Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm).
Nhớ lại các tác phẩm đã học và viết đoạn văn nêu cảm xúc của bản thân.
- Mở bài: Nêu cảm nghĩ chung về bài thơ. Dẫn ra khổ thơ, đoạn thơ có nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc mang lại cho em nhiều cảm xúc
- Thân bài: Nêu cụ thể cảm xúc của em về yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc khiến em yêu thích
Ví dụ: nêu cảm xúc về hai dòng thơ cuối của bài thơ: “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?”. Hai dòng thơ cuối gợi cho người đọc sự xúc động, sâu lắng bởi tình cảm và tấm lòng hiếu thảo của nhà thơ. Sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ, lấy hình ảnh “bàn tay mẹ mỏi” để chỉ người mẹ già suốt đời vì con đã không còn sức lực nữa. Tiếp đến là biện pháp tu từ ẩn dụ, dùng hình ảnh “quả non xanh” chỉ sự chưa trưởng thành, còn nôn dại, vụng về của chính mình (người con). Hai dòng thơ đã diễn tả được tâm trạng lo lắng, trăn trở, pha chút ân hận của nhà thơ: mẹ già rồi mà mình vẫn còn non nớt, vụng dại…
- Kết bài: Khái quát lại suy nghĩ của bản thân về yếu tố đã mang lại cảm xúc ấy.
Ví dụ: Hai dòng thơ thể hiện cái nhìn tinh tế, nỗi xúc động của nhà thơ và nói giúp được nhiều người tình cảm quý trọng, thương yêu mẹ vô cùng.
Đoạn văn nêu cảm xúc về bài thơ “Mây và sóng” (Ta-go)
“Mây và sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Bài thơ đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Các bài tập cùng chuyên đề
Ở lớp 6, em đã được tìm hiểu và thực hành cách viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ. Trong phần Viết của bài học này, em sẽ tiếp tục được học cách viết một đoạn văn như thế
Từ đoạn văn trang 26 SGK Chân trời sáng tạo - tập 1, em hãy xác định các đặc điểm của đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn hoặc năm chữ bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
- Tác giả đã dùng ngôi thứ mấy để chia sẻ cảm xúc?
- Tác giả đã thể hiện những cảm xúc như thế nào về bài thơ?
- Nội dung câu mở đoạn là gì?
- Phần thân đoạn gồm những câu nào và trình bày những nội dung gì?
- Nêu nội dung câu kết đoạn.
Chủ đề bản tin học tập Ngữ văn tháng này của trường em là: “Vẻ đẹp của những bài thơ”. Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn. Hãy thực hiện dự định của mình và gửi đoạn văn đến ban biên tập bản tin.
Định hướng khi viết đoạn văn nêu cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ
Bài tập: Hãy viết một đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc một trong các bài thơ: “Mẹ” (Đỗ Trung Lai), “Ông đồ” (Vũ Đình Liên), “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh).
Trong quá trình viết, cần lưu ý điều gì?
-
A.
Đoạn văn cần có đầy đủ hình thức ba phần Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn
-
B.
Các câu trong đoạn tập trung thể hiện nội dung chính của đoạn.
-
C.
Lựa chọn từ ngữ phù hợp để thể hiện cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
-
D.
Tất cả đáp án trên
Có mấy bước trong quy trình hướng dẫn viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ?
-
A.
2
-
B.
3
-
C.
4
-
D.
5
Yêu cầu đầu tiên khi viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ, năm chữ là gì?
-
A.
Giới thiệu được bài thơ và tác giả, nêu được ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ
-
B.
Diễn tả được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt chú ý tác dụng của thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ
-
C.
Khái quát được cảm xúc về bài thơ
-
D.
Tìm hiểu bối cảnh ra đời bài thơ
Đâu không phải hình thức của một đoạn văn?
-
A.
Do nhiều câu tạo thành
-
B.
Được bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng
-
C.
Do nhiều đoạn tạo thành
-
D.
Kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn