Đề bài

Trong dung dịch nước, cation kim loại mạnh, gốc acid mạnh không bị thuỷ phân, còn cation kim loại trung bình và yếu bị thuỷ phân tạo môi trường acid, gốc acid yếu bị thuỷ phân tạo môi trường base. Dung dịch muối nào sau đây có pH > 7?

A. KNO3.                      B. K2SO4.                      C. Na2CO3.                   D. NaCl.

Phương pháp giải :

Trong dung dịch nước:

+ Cation kim loại mạnh, gốc acid mạnh không bị thuỷ phân.

+ Cation kim loại trung bình và yếu bị thuỷ phân tạo môi trường acid.

+ Gốc acid yếu bị thuỷ phân tạo môi trường base.

Lời giải chi tiết :

KNO3, K2SO4, NaCl đều gồm cation kim loại mạnh, gốc acid mạnh. Do đó KNO3, K2SO4, NaCl không bị thủy phân.

Na2CO3 gồm cation kim loại mạnh, gốc acid yếu. Do đó Na2CO3 bị thủy phân tạo môi trường base có pH > 7.

→ Chọn C.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Cho các dung dịch sau: Na2CO3, AlCl3, FeCl3.

1. Dùng giấy pH xác định giá trị pH gần đúng của các dung dịch trên.

2. Nhận xét và giải thích về môi trường của các dung dịch trên.

Xem lời giải >>
Bài 2 :
Giải thích vì sao quá trình thuỷ phân ion \({\rm{CO}}_{\rm{3}}^{{\rm{2 - }}}\) trong nước làm tăng pH của nước.
Xem lời giải >>
Bài 3 :

Trong môi trường acid, diệp lục có màu vàng đến đỏ; còn trong môi trường kiềm, diệp lục có màu xanh.

a) Giải thích vì sao khi vắt chanh vào nước luộc rau muống thì màu xanh của nước lại bị nhạt đi.

b*) Vì sao khi luộc bánh chưng, cho thêm một chút thuốc muối (NaHCO3) sẽ làm lá dong gói bánh có màu xanh đẹp hơn?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Ở các vùng quê, người dân thường dùng phèn chua để làm trong nước nhờ ứng dụng của phản ứng thuỷ phân ion Al3+. Giải thích. Chất hay ion nào là acid, là base trong phản ứng thuỷ phân Al3+?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Tại sao khi bảo quản dung dịch muối M3+ trong phòng thí nghiệm người ta thường nhỏ vài giọt dung địch acid vào trong lọ đựng dung dịch muối?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Ngoài tác dụng làm trong nước, dung dịch phèn chua còn có khả năng làm sạch gỉ sét trên inox. Giải thích.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Nồng độ carbon dioxide (CO2) trong khí quyển đã tăng khoảng 20% trong thế kỉ qua. Giả sử các đại dương của Trái Đất tiếp xúc với khí CO2 trong khí quyển, lượng CO2 tăng lên có thể có ảnh hưởng gì đến pH của các đại dương trên thế giới? Sự thay đổi này có thể ảnh hưởng gì đến cấu trúc đá vôi (chủ yếu là CaCO3) của các rạn san hô và vỏ sò biển?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Trong dung dịch nước, cation kim loại mạnh, gốc acid mạnh không bị thuỷ phân, còn cation kim loại trung bình và yếu bị thuỷ phân tạo môi trường acid, gốc acid yếu bị thuỷ phân tạo môi trường base. Dung dịch muối nào sau đây có pH < 7?

A. FeCl3.                       B. KCl.                          C. Na2CO3.                   D. Na2SO4.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Cho các phát biểu sau:

(1) Dung dịch Na2CO3 làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng.

(2) Trong phản ứng thuận nghịch, tại thời điểm, tốc độ phản ứng nghịch ban đầu đạt lớn nhất sau đó giảm dần.

(3) Nước cất chứa H2O, H+ và OH-

(4) Khi phản ứng thuận nghịch đạt trạng thái cân bằng hóa học, phản ứng dừng lại.

(5) Trong dung dịch, ion HS- và HCO3- đều thể hiện tính lưỡng tính

Số phát biểu đúng là:

Xem lời giải >>