Đề bài

Theo mô hình Rutherford – Bohr, electron trong nguyên tử hydrogen chuyển động trên các quỹ đạo xác định xung quanh tâm là hạt nhân nguyên tử. Mỗi quỹ đạo được đặc trưng bởi một giá trị n (n = 1, 2, 3 …). Giá trị của n cũng chính là số thứ tự của lớp electron. Bán kính của quỹ đạo thứ n (kí hiệu là rn) của nguyên tử hydrogen có thể tính theo công thức: rn = n2 × 0,529 (\(\mathop A\limits^o \)) Hãy tính bán kính quỹ đạo thứ nhất và thứ hai (tương ứng với n = 1 và n = 2) của nguyên tử hydrogen.

Phương pháp giải :

Áp dụng CT: rn = n2 × 0,529 (\(\mathop A\limits^o \))     (1)

Lời giải chi tiết :

Thay n tương ứng vào CT (1)

Bán kính quỹ đạo thứ nhất của nguyên tử hydrogen là:

r1 = 12 × 0,529 = 0,529 (\(\mathop A\limits^o \)).

Bán kính quỹ đạo thứ hai của nguyên tử hydrogen là:

r2 = 22 × 0,529 = 2,116 (\(\mathop A\limits^o \)).

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Orbital s có dạng

A. hình tròn

B. hình số tám nổi

C. hình cầu

D. hình bầu dục

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Quan sát Hình 3.3 và nêu sự định hướng của các AO p trong không gian

Xem lời giải >>
Bài 3 : Khái niệm AO xuất phát từ mô hình Rutherford – Bohr hay mô hình hiện đại về nguyên tử?
Xem lời giải >>
Bài 4 :

Chọn phát biểu đúng về electron s.

A. Là electron chuyển động chủ yếu trong khu vực không gian hình cầu.

B. Là electron chỉ chuyển động trên một mặt cầu.

C. Là electron chỉ chuyển động trên một đường tròn.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Từ khái niệm: Orbital nguyên tử là khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà xác suất tìm thấy electron trong khu vực đó là lớn nhất (khoảng 90%). Phát biểu sau đây có đúng không: Xác suất tìm thấy electron tại mỗi điểm trong không gian của AO là 90%.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Trả lời những câu hỏi sau đây liên quan đến mô hình Rutherford – Bohr và mô hình hiện đại về nguyên tử.

a) Vì sao còn gọi mô hình Rutherford – Bohr là mô hình hành tinh nguyên tử?

b) Theo mô hình hiện đại, orbital p có hình số tám nổi với hai phần (còn gọi là hai thùy) giống hệt nhau. Xác suất tìm thấy electron ở mỗi thùy là khoảng bao nhiêu phần trăm?

c) So sánh sự giống và khác nhau giữa mô hình Rutherford – Bohr và mô hình hiện đại về nguyên tử.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Quan sát Hình 4.3, phân biệt khái niệm đám mây electron và khái niệm orbital nguyên tử

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Cho biết khái niệm orbital nguyên tử xuất phát từ mô hình nguyên tử của Rutherford – Bohr hay mô hình nguyên tử hiện đại

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Quan sát Hình 4.4, hãy cho biết điểm giống và khác nhau giữa các orbital p (px, py, pz)

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Quan sát Hình 4.8, cho biết cách biểu diễn 2 electron trong một orbital dựa trên cơ sở nào

 

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Năng lượng của electron trong hệ gồm 1 electron và 1 hạt nhân (như H, He+, …) theo mô hình Rutherford – Bohr cũng như mô hình hiện đại đều phụ thuộc vào số thứ tự của lớp (n) và điện tích hạt nhân (Z) như sau:

\({E_n} =  - 2,18 \times {10^{ - 18}} \times \frac{{{Z^2}}}{{{n^2}}}\) (J)

trong đó Z là điện tích hạt nhân; n = 1, 2, 3, … là số thứ tự của lớp electron.

Hãy tính và so sánh (có giải thích) năng lượng của electron lớp thứ nhất của H, He+, Li2+.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Bán kính của quỹ đạo thứ n (rn) của các ion chỉ chứa 1 electron như He+, Li2+, Be3+ có thể tính theo công thức:

\({r_n} = {n^2} \times \frac{{0.529}}{{{Z^2}}}(\mathop A\limits^o )\), trong đó Z là điện tích hạt nhân.

