Em hãy chỉ ra đặc điểm của thể thơ lục bát thể hiện qua bài ca dao 3 trong văn bản Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương.
Tìm hiểu về thể thơ lục bát, sau đó theo dõi bài thơ và nêu đặc điểm.
Cách 1
- Câu lục 6 chữ và câu bát 8 chữ.
- Vần trong các dòng thơ: tiếng thứ 6 của câu lục hiệp với tiếng thứ 6 của câu bát: phu - cù, xanh - anh - canh)
- Nhịp thơ: Dòng 1 nhịp 2/4, dòng 2 nhịp 4/4, dòng 3 nhịp 4/2, dòng 4 nhịp 4/4
Cách 2Đặc điểm của thể thơ lục bát:
- Hình thức: cứ 1 cặp câu lục bát sẽ gồm 1 dòng 6 tiếng (lục) và 1 dòng 8 tiếng (bát)
- Cách gieo vần:
- tiếng thứ 6 của dòng lục hiệp vần với tiếng thứ 6 của dòng bát kế nó
- tiếng thứ 8 của dòng bát hiệp vần với tiếng thứ 6 của dòng lục tiếp theo
- Ngắt nhịp: thơ lục bát thường ngắt nhịp chẵn (2/2/2, 2/4/2, 4/4)
- Thanh điệu:
- Câu lục: Tiếng 2 (B) - Tiếng 4 (T) - Tiếng 6 (B)
- Câu bát: Tiếng 2 (B) - Tiếng 4 (T) - Tiếng 6 (B) - Tiếng 8 (B)
(Các tiếng còn lại gieo tùy ý tác giả)
Cách 3Số dòng thơ: 4 dòng (2 dòng lục có sáu tiếng, 2 dòng bát có 8 tiếng)
Vần trong các dòng thơ: câu lục vần với tiếng thứ sáu của câu bát: phu - cù, xanh - anh - canh)
Nhịp thơ: Dòng 1 nhịp 2/4, dòng 2 nhịp 4/4, dòng 3 nhịp 4/2, dòng 4 nhịp 4/4
Các bài tập cùng chuyên đề
Cụm từ “vẻ đẹp quê hương” thường khiến em nghĩ đến điều gì?
Qua câu ca dao trong Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương, thành Thăng Long hiện lên trong tâm trí em như thế nào?
Hình ảnh kinh thành Thăng Long được gợi lên trong bài ca dao số 1 của văn bản Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương có điểm gì đặc biệt? Những từ ngữ như “phồn hoa thứ nhất Long Thành”, “người về nhớ cảnh ngẩn ngơ” đã góp phần thể hiện sắc thái cảm xúc gì của tác giả về đất Long Thành?
Bài ca dao 2 của văn bản Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương giới thiệu vẻ đẹp gì của quê hương? Cảm xúc của tác giả dân gian về quê hương được thể hiện như thế nào qua bài ca dao này?
Em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của vùng đất Bình Định qua bài ca dao 3 của văn bản Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương? Xác định và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu lục bát “Bình Định có núi Vọng Phu/ Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh.”
Những hình ảnh “cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn” trong văn bản Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương thể hiện đặc điểm gì của vùng Tháp Mười? Từ đó, cho biết tình cảm của tác giả đối với vùng đất này.
Những vẻ đẹp nào của quê hương được thể hiện xuyên suốt trong bốn bài ca dao Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương? Qua đó, tác giả dân gian thể hiện tình cảm gì với quê hương, đất nước? Dựa vào đâu, em nhận định như vậy?
Điền vào bảng sau ít nhất một từ ngữ hoặc hình ảnh độc đáo của mỗi bài ca dao Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương và giải thích vì sao em chọn từ ngữ, hình ảnh ấy.
Trong bốn bài ca dao Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương, em thích nhất bài nào? Vì sao?