Qua bài ký Hang Én, em hiểu được gì về sự “sống” của đá và cuộc sống của loài én chưa biết “sợ con người”.
Đây là câu hỏi đưa ra ý kiến của bản thân, các em suy nghĩ kĩ và trả lời.
Cách 1
Sự “sống” của đá và cuộc sống của loài én chưa biết “sợ con người” là một cuộc sống "vẫn cứ hồn nhiên trú ngụ", nguyên thủy, nơi nào cũng dày đặc chim én. Cộng đồng én sống thoải mái với bầy đàn của chúng, không mảy may để ý đến sự hiện diện của du khách:
- Én bố mẹ tấp nập đi về mớm mồi cho con, én anh chị rập rờn bay đôi.
- Nhiều bạn én thiếu niên ngủ nướng
- Có bạn én cánh bị thương không bay lên được...
- Dải đá san hô uốn lượn qua vài triệu năm, tất cả các dải đá vẫn "sống" trong hành trình tạo tác của tự nhiên.
=> Có thể nói, đó là một cuộc sống lí tưởng của thế giới tự nhiên, khi chúng không bị con người can thiệp và xâm nhập làm ảnh hưởng đến chúng. Điều này đã giữ lại những đặc sắc và tươi đẹp của tự nhiên, tạo nên sự đa dạng cho các loài sinh vật.
Cách 2- Én ở đây chưa từng biết sợ con người bởi con người và loài vật từ thủa khai thiên lập địa là bạn hữu, sống hòa hợp.
- Những nhũ đá, măng đá, ngọc động tưởng là những vật vô tri nhưng chúng đều có sự sống sinh thành, biến hóa qua chiều dài của lịch sử địa chất.
→ Trong những hang động như hang Én, sự sống ấy hiển hiện rất rõ. Những tín hiệu của tự nhiên qua cách miêu tả của tác giả, trở nên có hồn, thân thiết, gần gũi với con người, cho con người cảm nhận chiều sâu của lịch sử, chạm đến cội nguồn của sự sống trên hành tinh.
Cách 3- Sự “sống” của đá:
- Hàng trăm dải đá san hô uốn lượn thành bao nhiêu tầng, bậc lớn nhỏ.
- Nhũ đá, măng đá, ngọc động giăng đầy bên những vách núi, sàn hang…
- Mỗi xen-ti-mét đá kia phải qua cả trăm triệu năm bào mòn hay bồi đắp nên.
- Cuộc sống của loài én chưa biết sợ con người:
- Én: Hồn nhiên cư ngụ và chưa biết sợ con người.
- Bốn bên dày đặc én.
- Én bố mẹ tấp nập đi, về, mải mớm mồi cho con; Én anh chị rập rờn bay đôi; Én con chấp chới vỗ cánh; Én thiếu niên ngủ nướng.
- Én xuống kiếm ăn, gãy cánh: ung dung mổ cơm trong tay con người, thản nhiên đi quanh lều...
Các bài tập cùng chuyên đề
Nhan đề Hang Én gợi cho em liên tưởng gì?
Tưởng tượng mình là nhà thám hiểm đi khám phá những khu bảo tồn thiên nhiên kỳ thú. Hãy chia sẻ cảm giác của em về điều đó.
Việc đi bộ sẽ cho tác giả cơ hội trải nghiệm những điều kì thú của thiên nhiên như thế nào?
Nhân vật "tôi" đã kể về hành trình khám phá Hang Én theo trình tự nào?
Tìm những chi tiết trong văn bản Hang Én miêu tả địa hình, cây cối, loài vật trên đường đến Hang Én. Những chi tiết này gợi cho em cảm giác gì về rừng nguyên sinh?
Hình ảnh nào trong bài Hang Én thể hiện sự trân trọng, lòng biết ơn và tình yêu của con người đối với tự nhiên.
Tâm trạng của du khách khi sống trong không gian hang Én, thiếu thốn các tiện nghi thông thường được miêu tả qua những chi tiết nào?
