Đề bài

Cho hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl dư thấy còn 1 phần chất rắn không tan và dung dịch Y. Dung dịch Y chứa

  • A.

    FeCl2, FeCl3, HCl.

  • B.

    FeCl2, CuCl2, HCl.

  • C.

    FeCl2, CuCl2, FeCl3.

  • D.

    CuCl2, FeCl3, HCl.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Chất rắn không tan là Cu => dung dịch thu được gồm FeCl2, CuCl2 và HCl dư

Đáp án : B

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Tính chất hóa học chung của hợp chất sắt (II) là

  • A.

    Tính oxi hóa.

  • B.

    Tính khử.

  • C.

    tính bazơ.

  • D.

    Tính oxi hóa và tính khử.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Nung nóng hỗn hợp Mg(OH)2 và Fe(OH)2 ngoài không khí cho đến khi khối lượng không thay đổi thu được chất rắn X. X chứa

  • A.

    MgO, FeO.

  • B.

    Mg(OH)2, Fe(OH)2.

  • C.

    Fe, MgO.

  • D.

    MgO, Fe2O3.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Để điều chế FeCl2, người ta có thể dùng cách nào sau đây ?

  • A.

    FeO + Cl2.

  • B.

    FeCl3 + Fe.

  • C.

    Fe + NaCl.

  • D.

    Fe + Cl2.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Trong phòng thí nghiệm, để bảo vệ muối Fe2+ người ta thường cho vào đó

  • A.

    một cái đinh sắt.         

  • B.

    một miếng Cu.

  • C.

    Một ít dung dịch sắt Fe3+.

  • D.

    một thanh Mg.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Phản ứng nào dưới đây không thu được FeO ?

  • A.

    Fe(OH)2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$

  • B.

    FeCO3$\xrightarrow{{{t}^{o}}}$

  • C.

    Fe(NO3)2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$

  • D.

    Fe2O3 + CO $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Để điều chế Fe(NO3)2 có thể dùng phương pháp nào trong các phương pháp sau ?

  • A.

    Ba(NO3)2 + FeSO4

  • B.

    Fe(OH)2 + HNO3

  • C.

    Fe + HNO3

  • D.

    FeO + NO2

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Các kim loại và ion đều phản ứng được với ion Fe2+ trong dung dịch là

  • A.

    Zn, Ag+.

  • B.

    Ag, Cu2+

  • C.

    Ag, Fe3+.

  • D.

    Zn, Cu2+.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Cho các phản ứng chuyển hóa sau: NaOH + dung dịch X → Fe(OH)2;  Fe(OH)2 + dung dịch Y → Fe2(SO4)3;  Fe2(SO4)3 + dung dịch Z → BaSO4. Các dung dịch X, Y, Z lần lượt là

  • A.

    FeCl3, H2SO4 đặc nóng, Ba(NO3)2.

  • B.

    FeCl3, H2SO4 đặc nóng, BaCl2.

  • C.

    FeCl2, H2SO4 đặc nóng, BaCl2.

  • D.

    FeCl2, H2SO4 loãng, Ba(NO3)2.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Để điều chế Fe(OH)2 trong phòng thí nghiệm, người ta tiến hành như sau: Đun sôi dung dịch NaOH sau đó cho nhanh dung dịch FeCl2 vào dung dịch NaOH này. Mục đích chính của việc đun sôi dung dịch NaOH là?

  • A.

    Phân hủy hết muối cacbonat, tránh việc tạo kết tủa FeCO3.

  • B.

    Đẩy hết oxi hòa tan, tránh việc oxi hòa tan oxi hóa Fe(II) lên Fe(III).

  • C.

    Để nước khử Fe(III) thành Fe(II).

  • D.

    Đẩy nhanh tốc độ phản ứng. 

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Tính chất hóa học chung của hợp chất sắt (III) là

  • A.

    Tính oxi hóa.

  • B.

    Tính khử.

  • C.

    Tính bazơ.

  • D.

    Tính oxi hóa và tính khử.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Dung dịch Fe2(SO4)3 không phản ứng với chất nào sau đây ?

  • A.

    NaOH.

  • B.

    Ag.

  • C.

    BaCl2.

  • D.

    Fe.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Khi nhỏ dung dịch Fe(NO3)3 vào dung dịch Na2CO3, hiện tượng xảy ra là

  • A.

    có kết tủa trắng tạo ra.

  • B.

    có kết tủa nâu đỏ tạo ra.

  • C.

    có khí thoát ra.           

  • D.

    cả B và C

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Dung dịch X có chứa FeSO4, dung dịch Y có chứa Fe2(SO4)3. Thuốc thử nào sau đây có thể sử dụng để phân biệt X và Y là

  • A.

    dung dịch NH3.

  • B.

    dung dịch KMnO4 trong H2SO4.

  • C.

    kim loại Cu

  • D.

    tất cả các đáp án trên.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Hòa tan chất rắn X vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch Y. Dung dịch Y hòa tan được Cu và làm mất màu dung dịch KMnO4. X là

  • A.

    Fe3O4.

  • B.

    FeO.

  • C.

    Fe.

  • D.

    Fe2O3.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Phát biểu nào sau đây không đúng ?

  • A.

    Kim loại Fe phản ứng với dung dịch HCl tạo ra muối sắt (II).

  • B.

    Dung dịch FeCl3 phản ứng được với kim loại Fe.

  • C.

    Kim loại Fe không tan trong dung dịch H2SO4 đặc nguội.

  • D.

    Trong các phản ứng hóa học, ion Fe2+ chỉ thể hiện tính khử.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Phản ứng nào sau đây sai :

  • A.

    2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe.     

  • B.

    Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O.

  • C.

    FeO + CO → Fe + CO2.

  • D.

    Fe3O4 + 8HNO3 → Fe(NO3)2 + 2Fe(NO3)3 + 4H2O.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Hợp chất mà sắt vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là

  • A.

    Fe(OH)3.

  • B.

    Fe2O3.

  • C.

    FeCl2.

  • D.

    FeCl3.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Cho dãy chuyển hoá sau: $F\text{e}\xrightarrow{+X}F\text{e}C{{l}_{3}}\xrightarrow{+Y}F\text{e}C{{l}_{2}}\xrightarrow{+Z}F\text{e}{{\left( N{{O}_{3}} \right)}_{3}}$. X, Y, Z không thể là:

  • A.

    Cl2, Fe, HNO3.

  • B.

    Cl2, Cu, HNO3.

  • C.

    Cl2, Fe, AgNO3.

  • D.

    HCl, Cl2, AgNO3.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

$Fe{{(N{{O}_{3}})}_{2}}\xrightarrow{to}X\xrightarrow{+HCl}Y\xrightarrow{+Z}T\xrightarrow{to}X$

Cho các chất: NaCl, KOH, AgNO3, Cu(OH)2. Có bao nhiêu chất có thể thỏa mãn Z trong sơ đồ trên?

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Cho các dung dịch sau: HCl, Na2CO3, AgNO3, Na2SO4, NaOH và KHSO4. Số dung dịch tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2 là:

  • A.

    4

  • B.

    3

  • C.

    6

  • D.

    5

Xem lời giải >>