Chỉ ra và nêu tác dụng của những biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong những câu sau:
a. Mỗi viên cát bắn vào má vào gáy lúc này buốt như một viên đạn mũi kim.
b. Hình như gió bão chờ chúng tôi lọt hết vào trận địa cánh cung bãi cát, rồi mới tăng thêm hỏa lực của gió.
Nhớ lại các biện pháp tu từ đã học.
a. Biện pháp tu từ so sánh: Tác giả so sánh mỗi viên cát bắn vào như một viên đạn.
=> Hình ảnh trở nên đặc sắc, thể hiện sự khốc liệt, mạnh mẽ, giống như cảnh tượng của một cuộc chiến trường.
b. Biện pháp tu từ nhân hóa: Gió giống như con người, bài binh bố trận một trận địa vô cùng khốc liệt.
=> Làm cho thiên nhiên hiện lên sinh động, có hơi thở, linh hồn như một con người. Qua đó cũng giúp văn bản trở nên sinh động, hấp dẫn và nhấn mạnh sự khốc liệt của cơn bão.
Các bài tập cùng chuyên đề
Trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên có những hình ảnh so sánh thú vị, sinh động. Hãy tìm một số câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong văn bản này và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Chỉ ra và nêu biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn sau:
Mình sẽ biết thêm một tiếng chân khác hẳn mọi bước chân khác. Những bước chân khác chỉ khiến mình trốn vào lòng đất. Còn bước chân của bạn sẽ khiến mình ra khỏi hang, như là tiếng nhạc.
Trong văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn, nhiều lời đối thoại của nhân vật lặp lại chẳng hạn: "cảm hóa nghĩa là gì", "cảm hóa mình đi". Hãy tìm những lời thoại được lặp lại trong văn bản này và cho biết tác dụng của chúng.
Hãy chỉ ra những câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong khổ hai của bài thơ. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh đó trong việc thể hiện nội dung khổ thơ.
Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong câu thơ Những làn gió thơ ngây. Nêu tác dụng của những biện pháp tu từ ấy.
Hãy ghi lại những câu thơ sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ và nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó trong đoạn thơ Nhưng còn cần cần cho trẻ đến Từ bãi sông cát vắng.
Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu sau và nêu tác dụng của chúng:
a. Đời cha ông với đời tôi/ Như con sông với chân trời đã xa
b. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác.
Đọc các câu sau và trả lời câu hỏi:
- Quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng.
- Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén.
a. Những từ ngữ in đậm trên các câu trên nhằm chỉ những sự vật nào?
b. Trong những câu trên tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó.
Trong Cô Tô, Nguyễn Tuân sử dụng nhiều hình ảnh so sánh sinh động. Hãy tìm những câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong văn bản này và nêu tác dụng trong từng trường hợp.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về một cảnh đẹp thiên nhiên trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh hoặc ẩn dụ.
Xác định và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong những câu sau:
a. Bữa tối, một chú én tò mò sa xuống bàn ăn, cánh bị thương không bay lên được.
b. Sáng hôm sau, tôi vẫn thấy nó thản nhiên đi lại quanh lều với một bên cánh còn hơi sã xuống.
Chỉ ra các biện pháp tu từ trong những câu sau và nêu tác dụng:
a. Nhiều bạn én thiếu niên ngủ nướng, say giấc ngay trên những mỏm đá thấp dọc lối đi.
b. Chúng đậu thành từng vạt như những đám hoa lá ai ngẫu hứng xếp trên mặt đất.
c. Cửa hang thứ hai thông lên mặt đất như cái giếng khổng lồ đón khí trời và ánh sáng.
Nêu biện pháp tu từ được dùng trong những cụm từ sau: lớn nhanh như thổi, chết như ngả rạ. Vận dụng biện pháp tu từ này để nói về một sự vật hoặc hoạt động được kể trong truyện Thánh Gióng.
Tìm những câu văn có sử dụng biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ trong văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh (Huỳnh Lý) kể và nêu tác dụng của biện pháp tu từ này.
Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu văn sau và nêu tác dụng:
a. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hét lại đầy.
b. Chim bay mãi, bay mãi, qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả.
Đặt một câu có sử dụng biện pháp tu từ được chỉ ra ở bài tập 3.
Tìm một câu có sử dụng biện pháp so sánh và một câu sử dụng biện pháp ẩn dụ trong Lao xao ngày hè. Chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau giữa hai biện pháp tu từ này.
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi ở dưới:
Người ta nói chèo bẻo là kẻ cắp. Kẻ cắp hôm nay gặp bà già! Nhưng từ đây tôi lại quý chèo bẻo. Ngày mùa, chúng thức suốt đêm. Mới tờ mờ đất nó đã cất tiếng gọi người: “Chè cheo chét”… Chúng nó trị kẻ ác. Thì ra, người có tội khi trở thành người tốt thì tốt lắm!
a. Chỉ ra biện pháp ẩn dụ trong đoạn văn.
b. Nêu nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau và tác dụng của biện pháp này trong việc miêu tả loài vật.
Hãy xác định biện pháp tu từ trong các câu văn dưới đây và cho biết dựa vào đâu để xác định như vậy:
a. Cả làng xóm hình như (…) cùng thức với giời, với đất.
b. Sau nhà có hai đõ ong “say” lắm.
c. Thời đó đường Bờ Sông chỉ trải đá, chưa tráng nhựa, chiều hè gió ngoài sông thổi vào, bụi mù, thành phố phải dùng những xe bò kéo chở nước đi tưới.
d. Mùa đông, tôi không ra đường chơi được thì ở nhà đọc truyện Tàu cho cả nhà trong (…), nhà ngoài (…) nghe, hết một cuốn thì cầm hai xu chạy vù lại hiệu Cát Thành đầu phố hàng Gai đổi cuốn khác.
Hãy dẫn ra một câu văn sử dụng biện pháp ẩn dụ hoặc hoán dụ trong Lao xao ngày hè hoặc Thương nhớ bầy ong mà em cho là thú vị và chia sẻ với mọi người.
Hãy chỉ ra biện pháp tu từ trong các dòng thơ dưới đây và cho biết những dấu hiệu nào giúp em nhận ra biện pháp nghệ thuật ấy
Đã ngủ rồi hả trầu?
Tao đã đi ngủ đâu
Mà trầu mày đã ngủ
Lao xao ngày hè, Thương nhớ bầy ong, Đánh thức trầu đều viết về tuổi thơ tác giả gắn với cây cối, loài vật. Cả ba văn bản đều sử dụng biện pháp nhân hoá. Theo em, vì sao như vậy?
Viết đoạn văn nói về đặc điểm riêng của một cây hoa hoặc một con vật mà em yêu thích. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một trong số các biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ.
Đọc đoạn thơ sau:
Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi:
“Cha ơi
Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”
Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:
“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa,
Sẽ có cây, có cửa, có nhà,
Vẫn là đất nước của ta,
Ở nơi đó cha chưa hề đi đến "
(Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm)
a. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng.
b. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy trong việc thể hiện nội dung đoạn thơ.
Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 — 7 dòng) về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật trong những tác phẩm văn học em đã học; trong đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh như trong câu sau:
Có thể nói mỗi dòng chữ ông viết ra là một dòng nước mắt nóng bỏng tình xót thương ép thẳng ra từ trái tim vô cùng nhạy cảm của mình. (Nguyễn Đăng Mạnh)
Có mấy kiểu nhân hóa thường gặp?