Đề bài

Chỉ ra những điểm giống và khác nhau trong hội thi thổi cơm của các địa phương được nói tới trong văn bản Hội thi thổi cơm.

Phương pháp giải

Đọc kĩ các phần thi thổi cơm của các địa phương và so sánh

Lời giải của GV Loigiaihay.com

 

Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm (Từ Liêm – Hà Nội)

Thi nấu cơm ở hội làng Chuông (Hà Nội)

Thi nấu cơm ở hội Từ Trọng (Hoằng Hóa – Thanh Hóa)

Thi nấu cơm ở hội Hành Thiện (Nam Định)

Giống nhau

- Nấu cơm trong điều kiện khó khăn

- Đội nào thổi cơm chín dẻo, ngon, xong trước thì thắng cuộc

Khác nhau

- Địa điểm: Từ Liêm - Hà Nội

- Nguồn gốc: diễn lại tích của Phan Tây Nhạc.

- Thể lệ, cách thức: mỗi nhóm 10 người tự xay thóc giã gạo nấu cơm. Đội nào nấu được cơm chín ngon trước là thắng, cơm dùng để cúng thần.

 - Địa điểm: làng Chuông (Hà Nội)

 

- Thể lệ, cách thức: chia ra làm cuộc thi của nam và cuộc thi của nữ. 

 - Địa điểm: Hoằng Hóa – Thanh Hóa

 

- Thể lệ, cách thức: nấu cơm trên thuyền.

 - Địa điểm: Nam Định

 

- Thể lệ, cách thức: cuộc thi dành cho nam, mỗi đội 2 người, nấu cơm trong thời gian một tuần hương.

Cách 2

* Giống nhau

- Người tham gia đều phải thực hiện các thử thách

- Người thắng cuộc là người nấu được cơm nhanh nhất và ngon nhất

* Khác nhau

Hội thi

Tiêu chí

Thi nấu cơm ở hội Thị Cẩm

Thi nấu cơm ở hội làng Chuông

Thi nấu cơm ở hội Từ Trọng

Thi nấu cơm ở hội Hành Thiện

Nơi diễn ra

- Từ Liêm - Hà Nội và trên mặt đất

- Hà Nội, nam trên thuyền, nữ trong một vòng tròn

- Thanh Hóa, trên thuyền thúng

- Nam Định và trên mặt đất

Đối tượng

Nam và nữ

Nam và nữ

Nam và nữ

Chỉ có nam

Thử thách

- Có phần thi giã gạo

- Nữ cõng con và giữ con cóc trong vòng tròn, nam bơi thuyền khi nấu cơm

- Ngồi trên thuyền bồng bềnh

- Nồi cơm treo trên ngọn tre

Cách 3

a. Giống nhau:

  • Người chơi phải nấu cơm trong điều kiện mang tính thử thách.
    Cơm chín, dẻo và ngon sẽ dành chiến thắng.

b. Khác nhau:

- Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm:

  • Địa điểm: Từ Liêm - Hà Nội
  • Nguồn gốc: diễn lại tích của Phan Tây Nhạc.
  • Thể lệ, cách thức: mỗi nhóm 10 người tự xay thóc giã gạo nấu cơm. Đội nào nấu được cơm chín ngon trước là thắng, cơm dùng để cúng thần.

- Thi nấu cơm ở hội làng Chuông:

  • Địa điểm: làng Chuông (Hà Nội)
  • Thể lệ, cách thức: chia ra làm cuộc thi của nam và cuộc thi của nữ.

- Thi nấu cơm ở hội Từ Trọng:

  • Địa điểm: Hoằng Hóa - Thanh Hóa
  • Thể lệ, cách thức: nấu cơm trên thuyền.

- Thi nấu cơm ở hội Hành Thiện

  • Địa điểm: Nam Định
  • Thể lệ, cách thức: cuộc thi dành cho nam, mỗi đội 2 người, nấu cơm trong thời gian một tuần hương.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 : Nội dung chính văn bản Hội thi thổi cơm là gì?
Xem lời giải >>
Bài 2 :

Đọc trước văn bản Hội thi thổi cơm; tìm hiểu thêm thông tin (qua sách, báo, Internet, thực tế,...) về các hội thi dân gian khác trong đời sống

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Kể tên một số hội thi dân gian và hiện đại mà em biết. Tìm hiểu tại sao lại phải có quy tắc, luật lệ trong các hội thi, trò chơi

