Trong xử lí nước nói chung và xử lí nước tại hồ bơi nói riêng, sử dụng soda (hay sodium carbonate, có công thức hoá học Na2CO3) là một biện pháp thường dùng. Soda khan là chất bột màu trắng, hút ẩm và dễ tan trong nước, khi tan trong nước toả ra nhiều nhiệt, tạo thành dung dịch có môi trường base. Nước cứng là loại nước chứa hàm lượng chất khoáng cao, chủ yếu là hai ion calcium (Ca2+) và magnesium (Mg2+). Nước cứng được hình thành khi nước ngầm thấm qua những lớp đá vôi, đá phấn, hoặc thạch cao mà những loại đá này vốn chứa lượng lớn ion calcium và magnesium ở dạng hợp chất. Trong hoạt động thường ngày, nước cứng thường được nhận biết thông qua hiện tượng xà phòng khi pha trong nước sẽ không tạo bọt hoặc sự hình thành cặn vôi trong bình đun nước sôi.
Soda có khả năng làm mềm nước cứng do soda có phản ứng tạo kết tủa với các ion Ca2+ và Mg2+. Soda còn có tác dụng điều chỉnh độ pH cho nước trong hồ bơi, tạo môi trường để các loại rong, rêu, tảo không thể phát triển, gây ô nhiễm nguồn nước.
a) Viết PTHH của phản ứng xảy ra khi cho soda vào nước cứng có chứa CaCl2 và MgCl2. Từ đó giải thích vì sao soda lại dùng để xử lí nước cứng.
b) Viết PTHH của phản ứng xảy ra khi cho soda vào dung dịch HCl. Từ đó giải thích vì sao soda có tác dụng điều chỉnh pH của nước hồ bơi.
c) Em hãy nêu một số ứng dụng khác của soda và tìm hiểu thêm tác hại và lợi ích của nước cứng.
d) Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai?
1. CO2 thuộc loại oxide base.
2. Soda phản ứng hoàn toàn với nước tạo NaOH và CO2.
3. Để bảo quản soda nên cho soda vào các túi nilon kín, không dùng túi giấy.
4. Nước cứng có môi trường acid.
Dựa vào tính chất vật lí và hóa học của muối
a) Phương trình hoá học:
Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 ↓ + 2NaCl
Na2CO3 + MgCl2→ MgCO3↓ + 2NaCl
Các phản ứng trên đã làm kết tủa ion Ca2+ và Mg2+ tách ra khỏi nước nên có thể làm mềm nước cứng.
b) Na2CO3 + 2HCl→ 2NaCl + H2O + CO2↑
Phản ứng trên đã trung hoà ion H+, làm giảm tính acid của dung dịch do đó soda được dùng để điều chỉnh pH nước hồ bơi.
c) Ứng dụng của soda: sản xuất thuỷ tinh, xà phòng, chất tẩy rửa,... và trong chế biến thực phẩm, dược phẩm,...
Nước cứng có các tác hại như: làm giảm khẩu vị trong nấu ăn, pha trà; quần áo, vải sợi nhanh bị mục nát khi giặt bằng xà phòng trong nước cứng ... nhưng cũng có tác dụng cung cấp nguồn vi lượng khoáng.
d) 1 - sai;
2 - sai;
3 - đúng;
4 - sai.
Các bài tập cùng chuyên đề
Câu tục ngữ: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” cho thấy phân bón có vai trò như thế nào trong sản xuất nông nghiệp?
Phân bón hoá học là gì? Theo nhu cầu của cây trồng, phân bón được chia thành những loại nào?
Các loại phân đạm đều chứa nguyên tố hoá học nào? Nêu tác dụng chính của phân đạm đối với cây trồng.
Phân lân cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nào cho cây trồng? Nêu tác dụng chính của phân lân đối với cây trồng.
Phân bón hoá học có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường?
Khi sử dụng phân bón hoá học cần tuân thủ những nguyên tắc nào?
Lúa là cây lương thực chủ yếu ở nước ta, em hãy tìm hiểu và cho biết: Quá trình sinh trưởng của cây lúa được chia thành mấy giai đoạn, mỗi giai đoạn đó cần bón cho lúa loại phân nào.
Việc bón phân NPK cho cây cà phê sau khi trồng bốn năm thời kì như sau: được chia thành bốn
a) Tính lượng N đã cung cấp cho cây trong cả bốn thời kì.
b) Nguyên tố dinh dưỡng potassium được bổ sung cho cây nhiều nhất ở thời kì nào?
Phân bón hoá học là gì? Tại sao cần phân bón hoá học cho cây trồng
1. Lý do cần bổ sung thêm các nguyên tố dinh dưỡng cho cây
2. Kể tên các nguyên tố hóa học mà cây cần với số lượng nhiều (nhóm nguyên tố đa lượng), trung bình (nhóm nguyên tố trung lượng) và ít (nhóm nguyên tố vi lượng) và nêu vai trò của chúng đối với sự phát triển của cây trồng.
Tại sao cần bổ sung các nguyên tố đa lượng như Nitrogen, phosphorus, potassium dưới dạng phân bón cho cây trồng.
1. Hãy cho biết các nguyên tố dinh dưỡng trong phân đạm, phân lân, phân kali, phân NPK
2. Tại sao đối với từng loại đất cần lựa chọn phân lân thích hợp.
3. Hãy cho biết vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với cây trồng.
Thảo luận nhóm và cho biết lợi ích của việc sử dụng phân bón hữu cơ so với phân vô cơ
1. Giải thích tại sao cần phải bón phân theo 4 quy tắc đúng liều, đúng loại, đúng lúc, đúng nơi.
2. Hãy sưu tầm hình ảnh và trình bày về tác hại của việc bón phân không đúng cách.
Trong canh tác cây cà phê theo khuyến cáo, ở giai đoạn 1(ba năm đầu tiên), lượng phân bón hỗn hợp NPK dùng cho 1ha cây cà phê như sau:
Thời kì |
Lượng phân bón/ha |
Năm 1 |
300 kg phân hỗn hợp NPK (16-16-8) |
Năm 2 |
600 kg phân hỗn hợp NPK (16-16-8) |
Năm 3 |
800 kg phân hỗn hợp NPK (16-16-8) |
a) Tính khối lượng phân hỗn hợp NPK (16-16-8) cần undgf để bón cho 1ha cây cà phê trong giai đoạn 1
b) Tính khối lượng N có trong phân NPK (16-16-8) cần bón cho 1 ha cây cà phê tro
Người ta sử dụng NPK (30-9-9) đẻ bón cho cây ngô trong một vụ như sau:
Thời kì |
Lượng phân bón/ha |
Bón thúc đợt 1 |
120 kg NPK (30-9-9) |
Bón thúc đợt 2 |
90 kg NPK (30-9-9) |
Bón thúc đợt 3 |
90 kg NPK (30-9-9) |
a) Tính khối lượng phân NPK (30-9-9) cần bón cho 1 ha cây ngôi trong một vụ.
b) Tính khối lượng N cần bón cho 1ha cây ngô trong một vụ.
Để cấy lúa phát triển tốt và đạt năng suất cao, ngoài các loại phân hữu cơ, cần bón bổ sung phân hóa học như phân đạm, phân lân và phân kaki. Với một loại giống lúa theo khuyến cáo, khối lượng phân đạm urea cần bón cho 1 ha trong một vụ như sau:
Thời kì |
Lượng phân bón/ha |
Bón lót |
25 kg phân đạm urea |
Bón thúc đợt 1 |
50 kg phân đạm urea |
Bón thúc đợt 2 |
50 kg phân đạm urea |
Bón đón đòng |
30kg phân đạm urea |
a) Tính khối lượng phân đạm urea cần bón cho 1 ha lúa trong một vụ.
b) Tính khối lượng N có trong phân đạm urea cần bón cho 1 ha lúa trong một vụ.
c) Phải dùng bao nhiêu kg phân đạm ammonium nitrate (NH4NO3) để có được khối lượng N như trong lượng phân đạm urea cần bón ở trên?
Trong các hợp chất chứa N sau đây, những hợp chất nào được dùng làm phân đạm để bón cho cây trồng: NaNO3, KNO3, CO(NH2)2, NO, HNO3?
Trong các hóa chất sau đây, những chất nào sau đây được dùng làm phân bón hóa học: KOH, Na2CO3, KCl, K2SO4, Ca(OH)2, (NH4)2SO4?
Công thức hóa học của một trong các loại phân bón kép là
A. K2SO4
B. (NH4)2SO4
C.KNO3
D. Ca3(PO4)2.
Công thức hóa học của một trong các loại phân đạm là
A. KCl.
B. NaCl.
C. MgSO4.
D. NH4NO3
1 Một trong các nguyên tố hóa học cần cung cấp cho cây trồng với một lượng nhỏ (vi lượng) dưới dạng hợp chất là.
A. N.
B. Zn.
C. P.
D. K.
a) So sánh hàm lượng nitrogen trong hai loại phân đạm sau: ammonium nitrate (NH4NO3) và urea ((NH2)2CO)
b) Trong phân dơi có diêm tiêu (KNO3), còn trong tro bếp có K2CO3. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hai loại phân bón KNO3 và K2CO3 trong việc cung cấp các nguyên tố đa lượng cho cây trồng.
Giải thích tại sao cần phải bón phân theo 4 quy tắc đúng liều, đúng loại, đúng lúc, đúng nơi.
Cho biết lợi ích của việc sử dụng phân bón hữu cơ so với phân vô cơ
Hãy cho biết vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với cây trồng.
Tại sao đối với từng loại đất cần lựa chọn phân lân thích hợp.
Hãy cho biết các nguyên tố dinh dưỡng trong phân đạm, phân lân, phân kali, phân NPK
Tại sao cần bổ sung các nguyên tố đa lượng như Nitrogen, phosphorus, potassium dưới dạng phân bón cho cây trồng.
Kể tên các nguyên tố hóa học mà cây cần với số lượng nhiều (nhóm nguyên tố đa lượng), trung bình (nhóm nguyên tố trung lượng) và ít (nhóm nguyên tố vi lượng) và nêu vai trò của chúng đối với sự phát triển của cây trồng.