Cho biết nhân vật trong trường hợp sau đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh như thế nào.
Công ty của bà C hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Trong thời gian hoạt động, công ty đã kí hợp đồng với nhiều khách hàng đến từ các địa phương khác nhau với tổng doanh thu từ 15 đến 20 tỉ/năm. Tuy nhiên, khi kê khai thuế với mỗi hợp đồng, bà C đã chỉ đạo cấp dưới lập khống hợp đồng kinh tế, ghi giá trị trên hóa đơn giá trị gia tăng thấp hơn so với số tiền khách hàng thanh toán để giảm số tiền thuế phải nộp
Em hãy đọc thông tin cho sẵn và dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.
Trong trường hợp này, hành vi của bà C và công ty của bà đã vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về thuế và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh. Bà C đã cố tình khai thiếu doanh thu, dẫn đến trốn thuế bằng cách chỉ đạo cấp dưới lập khống hợp đồng kinh tế và ghi giá trị trên hóa đơn thấp hơn so với thực tế. Việc lập khống hợp đồng và khai báo gian dối về doanh thu là hành vi gian lận, thiếu trung thực trong kinh doanh.
Các bài tập cùng chuyên đề
Em hãy kể một số quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh mà em biết.
Trường hợp trên, vợ chồng ông M đã vi phạm quy định nào của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh? Hành vi vi phạm đó gây nên những hậu quả gì?
Trường hợp:
Từ năm 2018, ông M thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Sản xuất G với ngành nghề kinh doanh dầu nhớt, phụ tùng xe gắn máy. Trong thời gian kinh doanh, ông M nhận thấy khách hàng ưa chuộng các phụ tùng xe gắn máy hiệu H và dầu nhớt hiệu K nên nảy sinh ý định làm giả sản phẩm của các thương hiệu này bán cho khách hàng để thu lợi. Ông M chỉ đạo nhân viên thiết kế các mẫu tem xác nhận hàng chính hãng và thuê người in nhiều mẫu tem để sử dụng, sau đó ông cùng vợ đến một số chợ trong khu vực tìm mua các phụ tùng xe gắn máy, dầu nhớt chất lượng kém đem về đóng gói, dán tem làm giả sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng, bán ra thị trường cho khách với giá thấp hơn hàng chính hãng từ 10% 15%. Bằng thủ đoạn đó, trong thời gian gần 2 năm, vợ chồng ông M đã sản xuất số lượng hàng giả có giá trị tương đương hàng thật hơn 750 triệu đồng, thu lợi khoảng 300 triệu đồng.
Theo em, công dân có những quyền và nghĩa vụ gì trong kinh doanh? Hãy nêu ví dụ về việc công dân thực hiện tốt các quyền, nghĩa vụ đó trong cuộc sống.
Trong trường hợp 1, anh D đã thực hiện những quyền và nghĩa vụ gì của công dân về nộp thuế? Ngoài những quyền, nghĩa vụ đã thực hiện thì anh D còn có những quyền và nghĩa vụ nào khác về nộp thuế?
Trong trường hợp 2, ông A đã vi phạm quy định nào của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về nộp thuế? Vì sao? Hành vi vi phạm của ông A có thể dẫn tới những hậu quả gì?
Các chủ thể dưới đây đã thực hiện quy định nào của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh? Hãy nêu nội dung cụ thể của quy định đó,
a. Anh K và chị O là bạn thân của nhau. Gần đây hai người quyết định kinh doanh để tăng thêm thu nhập. Anh K lựa chọn thành lập công ty kinh doanh dịch vụ vận tải, còn chị O muốn tận dụng lợi thế của gia đình nên đã đăng ký thành lập hộ kinh doanh thực phẩm sạch.
b. Công ty C phát hiện xưởng sản xuất của bà Y có hành vi sản xuất các mặt hàng kém chất lượng, giả mạo sản phẩm của mình nên đã làm thủ tục khởi kiện theo quy định của pháp luật.
c. Cơ sở kinh doanh thực phẩm của bà G luôn chú trọng việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
d. Khi phát hiện sự cố gây ô nhiễm môi trường, ông T (chủ doanh nghiệp tư nhân) đã tiến hành các biện pháp khắc phục hậu quả, thực hiện đền bù cho những người bị thiệt hại và đầu tư lắp đặt hệ thống xử lý chất thải theo công nghệ tiên tiến.
Các chủ thể dưới đây đã thực hiện quy định nào của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân về nộp thuế? Hãy nêu nội dung cụ thể của quy định đó.
a. Khi nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, chị G (kế toán của Công ty A) có một số thắc mắc về thủ tục nộp hồ sơ khai thuế qua giao dịch điện tử nên đã liên hệ với Chi cục thuế địa phương đề nghị hỗ trợ và được cán bộ tại đây hướng dẫn cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết.
b. Sau khi nộp đủ các khoản tiền thuế theo quy định của pháp luật, anh T đã gửi văn bản đề nghị cơ quan quản lý thuế địa phương xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước và được cơ quan quản lý thuế gửi thông báo xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế.
c. Chị B kinh doanh online trên mạng xã hội và các sân thương mại điện tử. Trong quá trình kinh doanh, chị B luôn ghi chép đầy đủ các hoạt động mua bản của mình để làm căn cứ khai thuế với cơ quan chức năng.
d. Ngay từ khi thành lập doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình C đã ký hợp đồng với Công ty Dịch vụ M để được hỗ trợ các thủ tục về kế toán và thuế.
