Đề bài

Quan sát hình 5.10, nêu và giải thích các đặc điểm cấu trúc khiến DNA đảm nhận được chức năng mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

Phương pháp giải

Quan sát hình 5.10:

 

- DNA được cấu tạo từ hai chuỗi polynucleotide song song, ngược chiều nhau.

- Mỗi chuỗi polynucleotide được cấu tạo từ bốn loại đơn phân là các nucleotide, liên kết với nhau bằng liên kết phosphodiester.

- Mỗi nucleotide gồm 3 thành phần: gốc phosphate (-PO,), đường deoxyribose (5 – carbon) và một nitrogenous base (base).

- Có bốn loại base là adenine (A), guanine (G), cytosine (C) và thymine (T).

- Hai chuỗi polynucleotide liên kết ngược chiều nhau (5 - 3 và 3- 5) bằng các liên kết hydrogen theo nguyên tắc bổ sung, A - T (2 liên kết hydrogen), C - G (3 liên kết hydrogen).

- DNA có cấu trúc khá bền vững và từ một mạch làm khuôn có thể tổng hợp nên mạch bổ sung giúp tế bào có thể nhân đôi các phân tử DNA một cách chính xác trước mỗi lần phân bào.

- Số lượng các phân tử DNA trong tế bào cũng như trình tự sắp xếp các nucleotide trong mỗi phân tử DNA là đặc trưng cho từng loài.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Lời giải chi tiết:

Các đặc điểm cấu trúc khiến DNA đảm nhận được chức năng mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền là:

Đặc điểm cấu trúc của ADN giúp chúng thực hiện chức năng mang thông tin di truyền là:

+ ADN là một đại phân tử hữu cơ, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là nucleotide. Một phân tử ADN được cấu tạo bởi lượng lớn nucleotide. Mỗi loài khác nhau sẽ có phân tử ADN đặc trưng bởi số lượng và trình tự các nucleotide. Sự sắp xếp trình từ các nucleotide là thông tin di truyền quy định trình tự các protein quy định tính trạng của mỗi sinh vật.

+ Từ 4 loại nucleotide do cách sắp xếp khác nhau đã tạo nên tính đặc trưng và đa dạng của các phân tử ADN ở các loài sinh vật

- Đặc điểm cấu trúc của ADN giúp chúng thực hiện chức năng bảo quản thông tin di truyền.

+ Trên mỗi mạch đơn của phân tử ADN, các nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị bền vững, đảm bảo sự ổn định của ADN (thông tin di truyền) qua các thế hệ.

+ Nhờ các cặp nucleotide thuộc hai mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung đã tạo cho chiều rộng của ADN ổn định, các vòng xoắn của ADN dễ dàng liên kết với protein tạo cho cấu trúc ADN ổn định, thông tin di truyền được điều hòa và bảo quản.

- Đặc điểm cấu trúc của ADN giúp chúng thực hiện chức năng truyền đạt thông tin di truyền

+ Trên mạch kép các nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết hydrogen giữa nhóm nitrogenous base của các nucleotide theo nguyên tắc bổ sung. Tuy liên kết hydrogen không bền vững nhưng số lượng liên kết lại rất lớn nên đảm bảo cấu trúc không gian của ADN được ổn định và dễ dàng cắt đứt trong quá trình tự sao, phiên mã.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Thừa cân, béo phì là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh tiểu đường, tim mạch cùng nhiều bệnh nguy hiểm khác cho con người. Vậy làm thế nào có thể giảm thiểu nguy cơ này để có được cuộc sống khoẻ mạnh

Xem lời giải >>
Bài 2 : Nêu những đặc điểm chung của các phân tử sinh học.
Xem lời giải >>
Bài 3 : Nêu đặc điểm cấu trúc và chức năng chính của các loại carbohydrate.
Xem lời giải >>
Bài 4 : Con người thường ăn những bộ phận nào của thực vật để lấy tinh bột?
Xem lời giải >>
Bài 5 : Tại sao nên ăn nhiều loại rau xanh khác nhau trong khi thành phần chính của các loại rau là cellulose - chất con người không thể tiêu hoá được?
Xem lời giải >>
Bài 6 :

Đọc thông tin và quan sát hình trong mục II.2, trả lời câu hỏi 1 và 2.

Chất béo là gì? Nêu một số chức năng của dầu, mỡ, phospholipid và steroid.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Phân tử sinh học là gì?

Xem lời giải >>
Bài 8 : Đặc điểm nào về mặt cấu trúc hoá học khiến phospholipid là một chất lưỡng cực?
Xem lời giải >>
Bài 9 : Khi ăn cà chua hoặc hành chưng trong mỡ, cơ thể người có thể hấp thụ được những loại vitamin gì? Giải thích.
Xem lời giải >>
Bài 10 :

Đọc thông tin, quan sát hình trong mục II.3 và trả lời câu hỏi từ 1 đến 2.