Hãy so sánh (có giải thích) bán kính quỹ đạo thứ nhất của các ion He+, Li2+, Be3+.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Cần ít nhất bao nhiêu orbital nguyên tử để chứa được: 2, 8, 18 electron?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Fluorine là nguyên tố hóa học có mặt trong nhiều hợp chất được ứng dụng trong nha khoa, y tế. Nguyên tố F có 9 electron. Hãy đề xuất phương án sắp xếp những electron này vào 5 orbital nguyên tử. Cho biết số cặp electron ghép đôi và số lượng electron độc thân trong trường hợp đó.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Nếu 5 electron được điền vào 3 AO thì số lượng electron độc thân là

A. 0.      B. 1.        C. 2.           D. 5.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Hình ảnh bên mô tả AO p với hai thùy.

 

Những phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Xác suất tìm thấy electron ở mỗi thùy là khoảng 45%.

B. Xác suất tìm thấy electron ở mỗi thùy là khoảng 90%.

C. Xác suất tìm thấy electron trong AO p là khoảng 90%.

D. Xác suất tìm thấy electron trong AO p là khoảng 45%.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Mỗi phát biểu sau đây về mô hình nguyên tử hiện đại là đúng hay sai?

(1) Theo mô hình nguyên tử hiện đại, electron chuyển động không theo những quỹ đạo xác định trong cả khu vực không gian xung quanh hạt nhân.

(2) Tất cả các AO nguyên tử đều có hình dạng giống nhau.

(3) Mỗi AO nguyên tử chỉ có thể chứa được 1 electron.

(4) Các electron s chuyển động trong các AO có hình số tám nổi.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Mỗi phát biểu sau đây về mô hình nguyên tử hiện đại là đúng hay sai?

(1) Theo mô hình nguyên tử hiện đại, electron chuyển động không theo những quỹ đạo xác định trong cả khu vực không gian xung quanh hạt nhân.

(2) Tất cả các AO nguyên tử đều có hình dạng giống nhau.

(3) Mỗi AO nguyên tử chỉ có thể chứa được 1 electron.

(4) Các electron s chuyển động trong các AO có hình số tám nổi.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Mỗi phát biểu sau đây về mô hình nguyên tử hiện đại là đúng hay sai?

(1) Theo mô hình nguyên tử hiện đại, electron chuyển động không theo những quỹ đạo xác định trong cả khu vực không gian xung quanh hạt nhân.

(2) Tất cả các AO nguyên tử đều có hình dạng giống nhau.

(3) Mỗi AO nguyên tử chỉ có thể chứa được 1 electron.

(4) Các electron s chuyển động trong các AO có hình số tám nổi.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Vùng nào sau đây ứng với xác suất tìm thấy electron trong nguyên tử bằng 100%?

A. Bên ngoài các orbital nguyên tử.

B. Trong các orbital nguyên tử.

C. Trong toàn bộ khoảng không gian xung quanh hạt nhân.

D. Ở bên trong hạt nhân.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Theo mô hình nguyên tử hiện đại, xác suất tìm thấy electron lớn nhất là ở

A. bên ngoài các orbital nguyên tử.

B. trong các orbital nguyên tử.

C. bên trong hạt nhân nguyên tử.

D. bất kì vị trí nào trong không gian.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Orbital nguyên tử là

A. đám mây chứa electron có dạng hình cầu.

B. đám mây chứa electron có dạng hình số 8 nổi.

C. khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt electron lớn nhất.

D. quỹ đạo chuyển động của electron quay quanh hạt nhân có kích thước và năng lượng xác định.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai?

(1) Số lượng orbital trong các phân lớp 1s, 2s, 3s là bằng nhau.

(2) Số lượng orbital trong các phân lớp 3s, 3p, 3d là bằng nhau.

(3) Các electron trên các phân lớp 1s, 2s, 3s có năng lượng bằng nhau.

(4) Các electron trên các phân lớp 3s, 3p, 3d có năng lượng bằng nhau.

(5) Số lượng electron tối đa trong một lớp là 2n2.

(6) Số lượng các orbital trong một phân lớp (s, p, d, f) luôn là một số lẻ.

Xem lời giải >>
Bài 24 : Nguyên tử A có tổng số hạt là 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16.

a. Tính số hạt từng loại.

b. Viết cấu hình e nguyên tử của X và biểu diễn cấu hình theo orbital

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Orbital nguyên tử là

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Orbital p có dạng hình gì?

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Nguyên tử của nguyên tố potassium có 19 electron. Ở trạng thái cơ bản, potassium có số electron độc thân là

Xem lời giải >>
Bài 28 :
trạng thái cơ bản, nguyên tử calcium (Z = 20) có số electron độc thân là
Xem lời giải >>
Bài 29 :

Mỗi AO chứa tối đa bao nhiêu electron?

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Xác suất tìm thấy electron trong toàn phần không gian bên ngoài đám mây electron là khoảng bao nhiêu phần trăm?

Xem lời giải >>