Đề bài

Lực kế trong Hình 17.2 đang chỉ ở vạch 1 N.

a) Tính trọng lượng và khối lượng của vật treo vào lực kế. Lấy \(g = 9,8m/{s^2}\).

b) Biểu diễn các lực tác dụng lên vật (xem vật là chất điểm).

Phương pháp giải

- Sử dụng công thức: \(P = mg\)

- Phân tích và biểu diễn các lực tác dụng lên vật.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

a)

- Lực kế đang chỉ 1N => trọng lượng của vật treo vào lực kế là 1N.

- Khối lượng của vật treo là:

\(P = mg \Rightarrow m = \frac{P}{g} = \frac{{1}}{{9,8}} = 0,1\left( {kg} \right)\)

b)

Các lực tác dụng lên vật gồm: trọng lực \(\overrightarrow P \) và lực đàn hồi của lực kế \(\overrightarrow {{F_{dh}}} \). Hai lực này cân bằng nhau.

 

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Thảo luận tình huống đề cập trong hình 17.1: Tại sao khi được buông ra, các vật quanh ta đều rơi xuống đất?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Xác định trọng tâm của một vật phẳng, mỏng

- Chuẩn bị: một số tấm bìa các-tông phẳng, mỏng; dây treo; thước thẳng; bút chì; kéo.

- Tiến hành:

Thí nghiệm 1: Hãy xác định trọng tâm của tấm bìa các-tông vật ở Hình 17.3 và giải thích rõ cách làm của em.

Thí nghiệm 2: Cắt một số tấm bìa các-tông thành hình tròn, hình vuông, hình tam giác đều. Hãy tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng kết luận sau:

“Trọng tâm của các vật phẳng, mỏng và có dạng hình học đối xứng nằm ở tâm đối xứng của vật”.

Xem lời giải >>
Bài 3 : Đo trọng lượng của một vật ở một địa điểm trên Trái Đất có gia tốc rơi tự do là \(9,80m/{s^2}\), ta được P = 9,80 N. Nếu đem vật này tới một địa điểm khác có gia tốc rơi tự do \(9,78m/{s^2}\)thì khối lượng và trọng lượng của nó đo được là bao nhiêu?
Xem lời giải >>
Bài 4 :

1. Dựa vào Hình 17.4, hãy thảo luận và phân tích để làm sáng tỏ các ý sau đây:

- Những vật nào chịu lực căng của dây?

- Lực căng có phương, chiều thế nào?

Từ đó, nêu những đặc điểm (về phương, chiều, điểm đặt) của lực căng.

2. Hãy chỉ ra điểm đặt, phương, chiều của lực căng trong Hình 17.5a và 17.5b.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

1. Một bóng đèn có khối lượng 500 g được treo thẳng đứng vào trần nhà bằng một sợi dây và đang ở trạng thái cân bằng.

a) Biểu diễn các lực tác dụng lên bóng đèn.

b) Tính độ lớn của lực căng.

c) Nếu dây treo chỉ chịu được một lực căng giới hạn 5,5 N thì nó có bị đứt không?

2. Một con khỉ biểu diễn xiếc treo mình cân bằng trên một sợi dây bằng một tay như hình 17.7. Hãy cho biết trong hai lực căng xuất hiện trên dây (\(\overrightarrow {{T_1}} \) và \(\overrightarrow {{T_2}} \)), lực nào có cường độ lớn hơn? Tại sao?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Biểu diễn trọng lực tác dụng lên quả táo (G là trọng tâm).

 

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Để xác định trọng tâm của một vật phẳng, ta có thể thực hiện như sau: Treo vật ở đầu một sợi dây mềm, mảnh nối với điểm P của vật. Đưa dây dọi tới sát dây treo vật, dùng dây dọi để làm chuẩn, đánh dấu đường thẳng đứng PP’ kéo dài của dây treo trên vật.

Treo vật ở điểm Q và lặp lại quá trình như trên, đánh dấu được đường thẳng đứng QQ’. Giao điểm G của PP’ và QQ’ là trọng tâm của vật phẳng.

Hãy xác định trọng tâm của mỗi vật phẳng trong hình 2.5

 

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Tính độ lớn trọng lực tác dụng lên bạn

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Từ bảng 2.1, xác định gia tốc rơi tự do ở vị trí thực hiện phép đo. Lấy kết quả đến 3 chữ số có nghĩa

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Xác định số chỉ đo trọng lượng của các quả cân trong Bảng 2.1 khi chúng được đưa lên bề mặt Mặt Trăng. Lấy gia tốc rơi tự do trên Mặt Trăng là 1,6 m/s2

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Một người kéo dây để giữ thùng hàng như hình 1.

 

Trên hình đã biểu diễn hai lực.

a) Chỉ ra lực còn lại tạo thành cặp lực – phản lực theo định luật III Newton với mỗi lực này. Nêu rõ vật mà lực đó tác dụng lên, hướng của lực và loại lực.

b) Biểu diễn các lực tác dụng lên thùng hàng.

