Đề bài

Cho hàm số \(y = 2{x^2} + x + m\). Hãy xác định giá trị của m để hàm số đạt giá trị nhỏ nhất bằng 5.

Phương pháp giải

Đỉnh S có tọa độ: \({x_S} = \frac{{ - b}}{{2a}};{y_S} = f(\frac{{ - b}}{{2a}})\)

\(a = 2 > 0\) nên ta có bảng biến thiên sau:

 

Hàm số đạt giá trị nhỏ nhất bằng \(f( - \frac{b}{{2a}})\) tại \(x =  - \frac{b}{{2a}}.\)

=>  Tìm m để \(f( - \frac{b}{{2a}}) = 5\)

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Đỉnh S có tọa độ: \({x_S} = \frac{{ - b}}{{2a}} = \frac{{ - 1}}{{2.2}} =  - \frac{1}{4};{y_S} = f( - \frac{1}{4}) = 2{\left( { - \frac{1}{4}} \right)^2} + \left( { - \frac{1}{4}} \right) + m = m - \frac{1}{8}\)

Ta có: \(a = 2 > 0\), hàm số có bảng biến thiên dạng:

 

Hàm số đạt giá trị nhỏ nhất bằng \(m - \frac{1}{8} = 5 \Leftrightarrow m = \frac{{41}}{8}.\)

Vậy \(m = \frac{{41}}{8}\) thì hàm số đạt giá trị nhỏ nhất bằng 5.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Lập bảng biến thiên của mỗi hàm số sau:

a) \(y = {x^2} - 3x + 4\)

b) \(y =  - 2{x^2} + 5\)

Xem lời giải >>
Bài 2 :

a) Quan sát đồ thị hàm số bậc hai \(y = {x^2} + 2x - 3\) trong Hình 11. Xác định khoảng đồng biến, khoảng nghịch biến của hàm số và lập bảng biến thiên của hàm số đó.

  

b) Quan sát đồ thị hàm số bậc hai \(y =  - {x^2} + 2x + 3\) trong Hình 12. Xác định khoảng đồng biến, khoảng nghịch biến của hàm số và lập bảng biến thiên của hàm số đó.

 

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Nêu khoảng đồng biến, khoảng nghịch biến của mỗi hàm số sau:

a) \(y = 5{x^2} + 4x - 1\)

b) \(y =  - 2{x^2} + 8x + 6\)

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Tìm khoảng đồng biến, khoảng nghịch biến của hàm số \(y = 2{x^2} - 6x + 11.\) Hàm số này có thể đạt giá trị bằng -1 không? Tại sao?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Từ đồ thị hàm số bậc hai cho ở hai hình sau, tìm khoảng đồng biến và nghịch biến của hàm số trong mỗi trường hợp.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Lập bảng biến thiên của hàm số \(y = {x^2} + 2x + 3.\) Hàm số này có giá trị lớn nhất hay giá trị nhỏ nhất? Tìm giá trị đó.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Biết rằng hàm số \(y = 2{x^2}{\rm{ +  }}mx + n\) giảm trên khoảng \(\left( { - \infty ;1} \right),\)tăng trên khoảng \(\left( {1; + \infty } \right)\) và có tập giá trị là \([9; + \infty )\). Xác định giá trị của m và n.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Nêu khoảng đồng biến, khoảng nghịch biến của mỗi hàm số sau:

a) \(y = 4{x^2} + 6x - 5\)

b) \(y =  - 3{x^2} + 10x - 4\)

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Tìm khoảng biến thiên và tập giá trị của các hàm số sau:

a) \(y = f\left( x \right) =  - 2{x^2} - 4x + 7\)   

b) \(y = f\left( x \right) = {x^2} - 6x + 1\) 

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Hàm số \(y = f\left( x \right) =  - \left( {x + 2} \right)\left( {x - 4} \right)\) đồng biến trên khoảng

A. \(\left( { - \infty ; - 1} \right)\)

B. \(\left( {1; + \infty } \right)\) 

C.  \(\left( { - \infty ;1} \right)\)

D. \(\left( { - 1; + \infty } \right)\)

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Từ các parabol đã vẽ ở Bài tập 6.7, hãy cho biết khoảng đồng biến và khoảng nghịch biến của mõi hàm số bậc hai tương ứng.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Hàm số \(y = {x^2} - 5x + 4\)

A. Đồng biến trên khoảng \((1; + \infty ).\)

B. Đồng biến trên khoảng \(( - \infty ;4).\)

C. Nghịch biến trên khoảng \(( - \infty ;1).\)

D. Nghịch biến trên khoảng \((1;4).\)

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Cho hàm số \(y = {x^2} - 2x + 3\). Mệnh đề nào dưới đây đúng?

A. Hàm số đồng biến trên \(\left( { - \infty ;2} \right)\) 

B. Hàm số nghịch biến trên \(\left( { - \infty ;2} \right)\)

C. Hàm số đồng biến trên \(\left( { - \infty ;1} \right)\) 

D. Hàm số nghịch biến trên \(\left( { - \infty ;1} \right)\)

Xem lời giải >>