Đề bài

 Phân tích bi kịch của nhân vật Thuý Kiều được thể hiện trong văn bản. Theo bạn bị kịch ấy xuất phát từ nguyên nhân nào; có gì giống và khác với bi kịch mà nàng phải gánh chịu trong các văn bản Trao duyên, Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư - Thúc Sinh.

Phương pháp giải

- Chú ý những chi tiết thể hiện bi kịch của nhân vật Thúy Kiều,lý giair nguyên nhân

- Đọc lại các văn bản Trao duyên, Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư - Thúc Sinh và đưa ra so sánh

Lời giải của GV Loigiaihay.com

- Bi kịch của Thúy Kiều qua văn bản là bi kịch của sự nhẹ dạ cả tin, bi kịch của người xiêu đổ vì đồng tiền, vì vinh hoa, phú quý. Đó cũng là bi kịch của kẻ mắc sai lầm không bao giờ có thể sửa chữa được.

- Bi kịch:

+ Thúy Kiều bị Hồ Tôn Hiến lừa gạt.(do nhẹ dạ cả tin)

+ Hạnh phúc tan vỡ, Từ Hải chết đứng → Thúy Kiều khóc ai oán.

→ Nhận ra sai lầm nhưng không thể sửa chữa → Tưởng như hạnh phúc đã cận kề nhưng Thúy Kiều vẫn rơi vào bi kịch đau đớn, Kiều lại rơi vào vòng xoáy lưu lạc một lần nữa. 

- Nguyên nhân dẫn đến bi kịch: 

- Kiều nhẹ dạ cả tin. (Nàng thời thật dạ tin người/ Lễ nhiều nói ngọt nghe lời dễ xiêu) → Kiều là người có tầm suy nghĩ ngắn, dễ tin người, đặc biệt là lại dễ xiêu lòng trước vinh hoa, phú quý. (hai tên thể nữ ngọc vàng nghìn cân).

- Cũng không hẳn xuất phát từ bản chất tính cách nhân vật Thúy Kiều như vậy. Mà do, cô trải qua bao nhiêu cay đắng, tủi hờn, lưu lạc trái ngang nên cũng chỉ mong được yên bình, dựa vào triều đình để yên bề mọi sự → Mong muốn tầm thường → Tuy nhiên, nó lại vô tình dẫn đến bi kịch cho cả 2 con người Từ Hải và Thúy Kiều.

- So sánh với Trao duyên và Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư-Thúc Sinh.

*Khác nhau:

 

Thúy Kiều mắc lừa Hồ Tôn Hiến

Trao duyên

Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư - Thúc Sinh

Bi kịch của Thúy Kiều

Kiều vì nhẹ dạ cả tin đã khiến cho Từ Hải “chết đứng”, hạnh phúc vỡ tan, Kiều lại rơi vào bi kịch lưu lạc 1 lần nữa.

Bi kịch tình yêu:

Kiều bị rơi vào hoàn cảnh éo le, phải trao duyên cho người em gái của mình (thuyết phục Thúy Vân lấy Kim Trọng).

 

Bi kịch bị Hoạn Thư đánh ghen, hạ nhục sau khi biết Thúc Sinh có lòng với Thúy Kiều.

Nguyên nhân

Kiều dễ tin người, lại lu mờ vì vinh hoa phú quý mà sự lu mờ này xuất phát từ mong muốn cuộc sống được yên ổn.

Tai họa đổ ập xuống gia đình Kiều, Thúy Kiều hi sinh bản thân, bán mình lấy tiền cứu cha và em.

Do Hoạn Thư yêu Thúc Sinh nhưng phần nhiều là

Do phụ nữ phong kiến bị mắc kẹt trong những hủ tục lạc hậu, xấu xa.

 

Kết quả

Kiều bị lừa, bị lôi ra than khóc trước thi thể Từ Hải, vừa đau đớn, uất hận, vừa hối lỗi, tự trách.

Kiều trao lại kỷ vật cho Vân trong đau đớn, ý thức được bi kịch tình yêu và thân phận bất hạnh của nàng.

Kiều bị ép phục vụ rượu cho 2 vợ chồng Hoạn Thư nhưng không thể chống cự.

*Giống nhau:

Đều kể về thân phận bạc bẽo, những đau khổ tột cùng của nàng Kiều “tài sắc vẹn toàn” nhưng lại bị xã hội làm tổn thương, bị đẩy đến giới hạn và bị mắc kẹt, phải chấp nhận cuộc sống cô độc, mơ hồ, bất an đầy bất hạnh.

Đều thể hiện tính cách, nỗi lòng và nỗi khổ của Thúy Kiều.

Đều phản ánh hiện thực xã hội phong kiến đầy những bất công, vô nhân đạo.

 

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Liệt kê và ghi rõ những đoạn chuyển biến về cảm xúc, suy nghĩ của ông Diểu trong văn bản Muối của rừng

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Nhận xét về cách lựa chọn và sử dụng ngôi kể, điểm nhìn trong tác phẩm Muối của rừng

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Theo bạn, tư tưởng của tác phẩm Muối của rừng là gì? Hãy so sánh với Chiều sương (Bùi Hiển) để thấy tư tưởng của hai tác giả về những vấn đề môi trường.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Đọc văn bản Chữ người tử tù (trang 4, Bài 6, SBT Ngữ Văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo) và thực hiện các yêu cầu nêu phía dưới:

1. Hình dung: Huấn Cao qua cái nhìn của người khác như thế nào?

2. Dự đoán: Bạn dự đoán xem với câu nói này liệu Huấn Cao có bị trừng trị không?

3.Suy đoán: Mơ ước của viên quản ngục có được Huấn Cao đáp ứng không?

4. Suy ngẫm: Bạn nghĩ gì về lời nhắn nhủ cuối cùng của Huấn Cao?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Tóm tắt các sự kiện chính được kể trong văn bản Chữ người tử tù. 

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Chữ người tử tù là văn bản truyện ngắn?

 
Xem lời giải >>
Bài 7 :

Theo bạn, các sự kiện và câu chuyện trong văn bản Chữ người tử tù được kể theo điểm nhìn của ai? Có sự thay đổi điểm nhìn hay không?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Cuộc trò chuyện giữa hai nhân vật viên quản ngục và ông Huấn Cao ở đoạn cuối văn bản Chữ người tử tù giúp bạn hiểu thêm điều gì về tính cách của mỗi nhân vật?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Kẻ bảng sau vào vở và xác định các yếu tố người kể chuyện, nội dung câu chuyện, điểm nhìn và một số hình ảnh/ chi tiết tiêu biểu trong việc thể hiện chủ đề của hai tác phẩm Chiều sương và Chữ người tử tù:

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Văn bản này ban đầu có nhan đề là Dòng chữ cuối cùng, về sau được tác giả đổi thành Chữ người tử tù. Theo bạn, nhan đề nào phù hợp hơn với chủ đề của văn bản? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Một số câu hỏi trắc nghiệm:

7.1. Nhân vật chính trong Chữ người tử tù là:

a. Những nho sĩ cuối mùa, tài hoa, bất đắc chí, phản nghịch.

b. Những người lao động cần cù, nghệ sĩ.

c. Những viên quan lại triều đình ngoan ngoãn, nghe lời, thuần phục.

d. Cả ba đáp án trên đều đúng.

7.2. Giá trị của Chữ người tử tù là: 

a. Khắc hoạ hình tượng ông Huấn Cao - một con người tài hoa, khí phách, hiên ngang, bất khuất. 

b. Thể hiện quan niệm về cái đẹp, sự trường tồn của cái đẹp trong mọi nghịch cảnh.

c. Tấm lòng yêu nước thầm kín của Nguyễn Tuân.

d. Tất cả các đáp án trên.

7.3. Đáp án nào dưới đây không đúng về nhân vật ông Huấn Cao?

a. Tài hoa, nghệ sĩ.

b. Khí phách, hiên ngang.

c. Biệt nhỡn liên tài

d. Thiên lương, trong sạch. 

7.4. Lời khuyên của ông Huấn Cao: “Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người”. Ý nghĩa của lời khuyên này là: 

a. Cái đẹp có thể sản sinh nơi tội ác ngự trị nhưng không thể sống chung với cái ác.

b. Người ta chỉ thưởng thức cái đẹp một cách trọn vẹn khi giữ được thiên lương.

c. Cái đẹp (mĩ) phải đi đôi với cái thiện, chân.

d. Tất cả các đáp án trên.

