Sử dụng bộ sưu tập nghề để tuyên truyền về nghề ở địa phương.
Em có thể sử dụng bộ sưu tập kết hợp với thuyết trình để tuyên truyền về nghề ở địa phương.
Hà Nội - mảnh đất thủ đô ngàn năm của đất nước Việt Nam luôn là một điểm đến hấp dẫn, thu hút khách du lịch. Nhắc tới Hà Nội, người ta không chỉ nhớ tới những danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà ở nơi đó còn có những làng nghề truyền thống lưu giữ những nét đẹp văn hóa từ ngàn đời. Và làng gốm Bát Tràng là một trong số những làng nghề như thế. Về thăm, tìm hiểu về làng gốm Bát Tràng sẽ mang đến cho chúng ta nhiều điều thú vị và bổ ích.
Làng gốm Bát Tràng bao gồm hai thôn Bát Tràng và Giang Cao, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm. Làng gốm Bát Tràng cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng chừng 30 ki-lô-mét về phía Đông Nam và có lẽ bởi vậy nên việc đến với làng gốm Bát Tràng đó là một chặng đường với nhiều điều thú vị. Tên gọi của làng gốm Bát Tràng có từ lâu đời, theo từ ngữ Hán Việt, "Bát" là từ dùng để chỉ đồ gốm, chén bát nói chung còn "Tràng" chính là chỗ đất dành riêng cho một lĩnh vực, một chuyên môn nào đó.
Làng gốm Bát Tràng là một trong số những làng nghề có lịch sử lâu đời bậc nhất ở Hà Nội nói riêng và trên đất nước ta nói chung song không ai biết chính xác thời điểm mà nó được hình thành. Theo cuốn "Đại Việt sử kí toàn thư", làng gốm Bát Tràng bắt đầu ra đời vào dưới thời đại nhà Lí, khoảng từ những năm 1010 đến 1225. Trong khoảng thời gian này, khi vua Lí Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư của Ninh Bình về Thăng Long, Hà Nội, 5 dòng họ lớn của xã Bồ Bát của vùng đất Ninh Bình là Trần, Nguyễn, Lê, Phạm Vương đã đưa những nghệ nhân làm gốm giỏi di cư theo và tìm nơi lập nghiệp. Những người dân đó đã chọn Bát Tràng - nơi có đất sét trắng, nguyên liệu chính để làm gốm làm nơi lập nghiệp. Và chính năm dòng họ này đã kết hợp với dòng họ Nguyễn để hình thành nên làng gốm Bát Tràng. Tuy nhiên, cũng có những tài liệu khác ghi lại rằng sự ra đời của làng gốm Bát Tràng nhờ vào ba người là Đào Trí Tiến, Lưu Phương Tú, Hứa Vinh Kiều, sau khi được cử đi sứ, vì ba người đã ghé thăm vùng gốm nổi tiếng của Trung Quốc và sau đó học hỏi một số kĩ thuật mang về và truyền lại cho nhân dân. Dù có thể có nhiều giai thoại, nhiều tài liệu khác nhau bàn về sự ra đời của làng gốm Bát Tràng song dù thế nào đi chăng nữa thì đây cũng là một làng nghề đã ra đời ở nước ta từ rất sớm.
Là một làng nghề truyền thống nổi tiếng về sản xuất gốm bởi vậy nên quá trình sản xuất gốm ở làng gốm Bát Tràng luôn có những điểm độc đáo, đặc sắc riêng. Điều quan trọng đầu tiên để tạo nên một sản phẩm gốm chất lượng đó chính là việc lựa chọn đất. Nguồn nguyên liệu chủ yếu để làm gốm đó chính là đất sét trắng. Ngày nay, đất sét trắng để làm gốm Bát Tràng có thể được lấy từ trong làng hoặc từ các vùng khác như Hồ Lao, Trúc Thôn,... Sau khi đã lựa chọn được đất sét trắng làm nguyên liệu, các nghệ nhân làm gốm sẽ bắt tay vào việc xử lí, pha chế đất bởi lẽ trong đất sét có lẫn tạp chất và đồng thời việc xử lí đất sẽ tạo ra những nguyên liệu phù hợp đối với từng loại sản phẩm. Ở làng gốm Bát Tràng vẫn tuân theo quy luật xử lí đất truyền thống là thông qua việc ngâm nước ở hệ thống bốn bể nước với các độ cao khác nhau. Đất sét trắng sau khi được xử lí sẽ được đem đi tạo dáng và ở nơi đây người ta tạo dáng bằng tay trên bàn xoay - đây là phương pháp tạo dáng truyền thống từ ngàn đời nay. Bằng đôi bàn tay khéo léo, sử tỉ mỉ, cẩn trọng, những nghệ nhân làng gốm đã tạo ra nhiều loại đồ gốm với những hình dáng, mẫu mã và chủng loại khác nhau. Tạo dáng xong, các sản phẩm sẽ được đem đi phơi sấy và sửa lại theo mong muốn của người làm. Ở làng gốm Bát Tràng, việc phơi sấy thường được sử dụng là hong khô trên giá và để ở nơi thoáng mát. Tuy nhiên, ngày nay, một số người lựa chọn sấy sản phẩm ở trong các lò sấy và tăng nhiệt độ từ từ. Sau khi đã tạo ra được sản phẩm gốm như mong muốn, những nghệ nhân làm gốm sẽ tiến hành trang trí, quét men lên sản phẩm để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người sử dụng. Cuối cùng, đó chính là nung gốm trong các lò. Và như vậy, trải qua nhiều công đoạn khác nhau, những nghệ nhân làng gốm Bát Tràng đã có thể tạo ra được những sản phẩm gốm độc đáo.
Làng gốm Bát Tràng là một trong số những làng nghề nổi tiếng của nước ta từ ngàn đời nay. Những sản phẩm của làng gốm Bát Tràng luôn nhận được sự ưa chuộng, yêu mến của mọi người không chỉ bởi mẫu mã đa dạng mà còn bởi sự tuyệt vời về chất lượng. Hiện nay, đồ gốm Bát Tràng không chỉ có mặt ở khắp nơi trên đất nước ta mà còn được xuất khẩu ra nhiều thị trường lớn trên thế giới như châu u, Mĩ, Hàn Quốc,... Thêm vào đó, nơi đây còn là một địa điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước về tham quan và tự mình nhào nặn nên những sản phẩm đồ gốm tuyệt diệu.
Làng gốm Bát Tràng là một trong những làng nghề lâu đời và nổi tiếng bậc nhất nước ta bởi nó không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mà còn mang trong mình những giá trị tinh thần to lớn. Trải qua thời gian, với những bộn bề lo toan và tấp nập của cuộc sống, làng gốm Bát Tràng luôn là điểm đến bình yêu và tuyệt diệu đối với mỗi người.
Các bài tập cùng chuyên đề
Câu 1:
Chia sẻ hiểu biết về các nghề ở địa phương.
- Quan sát và nêu tên nghề trong mỗi hình ảnh sau:
- Nêu tên một số nghề hiện có ở địa phương em.
Chia sẻ đặc trưng của một số nghề ở địa phương
Gợi ý:
- Tên nghề hiện có ở địa phương.
- Những công việc đặc trưng của nghề.
- Trang thiết bị, dụng cụ cơ bản để làm nghề.
- Những phẩm chất, năng lực của người làm nghề.
- Những nguy hiểm có thể xảy ra và cách giữ an toàn khi làm các công việc của nghề.
Câu 1:
Thảo luận về cách thu thập thông tin khi tìm hiểu các đặc trưng của nghề ở địa phương.
Lập kế hoạch dự án tìm hiểu đặc trưng của một số nghề ở địa phương.
Gợi ý:
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN
- Tên dự án tìm hiểu đặc trưng của nghề.
- Mục tiêu thực hiện dự án.
- Nhóm thực hiện.
- Nội dung cụ thể:
+ Cách tiến hành: phỏng vấn lao động thông qua phiếu hỏi; làm một số công việc của nghề; tìm thông tin trên internet, quay phim, chụp ảnh; quan sát thực tế thông qua tham quan.
+ Phương tiện: Câu hỏi/phiếu phỏng vấn; giấy bút; máy ảnh hoặc điện thoại thông minh; máy tính nối mạng internet; tài liệu khuyến nông.
+ Thời gian: một tuần (từ..đến).
Kể tên một số nghề hiện có ở địa phương em.
Chia sẻ về một nghề đặc trưng ở địa phương em và giải thích vì sao nghề đó phát triển ở địa phương em.
Nêu ý nghĩa kinh tế, xã hội của các nghề đặc trưng ở địa phương em.
Gợi ý:
Nghề |
Ý nghĩa kinh tế, xã hội |
Trồng cà phê |
Tạo việc làm cho người dân địa phương góp phần phát triển kinh tế. |
Chọn một số nghề ở địa phương em và chỉ ra những công việc đặc trưng, trang thiết bị, dụng cụ lao động của nghề đó.
Quan sát tranh và chỉ ra những nguy hiểm người lao động có thể gặp khi làm nghề.
Xác định những nguy hiểm có thể gặp khi sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ lao động của một số nghề ở địa phương và đề xuất cách sử dụng an toàn.
Gợi ý:
Nghề |
Trang thiết bị, dụng cụ lao động |
Nguy hiểm có thể gặp khi sử dụng |
Cách sử dụng an toàn |
Lập trình viên |
Màn hình máy tính, điện thoại |
Có thể gây hội chứng thị giác màn hình |
- Chớp mắt thường xuyên - Làm khoảng 20 phút thì cho mắt nghỉ 20 giây bằng cách nhìn ra xa khỏi màn hình. |
Sưu tầm và làm bộ sưu tập về nghề ở địa phương em.
Về hình thức |
Về nội dung |
- Sưu tầm tranh, ảnh,.. - Thiết kế tờ rơi, poster,.. |
- Tên nghề - Ý nghĩa kinh tế, xã hội của nghề - Công việc đặc trưng - Trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản - Những lưu ý giữ an toàn lao động khi làm nghề - Nhân vật trong nghề được nhiều người biết đến |
Chia sẻ những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các hoạt động trong chủ đề này.
Với mỗi nội dung đánh giá sau đây, hãy xác định mức độ phù hợp nhất với em.
A. Rất đúng
B. Gần đúng
C. Chưa đúng
TT |
Nội dung đánh giá |
1 |
Em kể được tên một số nghề hiện có và nghề đặc trưng ở địa phương em. |
2 |
Em mô tả được công việc đặc trưng, trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản của một số nghề ở địa phương. |
3 |
Em chỉ ra được những nguy hiểm có thể xảy ra khi làm nghề ở địa phương. |
4 |
Em đề xuất được những yêu cầu cần tuân thủ để giữ an toàn khi làm nghề ở địa phương. |
5 |
Em sưu tầm và làm được bộ sưu tập một số nghề ở địa phương. |
6 |
Em ý thức được trách nhiệm tuyên truyền về nghề ở địa phương. |
Xác định những nguy hiểm có thể gặp khi sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ lao động của một số nghề ở địa phương và đề xuất cách sử dụng an toàn.
Gợi ý:
- Lựa chọn một nghề em dự định thiết kế bản quy tắc.
- Xác định những nguy hiểm có thể xẩy ra khi làm nghề đó và biện pháp phòng chống.
- Rút ra những quy tắc để giữ an toàn khi làm nghề đó và thiết kế thành bản quy tắc.
Gợi ý:
QUY TẮC AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG NGHỀ CƠ KHÍ
- Tháo tất cả vác vật không cần thiết bị khi làm việc tại xưởng như trang sức, đồng hồ,…
- Không tự ngắt hoặc bật nguồn điện của xưởng vì có thể gậy chập hoặc cháy nguồn điện.
- Mang theo các loại kính an toàn hoặc các thiết bị bảo vệ mắt trong xưởng sản xuất.
- Mặc quần áo đồng phục của phân xưởng, không mặc quần áo quá rộng khi vận hành máy và luôn đội mũ bảo hộ.
- Không sử dụng giày vải, quốc cao gót hay dép trong xưởng, mang giày bảo hộ theo quy định của xưởng.
Đề xuất biện pháp đảm bảo an toàn khi làm nghề ở địa phương trong các trường hợp sau:
+ Trường hợp 1: Ngu dân đang bắt cá
+ Trường hợp 2: Cô kĩ sư xây dựng đang giám sát công trình