Đề bài

Khi chọn bài thơ Thuyền và biển của Xuân Quỳnh để phổ nhạc, các nhạc sĩ như Phan Huỳnh Điểu, Hữu Xuân đã “bỏ qua” hai câu đầu, chưa kể việc không sử dụng một số câu, đoạn khác. Theo bạn, điều đó có thể tác động trở lại tới cách nhìn nhận của độc giả về tiếng nói trữ tình trong bài thơ như thế nào? Hãy lí giải điều này.

Phương pháp giải

Đọc kĩ lại toàn bộ bài thơ, nghe bài hát được phổ nhạc từ bài thơ để đưa quan điểm của bản thân. 

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Trong các “phiên bản mới” của bài thơ ở ca khúc, do không còn hai câu dẫn chuyện, yếu tố tự sự mờ đi để những cảm xúc vốn được nhân vật trữ tình thể hiện bằng hình thức ẩn dụ nổi bật lên. Do sự khác biệt này, cảm nhận của người đọc về tiếng nói trữ tình ở lời các ca khúc và ở bài thơ hiển nhiên sẽ không giống nhau. Từ đây, người đọc có cơ hội nhìn rõ hơn cách mà nhà thơ Xuân Quỳnh đã sử dụng để làm khách quan hoá câu chuyện tình yêu “của mình” nhằm đưa đến nhận thức toàn diện về vấn đề (nhà thơ không đơn thuần bộc lộ cảm xúc về tình yêu mà còn muốn đi sâu “khảo sát” bản chất của tình yêu, thông qua một câu chuyện có vẻ “khách quan”).

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 : Nội dung văn bản Thuyền và biển là gì?
Xem lời giải >>
Bài 2 :

Bạn đã biết những so sánh thú vị nào về tình yêu về sự gắn bó giữa những người yêu nhau?

 
Xem lời giải >>
Bài 3 :

Bạn đã từng nghe những ca khúc nào phổ thơ Xuân Quỳnh? Nếu đã từng nghe, hãy chia sẻ ấn tượng của bạn về một số ca khúc ấy.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Những dấu hiệu hình thức nào chứng tỏ có một câu chuyện được kể trong bài thơ Thuyền và biển?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Theo dõi diễn biến câu chuyện trong bài thơ Thuyền và biển

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Chú ý dấu ngoặc đơn ở hai dòng này trong bài thơ Thuyền và biển

 
Xem lời giải >>
Bài 7 :

Nhân vật trữ tình trong bài thơ rút ra nhận thức gì từ câu chuyện? 

 
Xem lời giải >>
Bài 8 :

Trong bài thơ Thuyền và biển, nhân vật trữ tình – người kể chuyện đã đồng nhất mình với nhân vật trong câu chuyện như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Bạn cảm nhận như thế nào về câu chuyện được nhân vật trữ tình kể lại trong bài thơ Thuyền và biển?

 
Xem lời giải >>
Bài 10 :

Trong câu chuyện về thuyền và biển, hai đối tượng này được đặt trong tương quan nào? Những cung bậc tình cảm gì đã được “người kể" soi rọi, khám phá?

 
Xem lời giải >>
Bài 11 :

Từ câu chuyện giữa thuyền và biển, bạn suy nghĩ như thế nào về vấn đề “hiểu”, “biết” và “gặp” trong tình yêu đôi lứa?

 
Xem lời giải >>
Bài 12 :

Nêu nhận xét về sự lồng ghép hai câu chuyện trong bài thơ Thuyền và biển. Số dòng thơ được dành cho từng câu chuyện được phân bố theo tỉ lệ nào? Bạn suy nghĩ gì về điều này?

 
Xem lời giải >>
Bài 13 :

Bài thơ Thuyền và biển giúp bạn hiểu như thế nào về tâm sự và khát vọng của nhân vật trữ tình?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Đánh giá chung về vai trò, ý nghĩa của yếu tố tự sự được sử dụng trong bài thơ Thuyền và biển

 
Xem lời giải >>
Bài 15 :

Tìm đọc thêm một bài thơ trữ tình chứa đựng câu chuyện ẩn dụ về tình yêu gần gũi với Thuyền và biển. Từ đó, viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) so sánh hai tác phẩm.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Dựa vào vốn hiểu biết văn học của mình, hãy nêu một số cặp hình ảnh mang tính chất ẩn dụ thường xuất hiện trong thơ nhằm biểu đạt sự thắm thiết của tình lứa đôi. Từ đó, trình bày ý kiến của bạn về cặp hình ảnh thuyền - biển trong bài thơ Thuyền và biển của Xuân Quỳnh. 

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Bạn hiểu như thế nào về điều tác giả muốn biểu đạt qua hai câu thơ trong bài thơ thuyền và biển: “Thuyền đi hoài không mỏi/ Biển vẫn xa... còn xa”?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Thông qua câu chuyện mang tính phổ quát về tình yêu, nhân vật trữ tình đã bộc lộ rất sắc nét cá tính, tính cách của mình. Hãy làm rõ điều này qua phân tích khổ thơ sau trong thuyền và biển:

Chỉ có thuyền mới hiểu

Biển mênh mông nhường nào

Chỉ có biển mới biết

Thuyền đi đâu, về đâu.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Người đang yêu thường giải thích thế giới theo nhãn quan (hay cách nhìn riêng) của tình yêu. Hãy tìm trong bài thơ thuyền và biển những ý, những câu có thể chứng minh cho nhận xét đó. 

Xem lời giải >>