Cách tác giả cảm nhận về cuộc sống hoang dã trong văn bản Hang Én có làm cho người đọc khiếp sợ không? Vì sao.
Có ý kiến cho rằng hành trình khám phá hang Én thích hợp với những người ưa mạo hiểm. Theo em, hành trình này còn đánh thức điều gì ở con người.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận của em về hang Én.
Tác giả dùng những đại từ nào để chỉ người kể chuyện trong đoạn trích Hang Én? Chỉ ra những cụm từ cho thấy người kể chuyện trực tiếp tham gia vào hành trình thăm tháp Khương Mỹ.
Những thông tin xác thực về tháp Khương Mỹ trong đoạn trích Hang Én được sắp xếp theo trình tự nào? Chọn phương án trả lời đúng.
A. Tên - địa chỉ - thời điểm xây dựng - cấu trúc - danh hiệu
B. Danh hiệu - tên - địa chỉ - thời điểm xây dựng - cấu trúc
C. Tên - địa chỉ - cấu trúc - thời điểm xây dựng - danh hiệu
D. Thời điểm xây dựng - tên - địa chỉ - cấu trúc - danh hiệu
Nêu chi tiết có thể giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của tháp Khương Mỹ trong văn bản Hang Én.
Vì sao tác giả “đặc biệt thích” nhóm tháp Khương Mỹ trong văn bản Hang Én? Em hiểu thế nào là “vẻ đẹp thách thức với thời gian”?
Đoạn trích Hang Én cho thấy thái độ của người kể chuyện đối với những di tích văn hoá như thế nào?
Các di tích văn hoá kể với chúng ta những câu chuyện về lịch sử cộng đồng. Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) về những di tích mà em biết hoặc từng đến thăm.
Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu "Hơn một ngàn năm, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những ngọn tháp trở nên trầm tư, lặng lẽ, uy nghiêm"
Cho biết công dụng của dấu ngoặc kép được dùng trong đoạn trích Hang Én.
Nêu các chi tiết miêu tả lòng hang Én
Các từ ngữ thánh đường, giếng trời, khí trời, ánh sáng, bờ sông, cát mịn, bãi tắm làm cho hang Én giống như không gian sống lí tưởng của con người. Đoạn văn này có mối liên hệ như thế nào với ý “Hang Én giống như cái tổ khổng lồ và an toàn mà Mẹ Thiên Nhiên ban tặng cho con người" ở đoạn văn trước đó?
Vì sao có thể nói chi tiết về người A-rem đã làm tăng thêm vẻ hoang sơ của hang Én?
So sánh Hang Én với Cô Tô để thấy sự khác biệt trong hứng thú khám phá của các tác giả.
Cho biết công dụng của dấu ngoặc kép trong câu văn sau: Giờ họ đã rời ra ngoài sống thành bản nhưng vẫn còn giữ lễ hội “ăn én”
Hành trình khám phá hang Én của người kể chuyện:
Các chi tiết miêu tả địa hình, cây cối, loài vậy trên đường đến hang Én:
Đối tượng |
Chi tiết miêu tả |
Địa hình |
|
Cây cối |
|
Loài vật |
|
Cảm nhận của em về rừng nguyên sinh được gợi ra từ những chi tiết miêu tả trên:
Suy nghĩ của em về sự “sống” của đá trong văn bản Hang Én:
Suy nghĩ của em về cuộc sống loài én chưa biết sợ con người:
Hình ảnh thể hiện sự trân trọng, lòng biết ơn và tình yêu của con người với tự nhiên trong văn bản Hang Én:
Những chi tiết miêu tả tâm trậng của du khách khi sống trong hang Én, thiếu thốn các tiện nghi thông thường:
Cách tác giả cảm nhận về cuộc sống hoang dã trong văn bản Hang Én có làm người đọc khiếp sợ tự nhiên không?
Chọn: ( ) Có ( ) Không
Lí do: