học sinh - Đoàn thanh niên xã |
Thời gian, địa điểm |
- Đầu giờ sáng và cuối giờ chiều các ngày cuối tuần. - Tại Nhà văn hóa của khu dân cư. |
Kết quả dự kiến |
- Người tham gia giao thông hiểu biết thêm về Luật Giao thông đường bộ. - Người tham gia giao thông chủ động giúp đỡ người già, trẻ nhỏ, nhường đường cho người đi bộ. - Người tham gia giao thông chấp hành Luật Giao thông đường bộ tốt hơn - Người tham gia giao thông hạn chế sử dụng còi xe khi không cần thiết. |
Các bài tập cùng chuyên đề
Chia sẻ các hoạt động xã hội mà em biết hoặc tham gia.
Gợi ý:
+ Tên hình thức hoạt động:
- Lao động công ích.
- Truyền thông, vận động.
+ Đối tượng hướng tới:
- Người có hoàn cảnh khó khăn.
- Không gian công cộng cần bảo vệ, giữ gìn.
- …
+ Người thực hiện hoạt động:
- Tổ chức, đoàn thể.
- Cá nhân/ nhóm.
- …
Chia sẻ về ý nghĩa của các hoạt động xã hội đối với cá nhân và cộng đồng.
Gợi ý:
Ý nghĩa của các hoạt động xã hội đối với cá nhân:
- Hình thành được năng lực, kĩ năng làm việc tự chủ.
- Hình thành được năng lực, kĩ năng làm việc nhóm.
- Nâng cao giá trị của bản thân.
Ý nghĩa của các hoạt động xã hội đối với cộng đồng:
- Đem lại lợi ích cho mọi nhà, mọi người.
- Phát huy sức mạnh của các cá nhân và tổ chức xã hội trong cộng đồng.
- Tạo cơ hội bình đẳng trong xã hội.
-...
Thiết lập quan hệ với các tổ chức, cá nhân có thể tham gia hoạt động xã hội.
Tuyên truyền, vận động các bạn và cộng đồng tham gia hoạt động xã hội.
Gợi ý:
- Xác định mục đích, đối tượng cần tuyên truyền, vận động.
- Xây dựng nội dung tuyên truyền, vận động.
- Lựa chọn hình thức tuyên truyền, vận động phù hợp.
- Thực hiện tuyên truyền vận động.
Nêu gương và làm gương về hoạt động xã hội để thu hút các bạn, cộng đồng tham gia các hoạt động chung.
Gợi ý:
- Kể về những tấm gương hoạt động xã hội tiêu biểu.
- Sự tham gia nhiệt tình của bản thân vào các hoạt động xã hội.
Đóng vai xử lí tình huống.
+ Tình huống 1: Nhóm em rất muốn xin phép trưởng thôn cho nhóm treo băng rôn khẩu hiệu tuyên truyền về bảo vệ môi trường trên bức tường tại nhà văn hóa của thôn.
Em sẽ thuyết phục trưởng thôn như thế nào?
+ Tình huống 2: Nhóm em muốn xin phép Ban giám hiệu nhà trường về việc thành lập Câu lạc bộ Thiện nguyện để cùng nhau tham gia các hoạt động xác hội.
Em sẽ làm thế nào để Ban giám hiệu nhà trường cho phép thành lập Câu lạc bộ?
+ Tình huống 3: Nhóm em chuẩn bị thực hiện chương trình “Hỗ trợ Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”, nhóm mong muốn thuyết phục được Hội Phụ nữ cùng tham gia.
Em hãy cùng nhóm thuyết phục để Hội Phụ nữ xã đồng ý tham gia chương trình.
+ Tình huống 4: Con sông chảy qua địa phương em bị ô nhiễm nặng nề bởi rác thải, làm ảnh hưởng đến cảnh quan và môi trường.
Em hãy thuyết phục các doanh nghiệp đóng tại địa phương ủng hộ kinh phí để thu gom rác thải trên con sông đó.
Chia sẻ với các bạn về kinh nghiệm thuyết phục cộng đồng tham gia vào các hoạt động xã hội mà em vừa thực hiện.
Thực hiện kế hoạch tuyên truyền về văn hóa ứng xử nơi công cộng.
Lưu ý:
Các thành viên khi tham gia tuyên truyền cần:
- Phối hợp hiệu quả giữa các thành viên.
- Thể hiện sự gương mẫu trong văn hóa giao tiếp và hành vi ứng xử nơi công cộng.
Đánh giá kết quả tuyên truyền về văn hóa ứng xử nơi công cộng em đã tham gia và bài học kinh nghiệm cho bản thân.
Lựa chọn và tham gia hoạt động cộng đồng của nhà trường, địa phương tổ chức phù hợp với em.
Gợi ý:
- Xác định hoạt động em có thể tham gia.
- Xác định công việc cụ thể mà em có thể đảm nhận.
- Trao đổi với người phụ trách để hiểu rõ cách hoàn thành nhiệm vụ, những khó khăn có thể gặp phải và hướng giải quyết.
- Tìm hiểu, gặp gỡ, làm quen với những người cùng tham gia hoạt động, cách phối hợp trong việc thực hiện nhiệm vụ chung.
-...
Chia sẻ về hoạt động vì cộng đồng mà em đã tham gia và kết quả của hoạt động đó.
Ví dụ:
Những công việc bạn H. làm khi tham gia dự án “Những con đường hoa quê em”:
- Làm đất ở những con đường trồng hoa theo dự án.
- Lựa chọn loại hoa.
- Trồng hoa.
- Chăm sóc hoa hằng ngày.
- Báo cáo về thực trạng các con đường hoa cho lãnh đạo dự án.
- …
Đánh giá kết quả của hoạt động phát triển cộng đồng.
Gợi ý:
Kết quả tham gia dự án |
- Những việc đã làm tốt. - Những việc cần học hỏi thêm. |
Đánh giá tác động của dự án |
- Đến các tổ chức xã hội. - Đến mỗi cá nhân. |
Bài học kinh nghiệm |
- Về thời gian và cách thu xếp công việc. - Về cách làm hiệu quả. |
Thảo luận về cách duy trì các hoạt động xã hội để cộng đồng phát triển bền vững.
Gợi ý:
- Thường xuyên tham gia hoạt động xã hội hoặc chủ động lập và thực hiện kế hoạch hoạt động xã hội tại nhà trường và địa phương.
- Đánh giá và rút kinh nghiệm về kết quả đóng góp của cá nhân sau mỗi hoạt động.
- Tham gia hoạt động xã hội với những công việc và vai trò khác nhau.
- Mở rộng việc kết nối với các tổ chức tham gia hoạt động xã hội.
Lập kế hoạch để duy trì một hoạt động xã hội của nhóm em/lớp em.
Ví dụ:
Một số hoạt động cần duy trì thường xuyên:
- Chăm sóc con đường hoa.
- Vệ sinh đường phố, ngõ xóm.
- Xây dựng nếp sống văn hóa, ứng xử văn minh nơi công cộng.
-...
Chia sẻ với người thân, thầy cô và các bạn kế hoạch duy trì hoạt động cộng đồng và vận động mọi người cùng tham gia.