Xác định các từ láy có trong bài thơ Những cánh buồm và tìm nghĩa của chúng.
Đọc kỹ văn bản.
- rực rỡ: dùng để chỉ vẻ đẹp của ánh mặt trời. Mặt trời sớm mai chiếu ánh sáng lấp lánh, vàng rực lên biển xanh. Vẻ đẹp ấy tượng trưng cho tương lai tươi sáng, rộng mở của con.
- lênh khênh: từ láy tượng hình dùng để diễn tả cái bóng cao lớn của cha, qua đó nói lên vai trò che chở, bảo vệ và nâng đỡ để con trưởng thành.
- rả rích: từ láy tượng thanh dùng để tả trận mưa đêm nhưng nó cũng ẩn dụ cho những gì lạnh lẽo, tối tăm đã qua, đối lập với buổi bình minh lộng lẫy hiện tại, cho thấy niềm tin của cha vào tương lai tốt đẹp của con.
- phơi phới: có tác dụng nhấn mạnh niềm vui trào dâng trong lòng người cha khi thấy con tiếp bước mình thực hiện ước mơ.
- trầm ngâm: người cha vừa nhìn phía chân trời vừa suy nghĩ, nghiền ngẫm điều gì.
- thầm thì: tiếng sóng vỗ rì rào nhỏ nhẹ như tiếng người nói nhỏ nhẹ bên tai.
Cách 2- lênh khênh: chỉ sự cao những không vững vàng.
- rả rích: nhiều, không ngớt
- phơi phới: chỉ sự hứng khởi, đón chờ, mong đợi
- trầm ngâm: sự suy tư, suy ngẫm về một việc gì đó.
- thầm thì: chỉ sự khẽ khàng, không phát thành tiếng to
Cách 3Các từ láy có trong bài:
Từ láy |
Nghĩa của từ láy |
Lênh khênh |
Cao quá mức, gây ấn tượng không cân đối, dễ đổ, dễ ngã |
Rả rích |
Từ gợi tả những âm thanh không to, không cao, lặp đi lặp lại đều đều và kéo dài như không dứt |
Phơi phới |
Trạng thái mở rộng, tung bay trước gió |
Trầm ngâm |
Có dáng vẻ đang suy nghĩ, nghiền ngẫm điều gì |
Thầm thì |
Nói thầm với nhau, không để người ngoài nghe thấy |
Các bài tập cùng chuyên đề
Nội dung chính của văn bản Những cánh buồm là gì?
Đọc trước văn bản Những cánh buồm và tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Hoàng Trung Thông.
Nhớ lại những mơ ước của em khi còn nhỏ. Chia sẻ với các bạn về một trong những ước mơ ấy.
Lưu ý các từ ngữ chỉ không gian, thời gian ở hai khổ thơ đầu bài thơ Những cánh buồm
Người cha trong bài thơ Những cánh buồm có những cử chỉ, tâm sự như thế nào?
Dấu chấm lửng trong khổ thơ 4 bài thơ Những cánh buồm này có tác dụng gì?
Em hiểu ý của dòng thơ cuối bài thơ Những cánh buồm là gì?
Chỉ ra đặc điểm hình thức của bài thơ Những cánh buồm thể hiện qua các yếu tố: số tiếng ở các dòng thơ, số dòng ở mỗi khổ thơ, cách hiệp vần,…
Người cha và người con trong bài thơ Những cánh buồm trò chuyện về điều gì? Dựa vào những hình ảnh có trong bài thơ, hãy tưởng tượng và miêu tả lại bằng lời của em về cảnh hai cha con đi dạo và trò chuyện trên bãi biển.
Trong bài thơ Những cánh buồm, hình ảnh “cánh buồm” được nhắc đến mấy lần? Hình ảnh đó tượng trưng cho điều gì?
