Trong cụm từ và các tục ngữ (in đậm) dưới đây, biện pháp ẩn dụ được xây dựng trên cơ sở so sánh ngầm giữa những sự vật, sự việc nào?
a)
Ru cho cái khuyết tròn đầy
Cái thương cái nhở nặng ngày xa nhau.
(Bình Nguyên)
b) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
(Tục ngữ)
c) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
(Tục ngữ)
Nhớ lại kiến thức ẩn dụ và so sánh.
a. "Cái khuyết tròn đầy" => ẩn dụ cho em bé mụ mẫm, đáng yêu
b.
- “Ăn quả” so sánh ngầm với hình ảnh nói về những người hưởng thành quả.
- “trồng cây” so sánh ngầm với hình ảnh nói về những người làm ra thành quả cho người hưởng thụ.
c.
+ "Mực": so sánh ngầm với những môi trường, những phần tử xấu xa, tiêu cực trong cuộc sống.
+ "Đèn": so sánh ngầm với những điều tốt đẹp, tích cực.
Các bài tập cùng chuyên đề
Trong bài thơ Mây và sóng, “mây” và “sóng” là những hình ảnh ẩn dụ. Hai hình ảnh ấy có thể làm cho em liên tưởng tới những đối tượng nào.
Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hình ảnh "bình minh vàng", "vầng trăng bạc" và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ sau:
Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn
Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kỳ lạ
Con lăn lăn lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ
Và không ai trên thế giới này biết mẹ con ta ở chốn nào
Tìm ẩn dụ trong những câu thơ dưới đây. Nêu tác dụng của các ẩn dụ đó đối với việc miêu tả sự vật và biểu cảm.
Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng
À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon
À ơi này cải trăng tròn
À ơi này cái trăng còn nằm nôi...
(....)
A ơi này cái mặt trời bé...
(Bình Nguyên)
Viết một đoạn văn ngắn khoảng 4-5 dòng về chủ đề tình cảm gia đình trong đó có sử dụng ít nhất 1 phép ẩn dụ