Em hãy liệt kê những việc làm thể hiện việc bảo vệ lẽ phải ở nhà, ở trường và ngoài xã hội.
- Một số việc làm thể hiện việc bảo vệ lẽ phải khi ở nhà:
+ Trung thực, không nói dối ông bà, cha mẹ.
+ Trung thực, dũng cảm nhận lỗi (khi mắc phải sai lầm), không trốn tránh hay tìm cách đổ trách nhiệm cho người khác.
+ Không bao che khuyết điểm, sai lầm của người thân;
+ Góp ý, nhắc nhở người thân sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm (nếu có).
- Một số việc làm thể hiện việc bảo vệ lẽ phải khi ở trường:
+ Nghiêm túc chấp hành đúng nội quy của lớp học, trường học.
+ Trung thực, không nói dối thầy cô, bạn bè.
+ Trung thực, dũng cảm nhận lỗi (khi mắc phải sai lầm), không trốn tránh hay tìm cách đổ trách nhiệm cho người khác.
+ Không bao che khuyết điểm, sai lầm của bạn bè.
+ Góp ý, nhắc nhở các bạn sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm (nếu có).
- Một số việc làm thể hiện việc bảo vệ lẽ phải ở ngoài xã hội:
+ Nghiêm túc chấp hành đúng các quy định của pháp luật (ví dụ: luật An toàn giao thông; bảo vệ môi trường,…)
+ Phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật; vi phạm những quy định chung của tập thể, cộng đồng.
Các bài tập cùng chuyên đề
Em hãy đọc câu ca dao dưới đây và trả lời câu hỏi: “Dù cho đất đổi trời thay/ Trăm năm vẫn giữ lòng ngay với đời"
- Ý nghĩa của câu ca dao trên là gì.
- Hãy nêu một số câu ca dao, tục ngữ khác về bảo vệ lẽ phải
Em hãy đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi:
a) Chánh án Pe-rin Lao-ri đã làm gì khi nhận được là thư của thời thơ ấu? Việc làm đó của ông có ý nghĩa gì?
b) Theo em, thế nào là bảo vệ lẽ phải?
c) Nêu lí do của sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải.
Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi:
a) Hãy chỉ ra những lời nói, việc làm thể hiện bảo vệ lẽ phải trong những bức tranh trên.
b) Theo em, học sinh cần làm gì để bảo vệ lẽ phải?
Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a) Để bảo vệ lẽ phải cần tôn trọng sự thật.
b) Cần kiên quyết bảo vệ những gì phù hợp với lợi ích của cộng đồng.
c) Người bảo vệ lẽ phải luôn phải chịu thiệt thòi.
d) Mỗi người tự bảo vệ lợi ích của mình chính là góp phần vào việc bảo vệ lợi ích của cộng đồng.
e) Trước việc làm sai trái, nếu mình không liên quan thì không cần lên tiếng.
Ai biết bảo vệ lẽ phải, ai chưa biết bảo vệ lẽ phải trong những trường hợp dưới đây? Vì sao?
a) Thấy bất kể việc gì có lợi cho mình, anh H cũng phải làm cho bằng được.
b) Trong các cuộc tranh luận, chị M kiên quyết bảo vệ đến cùng ý kiến của mình dù ý kiến đó là đúng hay sai.
c) Trong lớp, bạn B thường lớn tiếng phê bình khuyết điểm của bạn khác nhưng lại che giấu khuyết điểm của mình.
d) Anh S cùng các bạn thu thập chứng cứ và tố cáo một việc làm sai trái.
Em hãy cùng các bạn trong nhóm sắm vai các nhân vật trong câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi:
NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY
Làng kia có một tên lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi. Một hôm, Cải với Ngô đánh nhau, rồi mang nhau ra làng kiện. Cải sợ kém thế, lót trước cho thầy lí năm đồng. Ngô giàu hơn, biện lễ những mười đồng. Khi xử kiện, thầy lí nói: “Thằng Cải đánh thẳng Ngô đau hơn, phạt một chục roi".