Qua những câu hỏi, lời nói của mình trong bài thơ Những cánh buồm, người con đã bộc lộ ước mơ gì? Em có nhận xét gì về ước mơ đó?
Ước mơ của người con trong bài thơ Những cánh buồm gợi cho người cha nhớ đến điều gì? Em hãy đóng vai người cha, diễn tả lại những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật này trước lời đề nghị của người con.
Em thích nhất khổ thơ hay hình ảnh nào trong bài thơ Những cánh buồm? Vì sao?
Những dòng thơ nào trong bài thơ Những cánh buồm giúp em biết được bối cảnh của cuộc dạo chơi và trò chuyện của hai cha con?
(1) Ánh Mặt Trời rực rỡ biển xanh
(2) Cát càng mịn, biển càng trong
(3) Cha dắt con đi dưới ánh mặt trời
(4) Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời
(5) Sẽ có cây có cửa có nhà
(6) Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
A. (1) – (4) – (5)
B. (1) – (2) – (3)
C. (2) – (4) – (6)
D. (3) – (5) – (6)
Dòng nào nêu đúng nhất diễn biến tình cảm, thái độ của người cha trong bài thơ Những cánh buồm?
A. Vui tươi – trầm ngâm – nhớ về quá khứ – yêu thương
B. Vui tươi – yêu thương – nhớ về quá khứ – trầm ngâm
C. Vui tươi – yêu thương – trầm ngâm – nhớ về quá khứ
D. Vui tươi – nhớ về quá khứ – yêu thương – trầm ngâm
Trong bài thơ Những cánh buồm, hình ảnh “cánh buồm” được nhắc đến mấy lần? Hình ảnh đó tượng trưng cho điều gì?
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi:
Cha ơi!
Sao xa kia chỉ thấy trời
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?
Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:
Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa
Sẽ có cây có cửa có nhà
Vẫn là đất nước của ta
Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến
a) Trong đoạn thơ trên, tác giả sử dụng dấu câu nào để đánh dấu, báo trước lời nói của nhân vật cha và con?
b) Việc nhắc lại ba lần từ “không thấy” trong dòng thơ: “Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?” có tác dụng gì?
c) Cử chỉ “mỉm cười xoa đầu con nhỏ” cho thấy tình cảm gì của cha dành cho con? Câu trả lời của người cha cho thấy điều gì?
Qua những câu hỏi, lời nói của mình trong bài thơ Những cánh buồm, người con đã bộc lộ ước mơ gì? Em có nhận xét gì về ước mơ đó?
Ước mơ của người con trong Những cánh buồm gợi cho người cha nhớ đến điều gì? Em hãy đóng vai người cha, diễn tả lại những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật này trước lời đề nghị của người con.
Ước mớ, khát vọng lớn nhất của em khi còn nhỏ là gì? Hãy chia sẻ ngắn gọn về ước mơ, khát vọng đó.
Đọc bài thơ Bố đứng nhìn biển cả và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Hãy chỉ ra tình cảm, cảm xúc của người bố trong bài thơ trên. So sánh với tình cảm, cảm xúc của người cha trong bài Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông)
Nhân vật chính trong bài thơ Những cánh buồm là ai?
Trong bài thơ Những cánh buồm, người con đã đề nghị mượn thứ gì để đi khám phá thế giới?
Qua cuộc trò chuyện của hai cha con trong văn bản Những cánh buồm, ta thấy được điều gì?
Hình ảnh những cánh buồm trong bài thơ Những cánh buồm ẩn dụ cho điều gì?
Câu thơ “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/ Để con đi…” trong bài thơ Những cánh buồm thể hiện khát khao khám phá của ai?
Bài thơ Những cánh buồm thể hiện rõ nét nhất tình cảm gì?
Cảnh vật thiên nhiên trong bài thơ Những cánh buồm hiện lên như thế nào?
Bài thơ Những cánh buồm được in năm bao nhiêu?
Nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ Những cánh buồm là gì?