Đề bài

Trả lời Luyện tập trang 85 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em và các bạn hãy thiết kế và thực hiện một hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Phương pháp giải

Thiết kế và thực hiện một hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

(*) Gợi ý: Hoạt động viết bài tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Tăng cường sự tham gia của nhân dân trong hoạt động quản lý nhà nước

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Do đó, chỉ khi nào người dân thực sự đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động quản lý của Nhà nước thì việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền mới thực sự thành công. 

Tuy nhiên, thực tế nhận thấy rằng, sự tham gia của người dân vào quá trình này vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế trong việc tham gia quản lý nhà nước của nhân dân là do:

Trước hết, là từ nhận thức của xã hội, của những người quản lý. Mặc dù hiện nay tư tưởng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân đã được phổ biến trong xã hội, nhưng việc nhận thức đúng về tư tưởng này vẫn còn khoảng cách. Những người quản lý vẫn còn thiếu tin tưởng ở người dân, vẫn coi việc quản lý nhà nước là công việc riêng vốn có của Nhà nước mà không phải là nhiệm vụ của chính nhân dân trong việc quản lý xã hội. Ngược lại, chính người dân cũng coi đó chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước, mà không phải là của mình. Vì lẽ đó, đã làm hạn chế sự tham gia rộng rãi của nhân dân vào hoạt động quản lý nhà nước.

Thứ hai, những quy định pháp lý chưa đủ mạnh và rõ để các cơ quan nhà nước, nhất là các cơ quan đại biểu phải thực hiện các nhiệm vụ mà nhân dân ủy quyền và để nhân dân kiểm soát sự ủy quyền của mình, cũng như để nhân dân tham gia trực tiếp nhiều hơn vào các công việc của Nhà nước. Cơ chế đại biểu phải gắn với cử tri bầu ra mình, cơ chế bắt buộc phải tiếp nhận và phản ánh các ý kiến, nguyện vọng của cử tri, hoặc cơ chế công khai, minh bạch... vẫn còn chưa được quy định đủ rõ, đủ mạnh.

Thứ ba, ảnh hưởng của văn hóa hành chính cũ còn khá nặng. Đã có một thời gian dài ở Việt Nam, bộ máy nhà nước được xây dựng và hoạt động theo cơ chế tập trung, bao cấp. Các cơ quan nhà nước được xây dựng theo một mô hình thống nhất chung, đứng ra làm tất cả mọi việc cho nhân dân theo sự chỉ huy tập trung từ bên trên và đã mang lại nhiều kết quả cho người dân, vì thế nhân dân tin tưởng vào Nhà nước. Nhưng cũng từ thực tế đó, lâu dần đã hình thành nên tâm lý và văn hóa hành chính mà theo đó, các cơ quan, công chức coi việc xây dựng luật pháp, chính sách như là đặc quyền riêng của mình và vì thế các công việc của Nhà nước luôn khép kín, còn nhân dân ỷ lại, coi đó là công việc của Nhà nước, ít có quan tâm chung tới hoạt động của Nhà nước và các chính sách, nếu không có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích cá nhân.

Thứ tư, trình độ dân trí, nhất là trình độ về pháp luật, của người dân còn rất hạn chế. Hiện nay không chỉ kiến thức pháp luật của người dân còn thấp mà sự chấp hành, ý thức, tinh thần pháp luật của người dân không cao. Chính vì vậy, khi tham gia vào các công việc quản lý nhà nước, người dân rất lúng túng.

Thứ năm, việc tổ chức các hình thức, phương thức tham gia của người dân được các cơ quan nhà nước thực hiện cũng chưa thật sự khoa học. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật được tổ chức xin ý kiến của người dân chưa thật sự hướng vào các đối tượng bị điều chỉnh. Việc tiếp thu giải quyết các vấn đề mà nhân dân nêu ra chậm và luôn bị tránh, né làm giảm lòng tin và nhiệt tình của người dân.

Thứ sáu, trình độ sử dụng công nghệ thông tin để tham gia góp ý cho các văn bản pháp luật của nhân dân còn thấp. Sự phổ cập báo chí điện tử mới giới hạn ở các thành phố và một số đối tượng - thường đã là cán bộ, công chức nhà nước.

Để đẩy mạnh sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng luật pháp, chính sách, quản lý của Nhà nước trong thời gian tới, cần phải làm tốt các công việc chủ yếu sau:

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế, có cơ chế huy động người dân tham gia vào quá trình quản lý của Nhà nước. Cần sửa đổi cơ chế bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân sao cho những người được bầu phải gắn bó với người dân, phản ánh được ý chí nguyện vọng của người dân, không còn đại diện chung chung, hình thức. Họ phải chịu sự giám sát của nhân dân, gắn trách nhiệm, lợi ích với sự tín nhiệm của nhân dân, khi không hoàn thành được vai trò đại diện quyền lợi và nguyện vọng của cử tri bầu cho thì họ phải bị bãi miễn. Nói một cách ngắn gọn, để sự tham gia quản lý nhà nước qua các cơ quan đại diện của dân có hiệu quả, cần chuyển các đại biểu được bầu của dân sang chế độ hoạt động chính trị chuyên nghiệp. Tách bạch, không để vai trò lập pháp, đại biểu nhân dân và vai trò hành chính do cùng một cá nhân thực hiện. Mở rộng hình thức quyết định trực tiếp - trưng cầu dân ý, để toàn dân có quyền tham gia vào các công việc trọng đại của đất nước, của địa phương.

- Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước. Đổi mới cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động của các cơ quan nhà nước, mở rộng sự công khai, minh bạch, tạo cơ hội để người dân nắm được các công việc của Nhà nước để tham gia một cách chủ động, thiết thực, có hiệu quả. Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và của công chức trong việc tiếp thu các ý kiến và nguyện vọng của nhân dân.

- Tiếp tục mở rộng và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Mở rộng sự hình thành và tham gia của các hội, tổ chức phi chính phủ trong việc giải quyết các nhu cầu của nhân dân và tích cực tham gia vào công tác quản lý nhà nước. Có các cơ chế và phương thức để phát huy và tiếp nhận được các ý kiến phản biện của nhân dân và của các tổ chức quần chúng.

- Tiếp tục có biện pháp giáo dục nâng cao kiến thức, trình độ, nhất là ý thức chính trị, tinh thần pháp luật của người dân, làm cho người dân tự giác và có ý thức hơn nữa trong việc tham gia vào các công việc xã hội và các hoạt động quản lý nhà nước.

- Nâng cao vai trò của các tổ chức quần chúng trong việc tuyên truyền, giáo dục và tổ chức tham gia của người dân đối với việc xây dựng chính sách, pháp luật.

- Sử dụng tốt hơn các phương tiện thông tin đại chúng. Mở rộng việc sử dụng các báo điện tử trong việc tuyên truyền các chính sách, pháp luật của Nhà nước và thu thập, phản ánh các ý kiến đóng góp, tham gia của nhân dân.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Trả lời Mở đầu trang 81 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy kể một số việc làm thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân. Theo em, học sinh có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội không? Vì sao?

 
Xem lời giải >>
Bài 2 :

Trả lời câu hỏi mục 1a trang 82 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi:

1/ Các chủ thể trong trường hợp 3 và 4 đã thực hiện quyền của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội như thế nào? Theo em, những việc làm đó có ý nghĩa gì đối với mỗi công dân và với xã hội?

2/ Theo em, công dân có các quyền gì trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội? Em hãy nêu một số ví dụ về việc thực hiện tốt các quyền đó trong cuộc sống.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Trả lời câu hỏi mục 1b trang 83 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi:

1/ Em hãy cho biết, các chủ thể trong trường hợp 3 và 4 đã thực hiện nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội như thế nào?

2/ Theo em, công dân có nghĩa vụ gì trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội? Hãy nêu ví dụ về việc thực hiện tốt những nghĩa vụ đó trong cuộc sống.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Trả lời câu hỏi mục 2 trang 84 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi:

1/ Em hãy cho biết, các thông tin, trường hợp trên đề cập đến những hậu quả gì của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

2/ Theo em, hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội sẽ gây nên những hậu quả nào cho người bị vi phạm, người vi phạm, Nhà nước và xã hội?

3/ Hãy chia sẻ về một trường hợp vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội mà em biết và rút ra bài học cho bản thân.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Trả lời Luyện tập 1 trang 85 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy cho biết các ý kiến sau đây đúng hay sai? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Trả lời Luyện tập 2 trang 85 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Hành vi, việc làm của chủ thể dưới đây đã thực hiện đúng hay chưa đúng quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Trả lời Luyện tập 3 trang 85 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy xử lí các tình huống sau:

Nếu là bạn của M, em sẽ làm gì để giúp đỡ bạn thực hiện tốt quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ?


Nếu là X, em sẽ giải thích như thế nào để các bạn trong lớp hiểu việc làm đó là góp phần thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
Xem lời giải >>
Bài 8 :

Trả lời Luyện tập 4 trang 85 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy liệt kê các việc làm của bản thân hoặc của gia đình mình nhằm góp phần thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Em hãy cho biết các hình ảnh sau thể hiện quyền và nghĩa vụ gì của công dân

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Em hãy đọc thông thông tin, trường hợp sau và thực hiện yêu cầu

THÔNG TIN 1

Điều 28 Hiến pháp năm 2013 quy định:

"1. Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.
2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân."
THÔNG TIN 2

- Điều 6 Luật Trưng cầu ý dân năm 2015 quy định:

“Quốc hội xem xét, quyết định trưng cầu ý dân về các vấn đề sau đây: 1. Toàn  ăn Hiến pháp hoặc một số nội dung quan trọng của Hiến pháp;

2. Vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của quốc gia;

3. Vấn đề đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước;

4. Vấn đề đặc biệt quan trọng khác của đất nước."

- Theo điểm b khoản 2 Điều 76 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định Quốc hội "tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo luật theo quyết định của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (nếu có)" trong thời gian giữa kì họp thứ nhất và kì họp thứ hai.

THÔNG TIN 3

Theo Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; các công việc ở xã, phường, thị trấn gồm:

Những nội dung công khai để nhân dân biết: kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán, quyết toán ngân sách hằng năm; dự án, công trình đầu tư trên địa bàn cấp xã; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết trên địa bàn; nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức cấp xã; đối tượng, mức thu các loại phí, lệ phí; các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính do chính quyền cấp xã trực tiếp thực hiện....
- Những nội dung nhân dân bàn và quyết định: chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng; hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố;...
Những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định: dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của cấp xã; dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở địa phương; dự thảo kế hoạch triển khai các chương trình, dự án trên địa bàn cấp xã...

- Những nội dung nhân dân giám sát: hoạt động của chính quyền xã; dự toán và quyết toán ngân sách xã; việc thu các loại quỹ, lệ phí; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân tại địa phương....

Trường hợp

Xã A tổ chức cuộc họp để lấy ý kiến của nhân dân về phương án dự kiến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án nâng cấp kênh tiêu. Tham dự cuộc họp, anh B tham gia đóng góp ý kiến sôi nổi, đưa ra được nhiều ý kiến phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và quy định của pháp luật.

- Em hãy cho biết nội dung quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội qua các thông tin trên.

- Cho biết xã A, anh B có thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội không. Giải thích vì sao.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Em hãy đọc trường hợp sau và thực hiện yêu cầu

Uỷ ban nhân dân huyện T nhận được đơn tố cáo của người dân đối với một số cán bộ xã P về việc tự ý thu tiền xây dựng nông thôn mới. Kết quả kiểm tra cho thấy các cán bộ này đã tự ý thu 300 triệu đồng từ các hộ dân mà không có chủ trương của xã, vi phạm các quy định và cách thức huy động tiền đóng góp của người dân. Uỷ ban nhân dân xã P đã tiến hành kiểm điểm và xử lí kỉ luật đối với các cán bộ này do có hành vi vi phạm quy chế dân chủ ở cơ sở.