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Tại sao đoạn mở đầu văn bản Hội thi thổi cơm được in đậm? Nội dung chính của đoạn này là gì?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Bức ảnh trong văn bản Hội thi thổi cơm minh họa cho nội dung gì?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Địa điểm hội thi ở Từ Trọng trong văn bản Hội thi thổi cơm có gì đặc biệt?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Người dự thi và cách thi ở Hành Thiện được nhắc trong văn bản Hội thi thổi cơm có gì đặc biệt?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Chỉ ra bố cục của văn bản Hội thi thổi cơm. Mỗi phần của văn bản cung cấp cho người đọc thông tin gì? Theo em, thông tin nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Các thông tin trong văn bản Hội thi thổi cơm được sắp xếp theo trật tự nào? (Gợi ý: trật tự thời gian, quan hệ nguyên nhân - kết quả, mức độ quan trọng hoặc các đối tượng được phân loại). Cách sắp xếp thông tin đó tạo ra hiệu quả như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Mục đích của văn bản Hội thi thổi cơm là gì? Phân tích một số nội dung cụ thể trong văn bản để thấy người viết đã đạt được mục đích đó.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Văn bản Hội thi thổi cơm giúp em hiểu thêm điều gì về hội thi thổi cơm? Hãy chỉ ra luật thi và cách thi thổi cơm của một địa phương được nêu trong văn bản mà em thấy thú vị.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Văn bản Hội thi thổi cơm chỉ có một ảnh minh họa. Nếu vẽ minh họa thêm cho bài viết, em sẽ chọn nội dung nào? Vì sao em lại chọn nội dung đó để vẽ?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Chọn ý trả lời đúng cho câu hỏi: “Tại sao văn bản Hội thi thổi cơm là một văn bản thông tin?”:

A. Vì văn bản đã giới thiệu các quy định của trò chơi dân gian thi nấu cơm

B. Vì văn bản đã so sánh các quy định của trò chơi dân gian thi nấu cơm

C. Vì văn bản đã phát biểu những cảm xúc về trò chơi dân gian thi nấu cơm

D. Vì văn bản đã nêu lên nhận xét, đánh giá về trò chơi dân gian thi nấu cơm

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Các thông tin trong văn bản Hội thi thổi cơm được sắp xếp theo trật tự nào? (Gợi ý: trật tự thời gian, quan hệ nguyên nhân — kết quả, mức độ quan trọng hoặc các đối tượng được phân loại). Cách sắp xếp thông tin đó tạo ra hiệu quả như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau trong hội thị thổi cơm của các địa phương được nói tới trong văn bản.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Mục đích của văn bản Hội thi thôi cơm là gì? Phân tích một số nội dung cụ thể trong văn bản để thấy người viết đã đạt được mục đích đó.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“CÁCH CHƠI NÉM CÒN

Trò chơi ném còn có hai cách thức tiến hành chơi: “còn vòng” và “còn xai”

Cách chơi ném còn vòng

- Tiến hành chia đội chơi ném còn, có thể chia hai đội nam hoặc nữ, hoặc hai đội so le nam, nữ với số lượng người như nhau. Ban tổ chức quy định vị trí đứng cho mỗi đội.

- Khi có tín hiệu bắt đầu trò chơi, trong thời gian quy định, các đội chơi sẽ tiến hành ném còn qua vòng còn. Người chơi cầm gần cuối đoạn dây vải, quay quả còn vài vòng theo chiều kim đồng hồ rồi mới tung lên, quả còn bay lọt qua vòng tròn được tính một điểm.

- Ban trọng tài theo dõi thời gian, người phạm lỗi và tính điểm cho mỗi đội. Đội chơi khi kết thúc lượt chơi với thời gian quy định mà có điểm cao hơn là đội chiến thắng. Ngoài ra, có thể tổ chức ném còn vòng tự do, không chia đội, người chơi nào ném được qua vòng còn là thắng cuộc và được xem như là người sẽ có nhiều may mắn.

Cách chơi ném còn xai

– Đây thực chất là một hình thức giao duyên, trong đó, thanh niên nam, nữ chưa vợ, chưa chồng được chia làm hai hàng. Nam đứng một bên, nữ đứng một bên. Lúc đầu, những người chơi có thể tung còn đại trà, bên tung bên đón. Về sau, cặp nào có “tình ý” với nhau thì tự khắc ném còn cho nhau.

– Nếu ai bắt trượt, làm quả còn rơi xuống đất sẽ phải có quà tặng cho người tung, thường là chiếc khăn piêu, vòng bạc,..”.

(Theo thuthuatchoi.com)

a) Nội dung chính của văn bản trên là gì?

b) Vì sao văn bản trên được coi là văn bản thông tin?

c) Quy định về cách chơi ném còn vòng khác ném còn xai như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Điểm chung của các hội thi thổi cơm được nhắc đến trong văn bản Hội thi thổi cơm là gì?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Hội thi nấu cơm ở hội Hành Thiện (Nam Định) được nhắc đến trong văn bản Hội thi thổi cơm có gì đặc biệt?

Xem lời giải >>