Cải vội xoè năm ngón tay, ngẩng mặt nhìn thấy lí khẽ bẩm: "Xin xét lại, lẽ phải về con mà!". Thầy lí cũng xoè năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay phải, nói: "Ta biết mày phải... nhưng nó lại phải... bằng hai mày!”.
- Em có nhận xét gì về việc làm của các nhân vật trong truyện?
- Nếu là nhân vật Ngô hoặc Cải, em sẽ làm gì? Vì sao?
- Nếu là người xử kiện, em sẽ làm gì? Vì sao?
Em sẽ xử lí như thế nào nếu ở trong các tình huống dưới đây?
a) Khi tranh luận với các bạn, em biết chắc chắn rằng ý kiến của mình là đúng nhưng đa số các bạn khác lại khẳng định là sai.
b) Em nghe thấy một bạn nói xấu bạn khác, trong khi em biết sự thật không phải như vậy.
c) Khi thấy người đàn ông có hành động sàm sỡ với một bé gái, em định lên tiếng thì bị ông ta đe doạ.
d) Bạn thân của em mắc khuyết điểm, bạn muốn em không nói với ai.
Em sẽ khuyên bạn điều gì trong những tình huống sau?
a) Người thân trong gia đình bạn em làm điều trái pháp luật.
b) Bạn em viết lên mạng xã hội một điều không đúng sự thật.
c) Bạn em mắc lỗi nhưng lại đổ lỗi cho một bạn khác trong lớp.
“Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt" (Martin Luther King).
Hãy viết một đoạn văn bình luận về ý kiến trên.
Hãy thiết kế một thông điệp về bảo vệ lẽ phải.
Em hãy quan sát hình ảnh sau và nhận xét về hành động của hai bạn học sinh.
Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi
BÀI HỌC VỀ NHÂN CÁCH CỦA THÁI PHÓ TÔ HIẾN THÀNH
Tô Hiến Thành (? - 1179) quê làng Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng (nay là Hà Nội), làm quan vào đời vua Lý Anh Tông đến chức Thái phó. Ông văn võ song toàn, nổi tiếng là công minh, chính trực, được vua phong tước vương mặc dù không phải tôn thất nhà Lý.
Năm 1175, vua Lý Anh Tông mất. Trước khi mất, vua đã di chiếu cho Tô Hiến Thành phò tá tân vương với mong muốn “công việc quốc gia hết thảy tuân theo phép cũ”. Bà Thái hậu muốn làm việc phế lập, đã sai người đem vàng bạc đút lót cho vợ ông. Ông nói với vợ: “Ta là đại thần nhận mệnh tiên để dặn dò, phò giúp tân vương. Nay lấy của đút mà bỏ vua nọ, lập vua kia thì còn mặt nào trông thấy tiên đế dưới suối vàng”. Bà Thái hậu lại cho người đến gặp, thuyết phục Tô Hiến Thành. Ông trả lời: “Làm việc bất nghĩa mà được giàu sang, kẻ trung thần, nghĩa sĩ sao có thể làm được. Thân không dám vâng lời”. Bà Thái hậu đành thôi. Năm 1177, tân vương lên ngôi lúc 3 tuổi. Một mình Tô Hiến Thành phải chu toàn mọi việc cho nghiêm chỉnh, công bằng để mọi người đều quy phục tân vương. Tô Hiến Thành mất năm 1179.
- Em có nhận xét gì về việc làm của Thái phó Tô Hiến Thành trong câu chuyện trên?
- Theo em, vì sao cần phải bảo vệ lẽ phải?
Em hãy quan sát các hình ảnh sau và thực hiện yêu cầu
- Em hãy chỉ ra lời nói, việc làm để bảo vệ lẽ phải của nhân vật trong các hình ảnh trên.
- Em hãy kể thêm những việc làm để bảo vệ lẽ phải mà em biết.
Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi
Trường hợp 1. Giờ tan trường, cô giáo vô tình thấy bạn Dũng đang nhắc nhở hai bạn học sinh khác có hành vi vẽ lên tường rào của nhà trường. Trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm đầu tuần, cô giáo đã tuyên dương việc làm của bạn Dũng trước lớp. Cả lớp rất vui và vỗ tay tán thưởng bạn. Bạn Dũng cảm ơn cô giáo, các bạn và bày tỏ hi vọng cả lớp sẽ tiếp tục có thái độ, hành vi phù hợp để bảo vệ những điều đúng đắn.