Chỉ ra những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở trường hợp trên, cho biết hậu quả của những hành vi này.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Em hãy đọc thông tin, trường hợp sau và thực hiện yêu cầu

THÔNG TIN

Năm 2012, Quốc hội tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Sự kiện này được người dân cả nước quan tâm, hưởng ứng. Nhiều tầng lớp nhân dân đã tham gia đóng góp ý kiến rất công phu, tâm huyết về cả nội dung (cụ thể từng chương, từng điều) lẫn từ ngữ, bố cục,... Nhiều ý kiến có sức thuyết phục cao, góp phần giúp Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trong việc hoàn thiện Hiến pháp được hợp lí, khoa học hơn. Điều này vừa là quyền vừa là sự thể hiện trách nhiệm của nhân dân đối với những việc trọng đại của đất nước.

Theo em, việc tham gia góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có phải là thực hiện quyền công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội không? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi

Trường hợp 1

Thôn A tổ chức cuộc họp để thông báo với người dân về chính sách cho vay vốn. Ông H không quan tâm nhiều đến hoạt động của địa phương nên khi nhận được thông báo ông đã không tham gia. Tuy nhiên, vợ ông H vẫn sắp xếp đến để tham dự cuộc họp. Nhờ vậy, gia đình ông H đã hiểu được chính sách ưu đãi của Nhà nước và tiến hành các thủ tục để vay vốn và được giải quyết nhanh chóng, minh bạch theo đúng quy định.

Trường hợp 2

Thời gian qua, Uỷ ban nhân dân phường D đã thực hiện tốt các nội dung công khai để dân biết theo Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Uỷ ban dân dân phường đã niêm yết công khai các thủ tục hành chính trên nhiều lĩnh vực mà nhân dân thường xuyên liên hệ giải quyết; đối tượng, mức thu các loại phí, lệ phí; đặt hòm thư tại trụ sở để nhân dân góp ý;... Điều này mang lại hiệu quả trong việc triển khai thông tin đến người dân. Nhờ đó, người dân thường xuyên đến trụ sở Uỷ ban nhân dân để theo dõi, nắm bắt thông tin cần thiết.

Em có nhận xét gì về hành vi của nhân vật, Uỷ ban nhân dân phường D trong các trường hợp trên?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Em hãy cho biết hành vi nào dưới đây thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội, giải thích vì sao.

a. Bà G tham gia biểu quyết bầu trưởng thôn.

b. Người dân xã B giám sát việc thu các loại quỹ, lệ phí của xã.

c. Cô A tham gia đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Luật Đất đai.

d. Người dân ở Khu dân cư K tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.

e. Anh C yêu cầu Uỷ ban nhân dân xã giải quyết đăng kí khai sinh cho con mình.

g. Học sinh Trường Trung học phổ thông D tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Em hãy chỉ ra hậu quả của những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội trong các trường hợp sau:

a. Uỷ ban nhân dân thị trấn N không công khai thông tin về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai để người dân giám sát theo quy định pháp luật. Việc làm này gây bức xúc trong nhân dân, dẫn đến khiếu nại vượt cấp kéo dài, ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước về đất đai.

b. Uỷ ban nhân dân phường Y đã không kịp thời tiếp nhận thông tin, ý kiến đóng góp của nhân dân trên địa bàn về quản lí an ninh trật tự. Việc làm này dẫn đến dư luận không tốt trong nhân dân, ảnh hưởng đến đời sống của người dân trên địa bàn.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Em hãy đọc các trường hợp sau và đánh giá hành vi thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

a. Ông P và một số cán bộ hưu trí sinh sống tại quận H luôn quan tâm đến công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Khi có hội nghị lấy ý kiến người dân về dự thảo luật, ông đã tích cực tham gia góp ý kiến. Tuy nhiên, bạn ông P cho rằng, đây không phải là trách nhiệm của mình nên không quan tâm.

b. Hệ thống đèn chiếu sáng trên nhiều trục đường ở xã M còn thưa thớt nên ở đây thường xảy ra tai nạn giao thông. Vì thế, xã có chủ trương huy động người dân đóng góp kinh phí để lắp đặt thêm hệ thống đèn trên các trục đường này. Xã M đã lên kế hoạch triển khai công việc và tổ chức họp lấy ý kiến của người dân. Tại cuộc họp, các vấn đề liên quan được đưa ra bàn bạc công khai, dân chủ nên nhận được sự đồng thuận cao. Do đó, chỉ trong vòng một tuần, hệ thống đèn đường đã được chiếu sáng hiệu quả, an toàn.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Em hãy đóng vai xử lí tình huống sau:

Để thực hiện dự án xây dựng cầu bắc qua suối ở thôn C, xã A đã quyết định trích ngân sách địa phương để hỗ trợ người dân trong thôn 50% kinh phí, số còn lại chính quyền xã dự định huy động người dân đóng góp. Thôn C đã thông báo về việc tổ chức cuộc họp với mong muốn mọi người thảo luận và cho ý kiến về mức đóng góp kinh phí. Bác M rất hào hứng với thông tin trên nên từ sớm, bác đã sang nhà anh V để đi cùng anh. Nhưng anh V từ chối vì cho rằng xã đã có quyết định, nếu mọi người đến thì cũng không giải quyết được gì.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Em hãy sưu tầm về một tấm gương thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội, sau đó, chia sẻ trước lớp.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 91 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Em hãy chia sẻ một số hoạt động mà nhân dân tham gia đóng góp xây dựng và phát triển địa phương. Theo em, trong các hoạt động đó, hoạt động nào là tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Trả lời câu hỏi mục 1 trang 93 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Em hãy đọc thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi

a. Từ các thông tin trên, em hãy xác định một số nội dung quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

b. Căn cứ vào các thông tin trên, em hãy nhận xét việc thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở trường hợp 1, 2, 3.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Trả lời câu hỏi mục 2 trang 94 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Em hãy đọc trường hợp và trả lời câu hỏi

a. Đọc thông tin và nêu ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện trong thông tin đó.

b. Nêu ví dụ về những giá trị mà quyền bình đẳng giữa các dân tộc mang lại cho cá nhân và xã hội.

c. Hãy chia sẻ hậu quả hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước, xã hội mà em biết.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 94 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều 

Nội dung nào sau đây không thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 95 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Hành vi nào sau đây là thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 95 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Theo em, hậu quả của những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở những trường hợp dưới đây là gì?

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Trả lời câu hỏi Luyện tập 4 trang 95 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

a. Em hãy nhận xét hành vi của T và ý kiến của P.

b. Nếu là T, em sẽ làm gì để giúp P hiểu được quyền và nghĩa vụ của bản thân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Trả lời câu hỏi Luyện tập 5 trang 96 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều


a. Em hãy nhận xét hành vi của lãnh đạo xã A, anh Q và mọi người trong thôn.

b. Theo em, xã của anh Q nên làm gì để mọi người trong thôn thực hiện được quyền của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Trả lời câu hỏi Luyện tập 6 trang 96 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều


Theo em, việc phản ảnh về hành vi chưa thực hành tiết kiệm, gây lãng phí của ông D với Uỷ ban nhân dân xã là thực hiện nội dung nào của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Trả lời câu hỏi Vận dụng 1 trang 96 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Em hãy viết một bài tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội và chia sẻ với mọi người.

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 96 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Em hãy kể về một trường hợp công dân tích cực thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, từ đó liên hệ đến bản thân.

Xem lời giải >>