Chủ thể nào dưới đây đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh và nộp thuế? Hành vi vi phạm đó có thể dẫn tới những hậu quả gì?
a. Công ty của chị P kinh doanh dịch vụ nhuộm vải quần áo. Do muốn giảm chi phí sản xuất nên chị P đã không xây dựng hệ thống xử lý chất thải. Các chất thải của công ty được thải trực tiếp ra sông, gây ô nhiễm trầm trọng.
b. Ông K và ông V đều mở cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp. Cửa hàng của hai ông đều bán một số thuốc bảo vệ thực vật nằm trong danh mục cấm sử dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, khi cán bộ cơ quan chức năng kiểm tra thì chỉ xử phạt ông K, còn ông V được bỏ qua vì ông có mối quan hệ với cán bộ kiểm tra.
c. Từ năm 2019 đến năm 2023, ông H đã sử dụng tư cách pháp nhân của Công ty M để ký kết, thực hiện 9 hợp đồng thi công xây dựng ở địa phương và thu về tổng số tiền hơn 6 tỷ đồng. Tuy nhiên, Công ty M không xuất hoá đơn giá trị gia tăng, không thực hiện mở, ghi chép sổ sách, chứng từ kế toán theo quy định, không kê khai thuế giá trị gia tăng phải nộp cho ngân sách nhà nước. Ông H đã làm thủ tục rút toàn bộ số tiền đã được thanh toán ra khỏi tài khoản của Công ty M để sử dụng chi trả chi phí của công trình và chi tiêu cá nhân.
Em hãy đọc tình huống sau và cho biết anh B đã thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế như thế nào?
Sau khi chuẩn bị đủ vốn và các điều kiện cần thiết, anh B quyết định thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên T để kinh doanh đồ nội thất. Anh nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Phòng Đăng ký kinh doanh địa phương và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đồng thời, anh B cũng chủ động thực hiện các thủ tục về thuế cho doanh nghiệp mới thành lập theo đúng quy định của pháp luật. Sau khi được cấp phép kinh doanh, anh B tiến hành tuyển dụng lao động, tìm kiếm nguồn hàng hoá, thực hiện các hoạt động quảng cáo để thu hút khách hàng và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Nếu là chủ thể trong các tình huống sau, em sẽ làm gì để thực hiện
đúng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong
kinh doanh và nộp thuế?
a. Anh D phát hiện nhiều sản phẩm bánh kẹo, nước giải khát đang được bày bán ở cửa hàng của gia đình mình là sản phẩm được làm giå theo mẫu mã của các thương hiệu nổi tiếng
b. Chị N biết tin người thân trong gia đình có ý định làm giả sổ sách kế toán
nhằm mục đích trốn thuế.
c. Bạn Q được bạn bè rủ góp vốn mua pháo nổ về bán kiếm lời.
Hãy nêu những việc em dự định sẽ làm để thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế trong cuộc sống hằng ngày.
Em hãy kể tên một số quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế mà em biết.
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:
- Cho biết hành vi của hộ kinh doanh NVT trong trường hợp đã vi phạm quy định nào của pháp luật về quyền kinh doanh và giải thích.
- Cho biết hành vi vi phạm này có thể dẫn tới hậu quả gì.
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:
- Cho biết hành vi của chị K trong trường hợp đã vi phạm quy định nào của pháp luật về nghĩa vụ nộp thuế và giải thích.
- Cho biết hành vi vi phạm này có thể dẫn tới hậu quả gì.
Em đồng tình với nhận định nào sau đây về quyền và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh?
a. Công dân được tự do lựa chọn hình thức kinh doanh.
b. Bình đẳng trong kinh doanh không có nghĩa là công dân được lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh và hình thức kinh doanh.
c. Khi thay đổi ngành, nghề kinh doanh phải đăng kí thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.
d. Nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh là chỉ chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh.
Dựa vào quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế, em hãy nhận xét hành vi của các chủ thể sau:
a. Nhân viên kế toán Công ty X không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp.
b. Anh A và anh B đều nộp hồ sơ đăng kí doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau khi cơ quan chức năng xem xét thì anh A được cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp, còn anh B thì không được cấp mặc dù cùng điều kiện như nhau.
c. Anh H đăng kí kinh doanh vải. Do không đủ số lượng hàng để cung ứng ra thị trường nên anh đã nhập vải không rõ nguồn gốc, sau đó gắn thêm nhãn hiệu nổi tiếng vào sản phẩm để bán ra thị trường nhằm mục đích thu lợi nhuận cao.
