Đề bài

Vận dụng 2 (trang 50, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Xây dựng tiểu phẩm để tuyên truyền, vận động người thân, bạn bè chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về quản lí vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

Phương pháp giải

Em có thể lên mạng để tìm hiểu và diễn cùng với các bạn trong lớp

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Tham khảo: tiểu phẩm “BA ƠI, ĐỪNG ĐI!”

I. Phân vai:

- Bé Tình

- Bà Thương: mẹ bé Tình

- Ông Mến: bố bé Tình

- Chú Hải - hàng xóm gia đình Tình

II. Nội dung tiểu phẩm:

Bà Thương: Chà! Răng mấy ngày nay động trời đau lưng hè (kết hợp đấm lưng mặt nhăn nhó) đau ri thì mần được chi để có tiền đây. Ôi, sắp hết học kì 1 rồi mà chưa có tiền nộp học phí cho con, biết mần răng đây trời! Ông Mến ơi, làm chi sau nương rứa, vô đây tui nói cấy.

Ông Mến: Mạ mi kêu chi rứa, chờ tui trồng xong vạt khoai cấy đã.

Bà Thương: Vô đây tui nói cấy ni chút rồi ra trồng tiếp.

Ông Mến: Mạ mi rộn đi tê, tui vô đây rồi.

Bà Thương: Ba mi ngồi xuống đây, ngồi xuống tui nói: Ông nì, sắp hết kì 2 rồi mà chưa có tiền nộp tiền học cho con nơi, ba mi coi cố tìm việc chi mà mần lấy tiền nộp cho con đi, tui chộ trong xóm đứa mô cũng nộp rồi, chỉ còn chắc con miềng chưa nộp thôi.

Ông Mến: Mạ mi tưởng tui không lo à. Mấy ngày ni, ngày mô tui cũng chạy đôn chạy đáo đi tìm việc, mạ mi tưởng kiếm việc làm ra tiền dễ lắm à.

Bé Tình (vừa đi học về vừa khóc)

Bà Thương: Răng mà con khóc ? đứa mô đập con à?

Bé Tình: Mẹ ơi lớp con bạn nào cũng nộp học phí rồi, chỉ con chưa nộp thôi (khóc) Mẹ ...mẹ cho con tiền nộp đi.

Bà Thương: Thôi đừng khóc nữa con, nín đi từ từ mẹ tính, (quay sang nói với ông Mến) tui nói với ba mi rồi tui thì hay đau ốm, ba mi cố đi tìm việc làm có tiền nộp cho con đi, còn thuốc thang cho tui nữa chơ.

Ông Mến: Mạ mi lúc mô cũng rộn ràng, tui cũng đang bực mình đây

Chú Hải: Ba con Tình có ở nhà không?

Ông Mến: Chú Hải đến chơi đó à.

Bà Thương: Chú ngồi chơi nghe, tui đi nấu cơm đã!

Chú Hải: Này, cả nhà răng mà buồn rứa?

Ông Mến: Mời chú ngồi chơi

Bé Tình: Cháu mời chú uống nước

Ông Mến: Chú Hải, sự việc là như thế này: sắp hết kì 2 rồi mà con Na chưa có tiền nộp cho nhà trường, mà lại mấy tháng ni, tui không có việc làm, chú có việc chi giúp tui với, việc chi cũng được miễn là có tiền thôi.

Chú Hải: Cấy chi chớ cấy nớ thì quá dễ, ngày mai tui với anh vô trong Khe Lòn rà sắt, chắc chắn sẽ có tiền nộp cho cháu. Không khéo trúng mánh thì dư nữa chớ.

Ông Mến: Thiệt không chú?

Chú Hải: Thiệt chứ răng không. Rứa bác không biết Khe Lòn của huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị là chiến trường xưa à? Nếu nơi đó họ rà hết rồi thì miềng đi thẳng vô rừng sâu.

Bà Thương: Ôi thôi thôi thôi thôi....Kiếm việc chi chớ việc đó tui sợ lắm, nguy hiểm tính mạng, lỡ không may có chuyện chi thì mạ con tui mần răng sống nổi.

Ông Mến: Mạ mi nói rứa thì ai cũng rủi hết à?

Bé Tình: Ba ơi! Mẹ nói đúng đó, rà phá bom mìn rất nguy hiểm. Ba và chú Hải không nên đi, vì con thấy ở xóm dưới cách đây 2 năm có người đi rà sắt bị chết đó.

Chú Hải: Cấy con ni còn nhỏ mà biết nhiều rứa.

Bé Tình: Vì những điều đó cháu học ở trường rồi mà chú.

Ông Mến: Mi con nít biết chi mà nói, chú Hải đây nì (chỉ vào chú Hải) đi rà sắt lâu ni có bị răng mô nờ, mấy người khác bị là do họ dại, còn tau đi với chú Hải có nhiều kinh nghiệm rồi sợ chi.

Bà Thương: Ừ, con Na nói đúng đó, tui đi họp phụ nữ cũng nghe họ truyền thông về phòng chống bom mìn rất nhiều, nghe chết chóc tui sợ lắm, thôi ba mi và chú Hải không nên đi nữa.