Các amino acid khác nhau ở những đặc điểm nào?

Xem lời giải >>
Bài 11 : protein có những chức năng gì? Đặc điểm cấu trúc nào giúp protein có chức năng rất đa dạng?
Xem lời giải >>
Bài 12 : Bậc cấu trúc nào đảm bảo protein có được chức năng sinh học? Các liên kết yếu trong phân tử protein có liên quan gì đến chức năng sinh học của nó?
Xem lời giải >>
Bài 13 : Tại sao chúng ta nên bổ sung protein cho cơ thể từ nhiều loại thức ăn khác nhau mà không nên chỉ ăn một vài loại thức ăn dù những loại đó rất bổ dưỡng?
Xem lời giải >>
Bài 14 : Những thông số nào về DNA là đặc trưng cho mỗi loài?
Xem lời giải >>
Bài 15 :

Quan sát hình trong mục II. 4b, phân biệt các loại RNA về cấu trúc và chức năng.

Xem lời giải >>
Bài 16 : Trình bày sự khác biệt về mặt cấu trúc giữa DNA và RNA.
Xem lời giải >>
Bài 17 :

Phân tử glucose có công thức cấu tạo là C6H12O6. Nếu 10 phân tử glucose liên kết với nhau tạo nên một phân tử đường phức thì phân tử này sẽ có công thức cấu tạo như thế nào? Giải thích.

Xem lời giải >>
Bài 18 : Tại sao cũng có chung công thức cấu tạo là C6H12O6, nhưng glucose và fructose lại có vị ngọt khác nhau?
Xem lời giải >>
Bài 19 : Tại sao cũng được cấu tạo từ các phân tử đường glucose nhưng tinh bột và cellulose lại có đặc tính vật lí và chức năng sinh học khác nhau?
Xem lời giải >>
Bài 20 : Trong số các phân tử sinh học, protein có nhiều loại chức năng nhất. Tại sao?
Xem lời giải >>
Bài 21 : Để giảm béo, nhiều người đã cắt bỏ hoàn toàn chất béo trong khẩu phần ăn. Theo em, điều này là nên hay không nên? Dưới góc độ sinh học, chúng ta cần làm gì để duy trì cân nặng với một cơ thể khoẻ mạnh?
Xem lời giải >>
Bài 22 : Tại sao khi luộc trứng thì protein của trứng lại bị đông đặc lại?
Xem lời giải >>
Bài 23 : Giải thích vì sao khi khẩu phần ăn thiếu protein thì cơ thể, đặc biệt là trẻ em, thường gầy yếu, chậm lớn, hay bị phù nề và dễ mắc bệnh truyền nhiễm
Xem lời giải >>
Bài 24 :

Lựa chọn nào dưới đây không thể hiện sự kết cặp đúng của đơn phân/polymer (đại phân tử) sinh học?

A. Monosaccharide / Polysaccharide

B. Amio acid / Protein

C. Acid béo / Triglyceride

D. Nucleotide / Nucleic acid

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Tất cả các carbohydrate

A. là polymer

B. là đường đơn

C. bao gồm một hoặc nhiều gốc đường đơn

D. được tìm thấy trong màng sinh chất

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Một học sinh đang chuẩn bị cho cuộc thi chạy marathon trong trường. Để có nguồn năng lượng nhanh nhất, học sinh này nên ăn thức ăn có chứa nhiều

A. carbohydrate                B. lipid                C. protein                  D. calcium

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Chất nào sau đây không phải là polymer?

A. Glycogen                   B. Tinh bột                          C. Cellulose                     D. Sucrose

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Công thức phân tử của glucose là C6H12O6. Công thức phân tử của một disaccharide được tạo ra từ hai phân tử glucose là

A. C12H24O12                 B. C12H20O10                   C. C12H22O11                  D. C18H22O11

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Tinh bột và glycogen là hai polysaccharide khác nhau về chức năng, trong đó tinh bột là ..... (1) ....., còn glycogen là ..... (2) .....

A. (1) thành phần chính duy trì hình dạng tế bào thực vật; (2) nguồn năng lượng cho tế bào động vật.

B. (1) vật liệu cấu trúc được tìm thấy trong tế bào thực vật và động vật; (2) hình thành bộ xương bên ngoài ở côn trùng

C. (1) carbohydrate dự trữ năng lượng chính của tế bào động vật; (2) carbohydrate dự trữ tạm thời glucose của tế bào động vật

D. (1) carbohydrate dự trữ năng lượng của tế bào thực vật; (2) carbohydrate dự trữ năng lượng của tế bào động vật

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Điều nào sau đây là đúng với cả tinh bột và cellulose?

A. chúng đều là polymer của glucose

B. chúng đều có thể được tiêu hóa bởi con người

C. chúng đều dự trữ năng lượng trong tế bào thực vật

D. chúng đều là thành phần cấu tạo của thành phần tế bào thực vật

Xem lời giải >>