Khi chiếu chùm tia phóng xạ (α, β, γ) đi vào giữa 2 bản điện cực, hướng đi của các tia phóng xạ thay đổi như thế nào?
- Phóng xạ α: (\(_2^4He\)) là hạt nhân nguyên tử helium, gồm 2 proton, 2 neutron và không có electron
- Phóng xạ β: (\(_{ - 1}^0e\)) có điện tích -1 và số khối bằng 0
- Phóng xạ γ: là dòng photon có năng lượng cao
Khi chiếu chùm tia phóng xạ (α, β, γ) đi vào giữa hai bản điện cực:
- Chùm tia α bị lệch ít và lệch về phía cực âm trong trường điện.
- Chùm tia β mang điện tích âm bị lệch nhiều và lệch về phía cực dương trong trường điện.
- Chùm tia γ không bị lệch trong trường điện vì không mang điện
Các bài tập cùng chuyên đề
Phân rã tự nhiên \({}_{90}^{232}Th\) tạo ra đồng vị bền \({}_{82}^{208}Pb\), đồng thời giải phóng một số hạt α và β. Xác định số hạt α và β cho quá trình phân rã một hạt nhân \({}_{90}^{232}Th\)
Cho phản ứng hạt nhân sau:
\({}_8^{16}O \to {}_7^{16}N + {}_Z^AX\)
Xác định số khối, điện tích và tên gọi của hạt nhân \({}_Z^AX\)
Hoàn thành các phản ứng hạt nhân sau:
\(\begin{array}{l}a){}_{12}^{26}Mg + ? \to {}_{10}^{23}Ne + {}_2^4He\\b){}_9^{19}F + {}_1^1H \to ? + {}_2^4He\\c){}_{94}^{242}Pu + {}_{10}^{23}Ne \to 4({}_0^1n) + ?\\d){}_1^2H + ? \to 2{}_2^4He + {}_0^1n\end{array}\)
Ở tầng cao khí quyển, do tác dụng của neutron có trong tia vũ trụ. \({}_7^{14}N\) phân rã thành \({}_6^{14}C\)và proton. Viết phương trình của phản ứng hạt nhân đó.
Hạt nhân \({}_{90}^{232}Th\) bức xạ liên tiếp hai electron, tạo ra một đồng vị uranium. Viết phương trình biểu diễn quá trình đó
So sánh điểm giống và khác nhau của phóng xạ tự nhiên và phóng xạ nhân
Đồng vị phóng xạ nhân tạo được tạo ra như thế nào?
Quan sát và nhận xét số khối, điện tích của các thành phần trước và sau phóng xạ hạt nhân.
Trong 3 loại phóng xạ α, β, γ, loại phóng xạ nào khác biệt cơ bản với 2 loại còn lại? Nêu sự khác biệt đó.
Đặc điểm của hạt nhân nguyên tử xảy ra phóng xạ β và β+ khác nhau như thế nào? So sánh khối lượng và điện tích của hạt β và β+