- Em có suy nghĩ gì về hành động của bạn Dũng? Chúng ta có nên học tập bạn Dũng không? Vì sao?
- Theo em, làm thế nào để khích lệ, động viên bạn bè bảo vệ lẽ phải?
Trường hợp 2. Trên đường đi học về, bạn P rủ bạn K vào cửa hàng tạp hoá mua quà vặt. Khi ra khỏi cửa hàng, bạn P phát hiện và nói với bạn K là cô chủ cửa hàng đã đưa thừa 20 000 đồng cho mình. Bạn P định lấy số tiền đó để đi chơi điện tử nhưng bạn K không đồng tình. Bạn K khuyên bạn P không nên làm như vậy vì cô bán hàng phải làm việc vất vả mới kiếm được tiền. Bạn P cho rằng, cô chủ không biết nên có lấy luôn cũng không sao. Thấy vậy, bạn K quyết liệt phản đối và nói rằng: “Tớ sẽ nghỉ chơi với cậu nếu cậu vẫn cố tình lấy số tiền này”.
- Theo em, hành vi của bạn P có phù hợp không? Vì sao?
- Khi gặp những thái độ, việc làm sai trái của người khác, em thường làm gì?
Em hãy bày tỏ quan điểm đối với những ý kiến sau:
a) Bảo vệ lẽ phải là lối sống văn minh, tiến bộ và phù hợp với đạo lí làm người.
b) Bảo vệ lẽ phải là nhắc nhở, phản đối khi thấy người khác làm sai.
c) Người biết bảo vệ lẽ phải thường dễ bị thiệt thòi.
d) Lời nói, hành động bảo vệ lẽ phải cần phù hợp với lứa tuổi.
Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi
Tình huống 1. Vào giờ ra chơi, có một bạn trong lớp bị mất tiền và nghi ngờ bạn K là người lấy nên đã nói với lớp trưởng. Sau đó, lớp trưởng đến hỏi bạn K để làm rõ sự việc. Ngay lúc đó, bạn V là bạn ngồi cùng bàn, mặc dù không thích bạn K nhưng đã lên tiếng để minh oan cho bạn K. Bạn V nói với lớp trưởng: “Thời điểm đó, bạn K đang sân trường”. Khi bạn K hỏi bạn V vì sao lại giúp mình, bạn V đáp: “Sự thật thì cần được bảo vệ bạn ạ!”.
- Em có đồng tình với cách ứng xử của bạn V không? Vì sao?
- Nếu là bạn K, em sẽ nói gì với bạn V?
Tình huống 2. Trên đường đi học về, bạn T vô tình chứng kiến cảnh bạn M đang bị nhóm của bạn K đe doạ. Thấy bạn T đi đến, bạn K cảnh cáo rằng: “Nếu không muốn bị đòn thì phải giữ im lặng”. Bạn Vì sợ bị liên luỵ nên bạn T đã từ chối khi bạn M yêu cầu làm chứng để tố cáo nhóm của bạn K với giáo viên chủ nhiệm.
- Em có đồng tình với hành động của bạn T không? Vì sao?
- Nếu là bạn T, em sẽ làm gì?
Em hãy sắm vai để giải quyết các tình huống sau:
Tình huống 1. Gần đến ngày thi học kì, nhóm học sinh gồm bạn M, bạn K, bạn T, bạn N đến thư viện trường để đọc sách. Trong lúc mọi người đang im lặng, tập trung thì bạn M và bạn K vừa đọc sách vừa cười đùa lớn tiếng. Thấy vậy, cô thủ thư đến nhắc nhở hai bạn cần giữ trật tự, chấp hành nội quy của thư viện. Tuy nhiên, chỉ được một lúc thì cả hai lại tiếp tục đùa giỡn, gây ồn ào. Lúc này, bạn T quay sang nói với bạn M và bạn K: “Các bạn không nên làm ồn, ảnh hưởng đến những bạn khác”. Không những không nghe mà bạn M và bạn K còn trả lời: "Thư viện có phải là của bạn đâu mà sao khó chịu vậy!”.
Nếu là bạn N, em sẽ khuyên bạn M và bạn K như thế nào?
Tình huống 2. Bạn M là học sinh lớp 8A. Bạn M siêng năng học tập và tích cực tham gia các hoạt động phong trào do nhà trường, địa phương tổ chức. Sau mỗi hoạt động, bạn M thường đăng các hình ảnh lên trang mạng xã hội của cá nhân. Do không thích bạn M nên bạn C hay vào bình luận theo hướng tiêu cực và cho rằng, bạn M cố tình thể hiện, khoe khoang. Đã vậy, bạn C còn rủ rê các bạn khác cùng vào mạng xã hội nói xấu bạn M. Bạn M rất buồn và tự nhủ: “Mình có làm gì sai đâu mà bạn C lại đối xử với mình như vậy". Bạn M định gặp bạn C để trao đổi nhưng chưa biết nên nói như thế nào.
Nếu là bạn M, em sẽ ứng xử tình huống trên như thế nào?
Em hãy sưu tầm những câu chuyện về các tấm gương, nhân vật bảo vệ lẽ phải. Từ đó, rút ra bài học và xây dựng kế hoạch rèn luyện cho bản thân.
Em hãy viết một bản cam kết về sự trung thực trong học tập và thực hiện trong suốt năm học.
Em hãy kể tên những việc làm đúng, làm sai của học sinh trong việc thực hiện nội quy trường học. Theo em, với những việc làm đúng, làm sai đó, chúng ta cần có thái độ như thế nào?
Em hãy quan sát hình ảnh, đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi
a. Em hãy chỉ rõ hành động, việc làm, lời nói thể hiện việc bảo vệ lẽ phải của các nhân vật trong mỗi hình ảnh trên.
b. Em hãy cho biết tại sao thầy giáo Chu Văn An lại dáng "Thất trảm sở"? Theo em, việc làm đó có phải là bảo vệ lẽ phải không?
c. Em hiểu thế nào là bảo vệ lẽ phải? Vì sao chúng ta cần bảo vệ lẽ phải?
Em hãy đọc các trường hợp, tình huống và trả lời câu hỏi
a. Em hãy nhận xét cách ứng xử của các bạn học sinh trong mỗi trường hợp và tình huống trên.
b. Nếu là bạn của P và H, em sẽ làm gì để bảo vệ lẽ phải?
Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào dưới đây? Vì sao?
A. Thấy nhà hàng xóm tổ chức đánh bạc, anh S báo cáo với chính quyền.
B. Biết người thân tàng trữ ma tuý trái phép, chị H đã che giấu khi cơ quan công an đến điều tra.
C. Biết cửa hàng của bà X thường xuyên cân hàng thiếu cho khách, chị P đã nhắc nhờ bà X.
D. Biết ngày mai là thi cuối kì, D không ôn bài mà chuẩn bị tài liệu để mang vào phòng thi.
Em hãy đọc các tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi
a. Gần đây, H thường bỏ tiết để đi chơi điện tử. Nhiều lần, H rủ bạn thân là K đi cùng nhưng K không đi. K khuyên bạn không nên bỏ học và chơi các trò chơi điện tử bạo lực nhưng H không nghe.
Em hãy nhận xét việc làm của các bạn học sinh trên. Nếu chứng kiến việc làm của H em sẽ khuyên H như thế nào?
b. Hàng xóm nhà T thường gây ồn ảo, to tiếng, ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình T và mọi người xung quanh. Bố mẹ của T không dám góp ý vì sợ mất lòng.
Nếu là T, em sẽ làm gì?
Em hãy bình luận quan điểm: Để bảo vệ lẽ phải, chúng ta cần phải có tinh thần khách quan, lòng kiên trì và dũng cảm.
Em hãy sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ nói về việc bảo vệ lẽ phải và chia sẻ ý nghĩa của mỗi câu ca dao, tục ngữ đó.
Em hãy vẽ một bức tranh hoặc xây dựng tiểu phẩm theo chủ đề: Bảo vệ lẽ phải.