c) Biểu diễn các lực tác dụng lên người.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Ta biết rằng có thể làm biến dạng hoặc thay đổi trạng thái chuyển động của vật. Trong thực tế, một vật thường chịu tác dụng của nhiều lực khác nhau. Ví dụ khi chuyển động, ô tô vừa chịu tác dụng của nhiều lực khác nhau. Ví dụ khi chuyển động, ô tô vừa chịu lực của lực kéo động cơ, vừa chịu tác động của lực ma sát giữa bánh xe với mặt đường, trọng lực do Trái Đất tác dụng và áp lực do mặt đường tạo ra. Những lực này có đặc điểm gì?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Khi thả một vật từ độ cao h, vật luôn rơi xuống. Lực nào đã gây ra chuyển động rơi của vật?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Hai bạn đang đứng ở vị trí A và B trên Trái Đất như Hình 11.3. hãy vẽ vecto trọng lực tác dụng lên mỗi bạn.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Để xác định trọng tâm của một vật phẳng, người ta có thể làm như sau: Buộc dây vào một lỗ nhỏ ở mép của vật rồi treo vật thẳng đứng. Khi vật cân bằng, dùng bút đánh dấu phương của sợi dây lên vật. Sau đó ta thay đổi điểm treo và thực hiện tương tự. Giao điểm của hai đường kẻ chính là trọng tâm của vật mà ta cần xác định. Dựa vào phương pháp trên, hãy tiến hành thí nghiệm xác định trọng tâm của một vật phẳng bất kì.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Sau khi ta dừng tác dụng lực vào thùng hàng, ta quan sát thấy thùng hàng tiếp tục chuyển động và dừng lại sau khi đi được một đoạn. Em hãy giải thích tại sao thùng hàng dừng lại.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Cho ví dụ minh họa tính chất của lực căng dây xuất hiện tại mọi điểm trên dây.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Hình 11.13 mô tả quá trình kéo gạch từ thấp lên cao qua hệ thống ròng rọc. Xem chuyển động của thùng gạch là đều, hãy xác định lực căng tác dụng lên vật nâng và ròng rọc bằng hình vẽ. Từ đó hãy chỉ ra điểm đặt, phương, chiều và độ lớn của lực căng dây. Biết lượng gạch trong mỗi lần kéo có khối lượng 20 kg và lấy g = 10 m/s2

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Xét hai hệ như Hình 11P.1, hãy vẽ sơ đồ lực tác dụng lên vật m, mtrong trường hợp a và vật m trong trường hợp b; gọi tên các lực này

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Điều nào sau đây là sai khi nói về trọng lực?

A. Trọng lực được xác định bằng biểu thức \(\overrightarrow P  = m\overrightarrow g \)  

B. Điểm đặt của trọng lực là trọng tâm của vật.

C. Trọng lực tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.                             

D. Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Tại cùng một địa điểm, hai vật có khối lượng m1 < m2, trọng lực tác dụng lên hai vật lần lượt là P1 và P2 luôn thỏa mãn điều kiện

A. P1 = P2.                B. \(\frac{{{P_1}}}{{{P_2}}} < \frac{{{m_1}}}{{{m_2}}}\).                            C. P1 > P2.                D. \(\frac{{{P_1}}}{{{P_2}}} = \frac{{{m_1}}}{{{m_2}}}\)

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Câu nào sau đây là sai khi nói về lực căng dây?

A. Lực căng dây có bản chất là lực đàn hồi.             

B. Lực căng dây có điểm đặt là điểm mà đầu dây tiếp xúc với vật.              

C. Lực căng dây có phương trùng với chính sợi dây, chiều hướng từ hai đầu vào phần giữa của dây. 

D. Lực căng dây có thể là lực kéo lên hoặc lực nén.            

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Khi treo vật trên sợi dây nhẹ cân bằng thì trọng lực tác dụng lên vật

A. cùng hướng với lực căng dây.                               B. cân bằng với lực căng dây.           

C. hợp với lực căng dây một góc 900.                        D. bằng không.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Một ngọn đèn có khối lượng m = 1 kg được treo dưới trần nhà bằng một sợi dây. Lấy g = 9,8 m/s2. Dây chỉ chịu được lực căng lớn nhất là 8 N. Nếu treo ngọn đèn này vào một đầu dây thì

A. lực căng sợi dây là 9 N và sợi dây sẽ bị đứt.                                

B. lực căng sợi dây là 9,8 N và sợi dây sẽ bị đứt.                             

C. lực căng sợi dây là 9,8 N và sợi dây không bị đứt.                                   

D. lực căng sợi dây là 4,9 N và sợi dây không bị đứt.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Một nhà du hành vũ trụ có khối lượng 70 kg khi ở trên Trái Đất. Hãy xác định trọng lượng của nhà du hành vũ trụ này trên Mặt Trăng, biết độ lớn gia tốc trong trường trên Mặt Trăng bằng 1/6 gia tốc trọng trường ở Trái Đất (9,8 m/s2).

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Một vật có khối lượng m đặt ở nơi có gia tốc trọng trường g. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Trọng lực có độ lớn được xác định bởi biểu thức P = mg.

B. Điểm đặt của trọng lực là trọng tâm của vật.

C. Trọng lực tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

D. Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Một vật đang nằm yên trên mặt đất, lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng vào vật có độ lớn

A. lớn hơn trọng lượng của vật.

B. nhỏ hơn trọng lượng của vật.

C. bằng trọng lượng của vật.

D. bằng 0.

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Biết gia tốc rơi tự do ở đỉnh và ở chân một ngọn núi lần lượt là 9,809 m/s2 và 9,810 m/s2. Tỉ số trọng lượng của vật ở đỉnh núi và chân núi là

A. 0,9999.             B. 1,0001.             C. 9,8095.             D. 0,0005.

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Một người đi chợ dùng lực kế đề kiểm tra khối lượng của một gói hàng. Người đó treo gói hàng vào lực kế và đọc được số chỉ của lực kế là 20 N. Biết gia tốc rơi tự do tại vị trí này là g= 10 m/s2. Khối lượng của túi hàng là

A. 2 kg.       B. 20 kg.     C. 30 kg.      D. 10 kg.

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Tính trọng lượng của một nhà du hành vũ trụ có khối lượng 80 kg khi người đó ở

a) trên Trái Đất (lấy g = 9,80 m/s2).

b) trên Mặt Trăng (lấy gMT = 1,67 m/s2).

c) trên Kim tinh (lấy gKT = 8,70 m/s2).

Xem lời giải >>