Đề bài

Giải thích được việc vun đất và xới đất vào gốc cho cây trồng.

Phương pháp giải

Tác dụng của vun, xới đất.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

- Xới đất là công việc làm cho lớp đất trên mặt luống và xung quanh vùng gốc cây được tơi xốp, thông thoáng, không bị dí chặt, có các tác dụng sau:

+ Xới đất làm cho lớp đất mặt quanh bộ rễ thông thoáng, tơi xốp, tạo điều kiện cho bộ rễ cây trồng phát triển thuận lợi, tăng khả năng hút chất dinh dưỡng và hút nước.

+ Xới đất góp phần tiêu diệt cỏ dại, hạn chế sự cạnh tranh về dinh dưỡng, nước, ánh sáng của cỏ dại đối với cây trồng.

+ Xới đất, phá váng khi cây trồng còn nhỏ giúp cho cây sinh trưởng, phát triển nhanh hơn.

+ Góp phần chuyển hóa nhanh, nhiều các chất dinh dưỡng ở tầng đất mặt để cung cấp cho cây.

+ Khi bón phân thúc cho các loại cây trồng phải kết hợp với việc xới đất, có tác dụng đảo trộn, vùi lấp kín phân bón; góp phần làm cho phân chuyển hóa nhanh cung cấp dinh dưỡng cho cây, đồng thời hạn chế được sự rửa trôi, xói mòn làm mất phân bón.

- Vun gốc cho cây là việc đưa một lớp đất tơi xốp lấp cao, kín vào gốc cây. Vun gốc cho cây có các tác dụng sau:

+ Vun gốc giúp cho cây trồng sinh trưởng phát triển thuận lợi, rễ cây ăn sâu vào đất để hút nước và dinh dưỡng.

+ Hạn chế hiện tượng cây bị nghiêng đổ khi còn giai đoạn kiến thiết cơ bản.

+ Giữ ẩm cho vùng đất để rễ cây hoạt động tốt.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Ở vùng cao nguyên đá, cây ngô được trồng trong các khe đất mà không trồng được trên đá (hình 1). Vậy trong đất có những thành phần nào giúp cho cây trồng có thể phát triển.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Thực hiện thí nghiệm

Từ đó, em phát hiện được trong đất có thành phần nào?

 

 
Xem lời giải >>
Bài 3 :

Quan sát ống nghiệm trong hình 3 và nêu hiện tượng xảy ra. Từ đó, cho biết trong đất có thành phần nào.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Quan sát hình 4, kể tên các thành phần của đất và cho biết thành phần nào nhiều nhất.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Quan sát hình 6 và cho biết: Rễ cây lấy những gì từ đất?

 
Xem lời giải >>
Bài 6 :

Quan sát hình 6 và cho biết: Vì sao cây có thể đứng vững, không bị đổ?

 

 
Xem lời giải >>
Bài 7 :

Trình bày vai trò của đất đối với cây trồng.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Quan sát hình 9 và cho biết:

Hoạt động đang diễn ra trong mỗi hình làm thay đổi thành phần nào của đất?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Quan sát hình 9 và cho biết:

Tác dụng của từng hoạt động đối với đất.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Kể những hoạt động làm tăng vai trò của đất với cây trồng mà em biết

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Ngoài ánh sáng mặt trời và không khí, cây ở hình 1 còn cần gì để sống?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Quan sát, đọc thông tin trong hình dưới đây và cho biết:

●      Thực vật lấy từ đất những gì để sống và phát triển?

●      Vì sao một số động vật có thể sống được trong đất?

●      Theo em, đất có những thành phần nào?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

a) Thí nghiệm “Có gì trong đất”

Qua hai thí nghiệm trên, theo em, đất có những thành phần nào?

b. Quan sát hình 5 và mô tả thí nghiệm. Theo em, thí nghiệm này cho biết thành phần nào của đất?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Quan sát, đọc thông tin trong các hình dưới đây và cho biết:

- Để cây đứng vững, trồng cây trong nước cần  có điều kiện gì khác so với trồng cây trong đất.

- Vai trò của đất đối với cây trồng.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Viết về thành phần, vai trò của đất đối với cây trồng và chia sẻ với bạn.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Vì sao trong trồng trọt người ta cần cày, bừa, vun đất vào gốc cây?

Xem lời giải >>