 

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Tác phẩm nào dưới đây được Nguyễn Du sáng tác sớm nhất.

a. Bắc hành tạp lục.

b. Nam trung tạp ngâm

c. Thanh Hiên thi tập

d. Văn chiêu hồn.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Tác phẩm nào dưới đây được Nguyễn Du sáng tác trong thời gian đi sứ ở Trung Quốc?

a Nam trung tạp ngâm

b. Bắc hành tạp lục

c. Văn chiêu hồn

d. Thanh Hiên thi tập

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Tác phẩm nào dưới đây của Nguyễn Du được xem là có vai trò “nâng thể loại truyện thơ Nôm và ngôn ngữ văn chương của dân tộc lên một tầm cao mới"?

a. Văn chiêu hồn

b. Bắc hành tạp lục

a. Thanh Hiên thi tập

d. Đoạn trường tân thanh

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Tìm từ ngữ thích hợp điền vào các chỗ trống để hoàn tất đoạn văn sau: 

Nhân vật trong tác phẩm….. thường được khắc họa không chỉ thông qua các chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động, mà còn qua ngôn ngữ giao tiếp và đời sống nội tâm của nhân vật, tức là thông qua…… nội tâm..... là những lời nói thầm trong tâm trí (không phát ra thành tiếng), nhằm tái hiện hoạt động suy nghĩ xúc cảm bên trong của nhân vật.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Việc “trao duyên” và cuộc trò chuyện giữa chị em Thúy Kiều – Thuý Vân được thuật lại theo ngôi kể nào? Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết điều đó?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Chỉ ra sự thay đổi trong tâm trạng của Thuý Kiều trước, trong và sau khi trao kỷ vật cho Thúy Vân.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Xác định chủ đề của văn bản Trao duyên và cho biết, phần văn bản này có vai trò như thế nào trong việc góp phần thể hiện chủ đề của Truyện Kiều. 

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Đọc văn bản Thuý Kiều mắc lừa Hồ Tôn Hiến ( SBT Ngữ Văn 11, tập 2, Chân trời sáng tạo) và thực hiện các yêu cầu phía dưới:

1. Xác định lời của người kể chuyện và lời của Từ Hải trong đoạn thơ từ dòng 2461 đến dòng 2472 và cho biết những dấu hiệu nào giúp bạn xác định như vậy?

2.Đoạn thơ từ dòng 2515 đến hết văn bản kể về những sự việc gì? Các sự việc đó giúp bạn nhận biết điều gì về mối quan hệ giữa Thúy Kiều và Từ Hải?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Tóm tắt các sự kiện được kể trong văn bản trên.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Phân tích tính cách của nhân vật Hồ Tôn Hiến được thể hiện trong văn bản.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Theo bạn:

a. Thái độ, tâm trạng của Từ Hải trước lời dụ hàng của Hồ Tôn Hiến và hành động chống trả của chàng khi biết mình đã mắc lừa có điểm gì tương đồng. Điểm tương đồng ấy có tác dụng thế nào trong việc thể hiện tính cách của Từ Hải.

b. Chi tiết cái chết của Tử Hải có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện tình cách của nhân vật này?

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật và cách kể chuyện bằng thơ lục bát của Nguyễn Du trong văn bản. Từ đó áp dụng vào văn bản

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Xác định chủ đề của văn bản và cho biết thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Phát biểu cảm nhận của bạn về hai câu thơ:

Chọc trời khuấy nước mặc dầu

Dọc ngang nào biết trên đầu có ai?

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Đọc văn bản Văn tế thập loại chúng sinh (Bài 7, SBT Ngữ văn 11, tập 2, Chân trời sáng tạo) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

1. Cụm từ “phận đàn bà” ở đây gợi nhớ số phận của những nhân vật nào trong các văn bản mà bạn đã học?

2. Bạn cảm nhận thế nào về nhịp chung của đoạn thơ từ dòng 140 đến 148? Cách sử dụng từ “hoặc” ở đoạn này có tác dụng như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Văn bản trên thuộc thể thơ nào? Nêu một số điều bạn biết về thể thơ này.

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Kẻ bảng sau vào vở, liệt kê các dòng thơ thiên về tự sự/ miêu tả và những dòng thơ thiên về biểu cảm khi tác giả đề cập đến mỗi loại cô hồn trong đoạn từ dòng 97 đến dòng 128.

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Theo bạn, trí tưởng tượng của tác giả có vai trò như thế nào trong tác phẩm? Nhận xét về tình cảm, cảm xúc, trí tưởng tượng của tác giả khi viết về thế giới của các cô hồn và tình cảnh đáng thương của họ.

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Nêu tác dụng của một số yếu tố hình thức (vần, nhịp, từ ngữ hình ảnh, các biện pháp tu từ...) trong việc thể hiện cảm hứng chủ đạo của tác phẩm. 

Xem lời giải >>