Chú Hải: Bác với cháu nói vậy nghe cũng có lý. Tui đi rà sắt nhiều khi tui nghĩ dài dại, lỡ có mệnh hệ chi thì vợ con khổ lắm, thôi thì ngày mai tui với chú đi tìm việc khác…Hay là…Sang chú Dậu xin đi phụ thợ với chú, mỗi ngày tề tệ cũng một, hai trăm ngàn, tuy nặng nhọc nhưng mà an toàn.

Bà Thương: Ờ nếu mà được rứa thì tui mừng.

Ông Mến: Ừ thì miềng quyết định rứa hi, ăn chắc mặc bền cho rồi. E tui với chú về nhà chú Dậu chừ luôn, kẻo mai chú đi làm sớm không gặp được.

Chú Hải: Dạ, nhưng trước khi đi em có ý kiến này: Chúng ta nên tuyên truyền, thuyết phục mọi người bỏ nghề rà phế liệu và Hãy tránh xa bom mìn!

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Mở đầu (trang 46, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Quan sát hình 7.1 và cho biết: Hình ảnh thể hiện hành động gì của công dân?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Khám phá 1 (trang 47, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Kể tên các loại vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ mà em biết.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Khám phá 2 (trang 48, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Nêu quy định về việc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lí, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Khám phá 3.1 (trang 49, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Khi nhặt, nhìn thấy các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ thì phải thông báo hoặc mang đến cơ quan nào?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Khám phá 3.2 (trang 49, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Pháp luật quy định như thế nào về xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật về quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Khám phá 4.1 (trang 50, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Công dân có trách nhiệm gì trong thực hiện các quy định về quản lí vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Khám phá 4.2 (trang 50, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Khi phát hiện một người có hành vi tàng trữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, em sẽ làm gì?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Luyện tập 1 (trang 50, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Cho biết một số cơ quan, tổ chức được pháp luật cho phép sử dụng vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ khi thực hiện nhiệm vụ

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Luyện tập 2 (trang 50, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Pháp luật về quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ quy định những hành vi nào bị nghiêm cấm? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Vận dụng 1 (trang 50, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Sưu tầm hình ảnh về vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Mở đầu (trang 48, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Bạn A nói: “Công dân có thể tàng trữ loại vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công để phòng vệ, luyện tập thể thao”. Em có đồng ý với A không? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Khám phá 1 (trang 48, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Vũ khí là gì?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Khám phá 2 (trang 48, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Thế nào là vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thể thao, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Khám phá 3 (trang 49, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Việc quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ phải tuân thủ nguyên tắc nào?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Khám phá 4 (trang 50, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Việc trang bị, sử dụng và tiếp nhận, thu gom vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ được quy định như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Khám phá 5 (trang 51, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Khám phá 6 (trang 52, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Các hành vi vi phạm pháp luật về quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ bị xử lí như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Khám phá 7 (trang 53, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Công dân có trách nhiệm gì trong thực hiện pháp luật về quản lí sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Luyện tập 1 (trang 49, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Em hãy nhận xét các ý kiến sau và nêu ý kiến của mình:

- Bạn A: Vũ khí thô sơ là vũ khí được chế tạo thủ công hoặc công nghiệp

- Bạn B: Vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lí hoạt động đơn giản

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Luyện tập 2 (trang 50, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Bạn Trường: “Vũ khí quân dụng có thể được sử dụng để săn bắn, luyện tập, thi đấu thể thao”. Em có đồng ý với bạn Trường không? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Luyện tập 3 (trang 51, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Em hãy nhận xét các ý kiến sau và nêu ý kiến của mình:

- Bạn A: Cho mượn nỏ gia bảo đã được cấp Giấy xác nhận khai báo vũ khí thô sơ là việc làm hợp pháp.

- Bạn B: Vận động viên được phép tự chế côn nhị khúc để tập võ thuật ở nhà

- Bạn C: Sử dụng thuốc nổ để đánh cá chỉ ở ao, hồ nhà mình quản lí thì không vi phạm pháp luật

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Luyện tập 4 (trang 52, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Em hãy nhận xét ý định của các bạn trong các tình huống sau và nêu ý kiến của mình:

- Khi lên mạng internet tìm kiếm thông tin, Minh vô tình phát hiện một trang web có nội dung hướng dẫn chế tạo thuốc nổ. Minh định rủ mấy bạn cùng lớp làm theo.

- Thành định rủ Tiến sau buổi học sẽ vào rừng tìm kiếm đạn, mảnh bom,... mang về bán phế liệu lấy tiền giúp đỡ bố mẹ.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Luyện tập 5 (trang 52, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Khi đến nhà Sìn chơi, Thào nhìn thấy một khẩu súng kíp. Sìn kể đó là khẩu súng bố Sìn tự chế tạo để săn bắn trước đây, nay súng đã bị hỏng nên chỉ treo trên tường. Nếu là Thào, em sẽ xử trí như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Luyện tập 6 (trang 53, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Là học sinh, em đã làm gì để góp phần thực hiện quy định của pháp luật về quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ?

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Vận dụng (trang 53, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Em hãy chuẩn bị và trình bày trước lớp phương án tuyên truyền, vận động người thân không tàng trữ, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái pháp luật.

Xem lời giải >>