Cho biết hậu quả của hành vi trong các trường hợp sau:
a. Công ty H đã có hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời gian quy định.
b. Doanh nghiệp X đã lập hồ sơ xuất khống, sử dụng hoá đơn chứng từ khống để xin hoàn thuế và chiếm đoạt tiền hoàn thuế.
c. Công ty Xuất nhập khẩu Z, khai thấp giá đầu vào, hạch toán trên sổ giá mua thấp hơn giá thực tế thanh toán để nhằm mục đích trốn thuế ở khâu nhập khẩu.
Hành vi của nhân vật trong các trường hợp sau có phù hợp với quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh không? Vì sao?
a. Ông N và bà K đều mở cửa hàng kinh doanh các vật tư nông nghiệp như: giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thúy,... Cả ông N và bà K đều bán một số sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật nằm trong danh mục cấm sử dụng. Tuy nhiên, khi cán bộ cơ quan chức năng kiểm tra thì chỉ xử phạt hành chính đối với bà K, còn ông N thì được bỏ qua vì có mối quan hệ họ hàng với cán bộ kiểm tra.
b. Bà Ð nộp hồ sơ đăng kí thành lập doanh nghiệp và dược cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp. Sau khi được cấp phép kinh doanh, bà Ð đã chủ động tuyển dụng lao động, tìm đối tác kinh doanh, quảng cáo nhằm thu hút khách hàng. Thời gian đầu, doanh nghiệp của bà Ð còn bỡ ngỡ trong hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, sau đó nhờ tìm hiểu kĩ hơn các quy định của pháp luật, bà Ð đã bổ sung đầy đủ số tiền thuế còn thiếu đúng thời hạn.
Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Anh A và chị B cùng nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh thuốc tân dược. Vì đã hứa giúp đỡ chị B nên anh H, lãnh đạo cơ quan chức năng, yêu cầu chị P là nhân viên dưới quyền huỷ hồ sơ của anh A. Thấy chị B được cấp phép dù thiếu bằng chuyên ngành trong khi hồ sơ của mình đủ điều kiện vẫn bị loại, anh A đã thuê anh T tung tin đồn chị B thường xuyên phân phối hàng không đảm bảo chất lượng.
Các chủ thể trong trường hợp trên đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh như thế nào?
Em hãy tìm hiểu một trường hợp vi phạm quyền, nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh và nộp thuế, sau đó, nêu ý kiến nhận xét về trường hợp đó.
Em hãy nêu một số quyền và nghĩa vụ kinh doanh mà em biết.
Ở trường hợp trên, anh Tuấn đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh như thế nào?
Các nhân vật trong tình huống 1 và 2 đã thực hiện nghĩa vụ về kinh doanh như thế nào? Nếu việc thực hiện từng nghĩa vụ cụ thể.
Trong trường hợp trên, anh An đã được hưởng quyền nào của người nộp thuế và đã thực hiện nghĩa vụ của người nộp thuế như thế nào?
Trong tình huống, ông V đã vi phạm nghĩa vụ nào của người kinh doanh?
Trong tình huống 1, anh Quang đã thực hiện quyền và nghĩa vụ về kinh doanh như thế nào? Vì sao anh Quang đã làm như vậy?
Trong tình huống 2, ông D đã vi phạm nghĩa vụ nào của người kinh doanh? Vi phạm như thế nào?
Em hãy nhận xét việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh trong mỗi trường hợp dưới đây:
a. Ông A mở rộng thị trường kinh doanh ngoài thị trường truyền thống của mình nhưng không báo cáo với cơ quan đăng kí kinh doanh.
b. Bà C tự thuê, tuyển nhân viên cho công ty tư nhân của mình, không báo cáo với cơ quan có thẩm quyền.
c. Ông D đăng kí thay đổi ngành, nghề kinh doanh với cơ quan đăng kí kinh doanh.
d. Công ty ông K tự sản xuất hàng hoá khác ngoài các hàng hoá đã đăng kí kinh doanh.
Được sự giúp đỡ ban đầu của gia đình về vốn, chị Hà quyết định kinh doanh theo hình thức không đăng kí thành lập doanh nghiệp mà đăng kí thành lập hộ kinh doanh. Chị Hà lập hồ sơ đăng kí tại cơ quan đăng kí kinh doanh cấp huyện và được cấp giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh. Chị Hà mở cửa hàng chuyên bán hàng tiêu dùng thông dụng cho nhân dân trong khu phố. Từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh, chị Hà chủ động thuê tuyển nhân viên bán hàng, thuê người vận chuyển hàng hoá cho cửa hàng của mình, tự quyết định nhập và bán các mặt hàng đã đăng kí kinh doanh.
Em hãy cho biết chị Hà đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình về kinh doanh như thế nào.
Bà H là chủ hộ kinh doanh, đăng kí và mở cửa hàng kinh doanh nước giải khát, bia. Khi mở cửa hàng, bà H lại bán thêm rượu và thuốc lá nhưng không đăng kí bổ sung mặt hàng kinh doanh với cơ quan đăng kí kinh doanh. Khi kê khai thuế, bà H không kê khai rượu và thuốc lá vì cho rằng những hàng hoá này không có trong hồ sơ đăng kí kinh doanh.
Bà H có thực hiện đúng nghĩa vụ của người kinh doanh không? Thực hiện như thế nào?