3. Kiến ba khoang có màu nâu đỏ, mình thon, giữa lưng có một vạch lớn màu đen tạo thành các khoang màu khác nhau trên cơ thể.
Kiến ba khoang thường ẩn nấp trong rơm rạ, bãi cỏ, ruộng, vườn. Chúng làm tổ và đẻ trứng trong đất. Khi ruộng lúa, vườn rau xuất hiện sâu cuốn lá hay rầy nâu, kiến tìm đến, chui vào các tổ sâu để ăn thịt sâu non. Sự xuất hiện của kiến ba khoang đã làm giảm thiểu số sâu cuốn lá đáng kể và bảo vệ hoa màu khỏi sự phá hoại của sâu bệnh. Tuy nhiên gần đây, việc lạm dụng hoá chất bảo vệ thực vật đã làm giảm đáng kể số kiến ba khoang và làm cho chúng mất nơi ẩn nấp. Do đó, theo ánh sáng điện chúng bay vào các khu dân sinh và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người khi tiếp xúc với chất dịch từ cơ thể kiến tiết ra.
Hãy cho biết đoạn thông tin nào nói về tập tính của kiến ba khoang? Theo em, có nên tiêu diệt kiến ba khoang không? Tại sao? Hãy đưa ra để xuất hạn chế sự xuất hiện của kiến ba khoang trong gia đình.
Đoạn thông tin nói về tập tính của kiến ba khoang:
Kiến ba khoang có màu nâu đỏ, mình thon, giữa lưng có một vạch lớn màu đen tạo thành các khoang màu khác nhau trên cơ thể.
Kiến ba khoang thường ẩn nấp trong rơm rạ, bãi cỏ, ruộng, vườn. Chúng làm tổ và đẻ trứng trong đất. Khi ruộng lúa, vườn rau xuất hiện sâu cuốn lá hay rầy nâu, kiến tìm đến, chui vào các tổ sâu để ăn thịt sâu non. Sự xuất hiện của kiến ba khoang đã làm giảm thiểu số sâu cuốn lá đáng kể và bảo vệ hoa màu khỏi sự phá hoại của sâu bệnh. Tuy nhiên gần đây, việc lạm dụng hoá chất bảo vệ thực vật đã làm giảm đáng kể số kiến ba khoang và làm cho chúng mất nơi ẩn nấp. Do đó, theo ánh sáng điện chúng bay vào các khu dân sinh và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người khi tiếp xúc với chất dịch từ cơ thể kiến tiết ra.
- Đoạn thông tin nói về tập tính của kiến ba khoang là: Kiến ba khoang trong vườn…đến… ăn thịt sâu non.
- Tập tính đó là:
+ Ẩn nấp trong rơm rạ, bãi cỏ, ruộng, vườn.
+ Đẻ trứng trong đất.
+ Ăn sâu bọ, rầy nâu.
- Không nên tiêu diệt kiến ba khoang. Vì có thể dùng kiến ba khoang như một loại thiên địch tiêu diệt sâu hại, bảo vệ mùa màng.
- Biện pháp để hạn chế sự xuất hiện của kiến ba khoang trong gia đình:
+ Sử dụng các đèn bắt côn trùng.
+ Phát quang bụi rậm quanh khu vực sinh sống.
+ Rắc vôi bột xuống đất hạn chế kiến ba khoang đến để trứng.
Các bài tập cùng chuyên đề
Từ xa xưa đến nay, chuột luôn sợ mèo. Mỗi lần nhìn thấy hay nghe tiếng kêu của mèo, chuột thường có phản ứng lo sợ và bỏ chạy. Có phải ngay từ khi sinh ra chuột đã sợ mèo?
Hãy liệt kê các loại tập tính ở động vật mà em biết vào cột (1), (2), (3) trong bảng sau:
Phiếu quan sát thực hành: |
4. Dựa vào bảng, em hãy giải thích cơ chế hình thành một số thói quen bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau:
Em có biết vì sao người nông dân đặt bù nhìn trên đồng ruộng không? Hãy giải thích.
1. Phân biệt cảm ứng ở động vật và cảm ứng ở thực vật bằng cách hoàn thành đoạn thông tin sau dựa vào các từ gợi ý: môi trường, thực vật, cơ thể, tiếp nhận, động vật, phản ứng, thích nghi.
Cảm ứng ở sinh vật là khả năng ...(1)... kích thích và ...(2)... lại các kích thích từ ...(3)... bên trong hoặc bên ngoài ...(4)..., đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển. Cảm ứng là một đặc trưng cơ bản của cơ thể sống, giúp sinh vật ...(5)... với điều kiện sống. Cảm ứng ở ...(6)... thường xảy ra chậm, khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng; cảm ứng ở ...(7)... thường xảy ra nhanh, dễ nhận thấy, hình thức đa dạng.
2. Những phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về sự hình thành tập tính?
(1) Mọi kích thích đều làm xuất hiện tập tính;
(2) Không phải bất kì kích thích nào cũng làm xuất hiện tập tính;
(3) Kích thích càng mạnh càng dễ làm xuất hiện tập tính;
(4) Kích thích càng lặp lại càng dễ làm xuất hiện tập tính.
A. (1), (2).
B. (2), (3).
C. (3), (4).
D. (2), (4).